Chữ người tử tù

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nhã Phong
Xem chi tiết
☆Châuuu~~~(๑╹ω╹๑ )☆
30 tháng 12 2021 lúc 13:19

Tham khảo

 

Giá trị nội dung

- Qua truyện ngắn Nguyễn Tuân đã khắc họa thành công hình tượng Huấn Cao- môt con người tài hoa, có cái tâm trong sáng và khí phách hiên ngang bất khuất. Qua đó nhà văn thể hiện quan niệm về cái đẹp, khẳng định sự bất tử của cái đẹp và bộc lộ thầm kín tấm lòng yêu nước

5. Giá trị nghệ thuật

- Tác phẩm thể hiện tài năng độc đáo của Nguyễn Tuân trong việc tạo dựng tình huống truyện độc đáo; trong nghệ thuật dựng cảnh, khắc họa tính cách nhân vật, tạo không khí cổ kính, trang trọng; trong việc sử dụng thủ pháp đối lập và ngôn ngữ giàu tính tạo hình

III. Dàn ý phân tích Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân)

1. Nghệ thuật thư pháp

- Có truyền thống lâu đời ở phương Đông

- Ở Việt Nam , thời phong kiến thư pháp khá phát triển

- Là nét đẹp trong truyền thống văn hóa người Việt thể hiện tài hoa, tâm hồn, nết người, bản lĩnh,... của người viết

  

- Người chơi chữ phải có trình độ văn hóa và khiếu thẩm mĩ, biết thưởng thức cái đẹp của chữ, cái sâu của nghĩa

2. Tình huống truyện đặc biệt

- Huấn Cao- một tử tù chờ ngày ra pháp trường và viên quản ngục tình cờ gặp nhau hiểu lầm nhau và rồi trở thành tri âm tri kỉ trong một hoàn cảnh đặc biệt: nhà lao tỉnh Sơn nơi quản ngục làm việc

 

- Chính tình huống đặc biệt đôc đáo này đã làm nổi bật vẻ đẹp hình tượng Huấn Cao, làm sáng tỏ tấm lòng biệt nhỡn liên tài của quản ngục đồng thời thể hiện sâu sắc chủ đề tác phẩm: ca ngợi cái đẹp, cái thiện có thể chiến thắng cái xấu cái ác ngay ở trong nơi bóng tối bao trùm, cái ác ngự trị

  

- Bút pháp lãng mạn, lí tưởng hóa được sử dụng thành công

3. Vẻ đẹp các nhân vật

a. Hình tượng nhân vật Huấn Cao

♦ Huấn Cao là người nghệ sĩ tài hoa

- Là người có tài viết chữ rất nhanh, rất đẹp. Hơn thế mỗi con chữ của Huấn Cao còn chứa đựng khát vọng, hoài bão tung hoành cả đời người

- Có được chữ ông Huấn là có được báu vật ở đời

⇒ Ca ngợi nét tài hoa của Huấn Cao, Nguyễn Tuân đã thể hiện tư tưởng nghệ thuật của mình: kính trọng những con người tài hoa tài tử, trân trọng nghệ thuật thư pháp cổ truyền của dân tộc

♦ Khí phách hiên ngang

- Thể hiện rõ nét qua các hành động: dỗ gông, thảm nhiên nhận rượu thịt

- Trong mọi hoàn cảnh khí phách hiên ngang ấy vẫn không thay đổi

♦ Thiên lương trong sáng, nhân cách cao cả

- Quan niệm cho chữ: trừ chỗ tri kỉ ngoài ra không vì vàng bạc châu báu mà cho chữ

- Đối với quản ngục:

   + khi chưa hiểu tấm lòng quản ngục Huấn Cao cho hắn là kẻ tiểu nhân tỏ ra khinh biệt

   + khi nhận ra tấm lòng quản ngục Huấn Cao không những cho chữ mà còn coi quản ngục là tri âm tri kỉ

  

⇒ Huấn Cao là hình tượng có vẻ đẹp uy nghi giữa tài và tâm của người nghệ sĩ, của bậc anh hùng tuy thất thế nhưng vẫn hiên ngang lẫn liệt

b. Hình tượng nhân vật quản ngục

- Một tấm lòng biệt nhỡn liên tài

- Có sở thích cao quý chơi chữ

c. Cảnh cho chữ: Cảnh tượng xưa nay chưa từng có

- Không gian: ngục tối ẩm ướt, bẩn thỉu

- Thời gian: đêm khuya

- Dấu hiệu:

   + người cho chữ là tử tù, người xin chữ là quản ngục

   + người cho chữ mất tự do cổ đeo gông chân vướng xiềng trong khi quản ngục- người xin chữ khúm núm bị động

   + tử tù lại là người khuyên quản ngục 

- Sự hoán đổi ngôi vị

   + ý nghĩa lời khuyên của Huấn Cao: cái đẹp có thể sản sinh ở nơi đất chết, nơi tội ác ngự trị nhưng không thể sống chung với cái xấu cái ác. Người ta chỉ xứng đáng được thưởng thức cái đẹp khi giữ được thiên lương

