1. Nêu vị trí, bố cục đoạn trích Cảnh ngày xuân2. Cho biết chủ đề đoạn trích Cảnh ngày xuân3. Cảm nhận của em về bức tranh thiên nhiên mùa xuân trong 4 câu thơ đầu đoạn trích Cảnh ngày xuân4. Cảm nhận của em về khung cảnh lễ hội trong tiết thanh minh qua đoạn trích Cảnh ngày xuân5. Cảm nhận của em về bức tranh chiều xuân trong đoạn trích Cảnh ngày xuân6. Nguyễn Du đã miêu tả cảnh ngày xuân trong đoạn trích cùng tên bằng những bút pháp nghệ thuật nào? Nêu cách hiểu của em về nghệ thuật miêu tả đó...
Đọc tiếp
1. Nêu vị trí, bố cục đoạn trích Cảnh ngày xuân
2. Cho biết chủ đề đoạn trích Cảnh ngày xuân
3. Cảm nhận của em về bức tranh thiên nhiên mùa xuân trong 4 câu thơ đầu đoạn trích Cảnh ngày xuân
4. Cảm nhận của em về khung cảnh lễ hội trong tiết thanh minh qua đoạn trích Cảnh ngày xuân
5. Cảm nhận của em về bức tranh chiều xuân trong đoạn trích Cảnh ngày xuân
6. Nguyễn Du đã miêu tả cảnh ngày xuân trong đoạn trích cùng tên bằng những bút pháp nghệ thuật nào? Nêu cách hiểu của em về nghệ thuật miêu tả đó.
7. Em hãy so sánh 2 câu thơ đầu trong đoạn thơ vừa chép của tác giả Nguyễn Du với 2 câu thơ cổ Trung Quốc:
Thanh minh tuy không phải là cái tết lớn, nhưng lại gắn liền với đạo đức, với bổn phận con người Việt Nam - bổn phận của con cháu tưởng nhớ công lao của tổ phụ, của những người đi trước. Đây chính là ngày giỗ tổ chung để mọi người có dịp báo hiếu, trả nghĩa, gọi là đền đáp phần nào ơn sinh thành tạo dựng của tổ tiên.
Dù ai đi đâu, ở đâu đến ngày Thanh minh âm lịch cũng cố gắng về với gia đình để được đi tảo mộ, để cùng nhau ngồi bên mâm cơm sum họp gia đình. Những ngôi mộ được người nhà dọn dẹp sạch sẽ, vun đắp thêm đất mới, đó là những tâm đức của người đang sống đối với người đã khuất.
Con cháu dù làm ăn xa cũng thường trở về vào dịp này để tưởng nhớ tổ tiên và sum họp với gia đình.
Phong tục làm cỏ các phần mộ (lễ tảo mộ), sửa sang, thắp hương, đặt hoa quả thành kính tưởng nhớ ông bà tổ tiên là những hoạt động không thể thiếu trong ngày lễ quan trọng này.
1. Nêu vị trí, bố cục đoạn trích Cảnh ngày xuân2. Cho biết chủ đề đoạn trích Cảnh ngày xuân3. Cảm nhận của em về bức tranh thiên nhiên mùa xuân trong 4 câu thơ đầu đoạn trích Cảnh ngày xuân4. Cảm nhận của em về khung cảnh lễ hội trong tiết thanh minh qua đoạn trích Cảnh ngày xuân5. Cảm nhận của em về bức tranh chiều xuân trong đoạn trích Cảnh ngày xuân6. Nguyễn Du đã miêu tả cảnh ngày xuân trong đoạn trích cùng tên bằng những bút pháp nghệ thuật nào? Nêu cách hiểu của em về
Đọc tiếp
1. Nêu vị trí, bố cục đoạn trích Cảnh ngày xuân
2. Cho biết chủ đề đoạn trích Cảnh ngày xuân
3. Cảm nhận của em về bức tranh thiên nhiên mùa xuân trong 4 câu thơ đầu đoạn trích Cảnh ngày xuân
4. Cảm nhận của em về khung cảnh lễ hội trong tiết thanh minh qua đoạn trích Cảnh ngày xuân
5. Cảm nhận của em về bức tranh chiều xuân trong đoạn trích Cảnh ngày xuân
6. Nguyễn Du đã miêu tả cảnh ngày xuân trong đoạn trích cùng tên bằng những bút pháp nghệ thuật nào? Nêu cách hiểu của em về
Hãy viết 1 đoạn văn khoảng 10 câu về bức tranh cảnh ngày xuân đc khắc họa trong 6 câu sau:
Tà tà bóng ngả về tây,
Chị em thơ thẩn đan tay ra về.