   + tác dụng: cảm hóa con người

⇒ Điều lạ lùng ở đây không chỉ là thú chơi chữ tao nhã, thanh cao được thể hiện ở nơi tối tăm bẩn thỉu, người trổ tài là kẻ tử tù mà đặc biệt hơn là trong chốn lao tù tối tăm ấy cảnh cho chữ là sự thăng hoa của cái tài, cái đẹp, người tử tù sắp chết lại cảm hóa được người coi tù. Chính những điều này đã tạo nên hào quang rực rỡ, bất tử cho hình tượng Huấn Cao

4. Nghệ thuật

- Xây dựng hình tượng nhân vật qua tình huống truyện éo le, oái oăm đầy kịch tính

- Khai thác triệt để bút pháp lãng mạn, nghệ thuật tương phản để lí tưởng hóa vẻ đẹp nhân vạt đến mức phi thường

 

- Ngôn từ cổ kính trang trọng giàu chất tạo hình, gợi cảm

Nhã Phong
Xem chi tiết
Nguyễn Hà Giang
4 tháng 12 2021 lúc 13:36

Tham khảo!

 

Theo em cảm nhận thì ở đoạn cuối của truyện người tử tù,ở đoạn miêu tả "một cảnh tượng xưa nay chưa từng có" không khỏi làm em ngỡ ngàng và cảm thấy lạ lùng,bởi vì chưa từng có trò chơi chữ nghĩa thanh tao có phần đài các lại không diễn ra trong thư phòng, thư sảnh, mà lại diễn ra nơi ngục tối chật hẹp, bẩn thỉu, hôi hám như vậy.Rồi còn cả cảnh tượng lạ lùng khi mà tên tử tù cho chữ thì nổi bật lên uy nghi lộng lẫy, còn viên quản ngục và thơ lại, những kẻ đại diện cho xã hội đương thời thì lại khúm núm run rẩy và nhỏ bé đến không ngờ.

   Và điiều đó làm cho em  thấy rằng trong nhà tù tăm tối, hiện thân cho cái ác, cái tàn bạo đó, cái đáng sợ đó vốn dĩ chẳng phải làcái ác, cái xấu đang thống trị mà chính cái đẹp đẽ , cái dũng cảm , cái thiện, cái cao cả đang làm chủ. Trong  cảnh cho chữ đặc sắc này, cái nhà ngục tăm tối bỗng nhiên đã trở nên sụp đổ, bởi vì không còn kẻ phạm tội tử tù, không có quản ngục và thơ lại nữa.Mà chỉ có người nghệ sĩ tài hoa đang sáng tạo cái đẹp trước đôi mắt ngưỡng mộ sùng kính của những kẻ khác.Và  tất cả chúng  đều thấm đẫm ánh sáng thuần khiết của cái đẹp, cái đẹp của sự thiệ lương  và khí phách. Cũng với cảnh này, người tử tù đang đi vào cõi bất tử. Dù cho sáng mai ông sẽ bị tử hình, nhưng lúc ấy,những nét chữ  của ông vẫn vuông vắn, tươi đẹp hiện lên cái hoài bão cả cuộc đời của ông dù ông chết đi cũng vẫn sẽ còn đó. Và đặc biệt nhất là lời khuyên của ông đối với tên quản ngục có thể coi là lời di huấn của ông về đạo lí làm người trong thời đại đấy. Và từ đó em có thể thấy được quan niệm của Nguyền Tuân là cái đẹp gắn liền với cái lương thiện. Người say mê cái đẹp trước hết phải là người có chính nghĩa ,phải có lòng thiện lương. Nhưng không chỉ dừng lại ở đó Cái đẹp của Nguyễn Tuân còn gắn với cái dũng và cái khí phách Hiện thâncho một cái đẹpp vĩnh hằng ,sáng rực cả trong đêm tôsi tăm trong cả đêm cho chữ trong nhà tù 

Lê Nguyễn Thiện Lộc
Xem chi tiết
Binh Vĩ Mã
Xem chi tiết
Bông Sen Xinh Đẹp
Xem chi tiết
minh nguyet
4 tháng 7 2021 lúc 19:08

Tham khảo nha em:

Nguyễn Tuân là cây bút tài hoa của nền văn học Việt Nam. Sự nghiệp sáng tác của ông chia thành hai giai đoạn trước và sau cách mạng tháng Tám. Trước cách mạng. Ngòi bút của ông thiên về phương châm “vang bóng một thời - ăn chơi trụy lạc - chủ nghĩa xê dịch”. Truyện ngắn “Chữ người tử tù” là tác phẩm kiệt xuất trước cách mạng đã khắc họa thành công hình tượng Huấn Cao - một kẻ sĩ tài hoa, có tấm lòng thẳng thắn.