Bước dần theo ngọn tiểu khê,
Lần xem phong cảnh cỏ bề thanh thanh.
Nao nao dòng nước uốn quanh,
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.
( Trích Cảnh ngày xuân - Nguyễn Du )
Đoạn viết theo kết cấu tổng phân hợp có sử dụng 1 câu ghép chuỗi, 1 thành phần biệt lập
Đọc tiếp
Hãy viết 1 đoạn văn khoảng 10 câu về bức tranh cảnh ngày xuân đc khắc họa trong 6 câu sau:
Tà tà bóng ngả về tây,
Chị em thơ thẩn đan tay ra về.
Bước dần theo ngọn tiểu khê,
Lần xem phong cảnh cỏ bề thanh thanh.
Nao nao dòng nước uốn quanh,
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.
( Trích Cảnh ngày xuân - Nguyễn Du )
Đoạn viết theo kết cấu tổng phân hợp có sử dụng 1 câu ghép chuỗi, 1 thành phần biệt lập
Cuộc vui nào rồi cũng đến hồi kết thúc, sáu câu thơ cuối bài là cảnh chị em Thúy Kiều du xuân trở về, cảnh đẹp nhưng thoáng buồn vì nhuốm màu tâm trạng của con người.
“Tà tà bóng ngả về tây, Chị em thơ thẩn đan tay ra về. Bước dần theo ngọn tiểu khê, Lần xem phong cảnh cỏ bề thanh thanh. Nao nao dòng nước uốn quanh, Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang”
Cảnh vẫn mang cái thanh diu của mùa xuân. Ánh nắng nhạt, khe nước nhỏ một dịp cầu nhỏ nhỏ bắt ngang, ta thấy mọi chuyển động đều nhẹ nhàng, mặt trời từ từ ngả bóng về Tây, bước chân người thơ thẩn, tuy nhiên cái không khí rộn ràng, náo nhiệt của lễ hội không còn nữa tất cả đang nhạt dần, lặng dần.
Cảnh mua xuân trong sáu câu thơ cuối và bốn câu thơ đầu bên cạnh những nét giống nhau còn có nét khác biệt bởi không gian và thời gian đã thay đổi nhưng điều quan trọng hơn cả là cảnh đã được nhìn qua tâm trạng của con người. Ngày tàn sao chẳng buồn, hội tàn sao chẳng buồn? một loạt từ láy tà tà, thơ thẩn thanh thanh, nao nao trong câu thơ “Nao nao dòng nước uốn quanh” cho thấy cảnh đã được nhân hóa một cách tự nhiên, cảnh nhuốm màu tâm trạng con người.