Huấn Cao là một kẻ sĩ xả thân vì đại nghĩa, lên án và tố cáo sự trắng trợn của triều đình, ông bất chấp tất cả để chống lại triều đình mục nát, thối rữa. Huấn Cao trong mắt của bọn lính là một kẻ “ngạo ngược và nguy hiểm nhất”, nên đề phòng. Đối với thầy thơ thì ông “văn võ đều có tài cả” còn đối với người quản ngục thì Huấn Cao là người “chọc trời quấy nước”, coi thường tiền bạc và bạo lực. Với những cách nhìn ấy, Huấn Cao là một người tài ba trong mắt của mọi người, là một kẻ tù nhưng lại có tấm lòng kiên trung, toát lên sự thanh cao giữa chốn xiềng xích nhơ bẩn.

Bằng ngòi bút tài hoa của mình, Nguyễn Tuân đã vẽ lên hình ảnh Huấn Cao bộc trực, đầy hào khí, từng đường nét đều rất thoát phàm, rất độc đáo. Là một kẻ tù nhưng Huấn Cao dường như chẳng sợ trời, chẳng sợ đất, ông có thể thét lên với bất cứ ai. Không cần hành động nhưng khí phách của ông lại khiến cho mọi người nể phục.

Huấn Cao giữa chốn lao tù này còn được biết đến là kẻ sĩ tài hoa, người đời mến mộ bằng cái tên “cái người mà vùng tỉnh Sơn đã khen cái tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp”. Những kẻ sĩ có chữ đẹp luôn được sùng bái và ngưỡng mộ như vậy. Chữ của ông như “một báu vật trên đời”, ai có diễm phúc sở hữu chữ của ông chính là sở hữu một vật báu trong thiên hạ. Huấn Cao không biết ông quản ngục luôn có một ước mong được sở hữu chữa Huấn Cao, được treo chữ của ông viết ở trong nhà, chữ ông Huấn Cao đẹp và vuông lắm. Một con người tài đức vẹn toàn, một con người không chỉ tài hoa mà còn có cái tâm rất trong sáng và ngay thẳng. Kỳ thực ông viết chữ đẹp nhưng chưa bao giờ “ép mình viết bao giờ”. Đây là cốt cách thực sự đáng quý. Ông chỉ viết cho những người thực sự xứng đáng, những người có thể khiến ông ngưỡng mộ và khâm phục nhất.

Nguyễn Tuân thực sự rất tài, tài đến nối đọc từng câu từng chữ của ông người ta cứ ngỡ như ông đang vẽ nên một bức họa thật sinh động giữa chốn nhân gian về một kẻ sĩ đáng trọng như Huấn Cao.

Huấn Cao còn là một người trân trọng tấm lòng thiên lương trong sáng trong thiên hạ. Qua lời kể của viên thơ lại, ông đã biết được tấm lòng của viên quản ngục và ngưỡng mộ trước tấm chân tình cũng như sự yêu mến và khát khao có được chữ của ông. Ông xúc động nhận ra được con người có thú vui thanh tao giữa chốn gông cùm nhơ bẩn này: “Ta cảm cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài của các ngươi. Nào ta biết đâu một người như thầy quản mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa, ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”. Chỉ một cụm từ “phụ một tấm lòng trong thiên hạ”, Huấn Cao đã khiến cho người đọc không thể nén được cảm xúc. Một con người biết trân trọng cái đẹp, hướng về cái đẹp, đó là một lối sống hướng đến vẻ đẹp chân, thiện, mỹ.

Khung cảnh cho chữ hiện lên ở cuối dường như là cảnh tượng khó quên nhất trong tác phẩm. Một cảnh tượng “xưa nay chưa từng có”. Cảnh cho chữ diễn ra không phải ở một nơi thanh cao mà lại diễn ra giữa chốn ngục tù. Hình ảnh ba con người hiện lên trong cảnh tượng ấy thật đẹp, họ không còn là người tù, viên quản ngục nữa mà là những người yêu cái đẹp, tâm đắc với cái đẹp. Cảnh cho chữ ấy thật thiêng liêng và xúc động, sự gặp gỡ quá muộn màng giữa những con người yêu cái đẹp, yêu cái vẻ đẹp hoàn thiện nhất. Hình ảnh Huấn Cao vướng xiềng xích, tung bút viết những chữ vuông vắn nhất thực sự là hình ảnh đẹp nhất, đáng ngưỡng mộ và khâm phục nhất. Hình ảnh viên quản ngục “vái lạy” và Huấn Cao đỡ viên quản ngục dây thực sự là hình ảnh ám ảnh khi gấp trang sách lại.

Nhân vật Huấn Cao đã hiện lên rõ nét, oai phong, đĩnh đạc qua từng nét bút của Nguyễn Tuân thực sự khiến cho người đọc không thể rời mắt khỏi trang viết. Ông là hình ảnh tiêu biểu cho những anh hùng hiên ngang bất khuất giữa chốn nhơ bẩn, bất công của thời đại.

Pg Whitee
Xem chi tiết
Trần Khải
Xem chi tiết