Có thể nói sáu câu thơ cuối bài thơ là bức họa chiều xuân đẹp được nhìn qua tâm trạng con người, Nguyễn Du đã viết
” tình trong cảnh ấy, cảnh trong tình này”
Nói tóm lại bằng những từ ngữ, bút pháp miêu tả giàu chất tạo hình qua đoạn trích ” cảnh ngày xuân” Nguyễn Du đã gợi lên tư tưởng của người đọc một bức tranh thiên nhiên, cảnh lễ hội xuân tươi đẹp và tràn đầy sức sống cũng là một đoạn thơ miêu tả cảnh thiên nhiên thành công nhất của ông. Ông không những là một nhà thơ lỗi lạc của dân tộc mà còn là một nhà họa sĩ ngôn từ tài tình. Qua đây chúng ta hãy biết cách yêu quý thiên nhiên và giữ gìn phát huy những nét đẹp truyền thống của dân tộc” Uống nước nhớ nguồn”
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
Hỏi:
Hai câu thơ trên tác giả có thêm một số từ dùng chỉ đường nét màu sắc đó là những từ nào? Nếu như ko có hai từ "tận" và "điểm" thì câu thơ sẽ ntn?
Thanh minh trong tiết tháng ba,Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh.Gần xa nô nức yến anh,Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân.Dập dìu tài tử giai nhân,Ngựa xe như nước áo quần như nêm.Ngổn ngang gò đống kéo lên,Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay.đoạn thơ tả lễ hội trong tiết thanh minh có những thành ngữ nào? Câu thơ nào lấy ý của thành ngữ đó? Câu Gần xa nô nức yến anh sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
Đọc tiếp
Thanh minh trong tiết tháng ba,
Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh.
Gần xa nô nức yến anh,
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân.
Dập dìu tài tử giai nhân,
Ngựa xe như nước áo quần như nêm.
Ngổn ngang gò đống kéo lên,
Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay.
đoạn thơ tả lễ hội trong tiết thanh minh có những thành ngữ nào? Câu thơ nào lấy ý của thành ngữ đó? Câu "Gần xa nô nức yến anh" sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
Cho đoạn trích sau:
Tà tà bóng ngả về tây
Chị em thơ thẩn dang tay ra về
Bước dần theo ngọn tiểu khê
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh
Nao nao dòng nước uốn quanh
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang .
Viết một đoạn văn khoảng 10 câu neu cảm nhận về cách sử dụng từ ngữ và bút pháp tả cảnh ngụ tình trong đoạn thơ trên. Chỉ ra 1 câu sử dụng thành phần, 1 pháp nối có trong đoạn.
Đọc tiếp
Cho đoạn trích sau:
"Tà tà bóng ngả về tây
Chị em thơ thẩn dang tay ra về
Bước dần theo ngọn tiểu khê
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh
Nao nao dòng nước uốn quanh
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang ".
Viết một đoạn văn khoảng 10 câu neu cảm nhận về cách sử dụng từ ngữ và bút pháp tả cảnh ngụ tình trong đoạn thơ trên. Chỉ ra 1 câu sử dụng thành phần, 1 pháp nối có trong đoạn.
"Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu/ Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ". Tả cảnh ngụ tình đã trờ thành một nghệ thuật quen thuộc trong thơ Nguyễn Du. Bút pháp này đã được nhà thơ sử dụng thật tài tình trong 6 câu thơ cuối đoạn trích "Cảnh Ngày Xuân".
Phần thân đoạn bạn phân tích theo các ý: - Sáu câu thơ cuối đoạn trích miêu tả 1 bức tranh chiều xuân thật nên thơ, đượm buồn và cảnh chị em TK du xuân trở về. Bức tranh buổi chiều được miêu tả với nét đẹp dịu dàng, thanh nhẹ, nhuốm màu tâm trạng, bâng khuâng, xao xuyến mà con người thường có sau một cuộc vui và trong một buổi chiều tà
- Cảm nhận về bút pháp tả cảnh ngụ tình ở 6 câu cuối đoạn trích " Cảnh ngày xuân " + Bức tranh hoàng hôn buổi chiều tà qua ánh nhìn và tâm trạng của nàng Kiều hiện lên như thế nào? Không gian xuân như thế nào ? (thu hẹp, tĩnh lặng hơn, mọi chuyển động đều nhẹ nhàng, chậm rãi) Cảnh xuân được gợi lên qua những hình ảnh ra sao? ( nhỏ bé: ngọn tiểu khê, dòng nc uốn quanh, nhịp cầu nho nhỏ...) Phong cảnh thiên nhiên qua bút pháp tả cảnh ngụ tình? ( "thanh thanh"> vẻ đẹp nhẹ nhàng, tĩnh lặng") + Sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình, Nguyễn Du đã gợi lên tâm trạng tiếc nuối, quyến luyến, thơ thẩn của chị em Thuý Kiều khi phải chia tay với hội xuân: Phân tích các từ láy " tà tà", "thanh thanh", "nao nao", từ "thơ thẩn" Bức tranh hoàng hôn gửi gắm tâm trạng gì của lòng người? Phần này dựa vào bức tranh thiên nhiên để từ đó nói lên tâm trạng * Ví dụ: Từ láy "nao nao" -> tâm trạng bâng khuâng, xao xuyến và gợi linh cảm về một điều gì đó sắp xảy ra vào tương lai*
- Khái Quát: 6 câu thơ đã gợi lên 1 ko gian ntn? Tâm tư con người ntn? Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đã được Nguyễn Du sử dụng ra sao? Gợi lên điều gì?
Đó là các ý mà mình viết ra để giúp bạn. Bạn dựa vào đó để sử dụng kỹ năng viết tạo lập đoạn văn hoàn chỉnh. Tất nhiên, phần cảm nhận bphap tả cảnh ngụ tình ko bắt buộc phải tách ra mà mình khuyên bạn nên ghép lại, từ bức tranh thiên nhiên rồi cảm nhận về tâm trạng con người. Lần sau nếu hỏi bài bạn nhớ bấm nút gửi câu hỏi đừng bấm tạo chủ đề nhé.
Cứu Mị với 3 Ahuhu :)
Đề 1 : Đọc và trả lờii các câu hỏi sau :
Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
Câu1 : Văn bản chứa đoạn trích trên nằm trong phần nào của Truyện Kiều ?
Câu 2 :
a, Nêu biện pháp tu từ trong câu Ngày xuân con én đưa thoi.
b, Tác dụng của câu Ngày xuân con én đưa thoi.
Câu 3 :
a, Chỉ ra cái hay hay của chữ Điểm trong câu Cành lê trắng điểm một vài bông ho...
Đọc tiếp
Đề 1 : Đọc và trả lờii các câu hỏi sau : Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa Câu1 : Văn bản chứa đoạn trích trên nằm trong phần nào của '' Truyện Kiều " ?
Câu 2 :
a, Nêu biện pháp tu từ trong câu "Ngày xuân con én đưa thoi".
b, Tác dụng của câu "Ngày xuân con én đưa thoi".
Câu 3 :
a, Chỉ ra cái hay hay của chữ "Điểm" trong câu "Cành lê trắng điểm một vài bông hoa".
b, Trong thơ cổ của Trung Quốc có 2 câu thơ có nét tương đồng với 2 câu thơ :
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
Em hãy nhớ lại và viết 2 câu thơ ấy. Câu 4 : Hãy cảm nhận bức tranh mùa xuân qua đoạn trích trên (2 trang giấy thi _ Bài văn ngắn)
Đề 2 : Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi sau : Vân xem trang trọng khác vời,
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang. Hoa cười ngọc thốt đoan trang,
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da. Câu 1 : Hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Du.
Câu 2 :
a, Hãy chỉ ra biện pháp tu từ trong 2 câu cuối. (Hoa cười ngọc thốt đoan trang,
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da. )
b, Tác dụng ?
Câu 3 : Hãy nêu cảm nhận về vẻ đẹp của Thúy Vân (Bài văn ngắn).
4 câu thơ thuộc phần I: Gặp gỡ và đính ước. Là 4 câu thơ đầu trong đoạn trích Cảnh ngày xuân (nhan đề đoạn trích do người biên soạn sách đặt)
Câu 2:
a. Câu thơ sử dụng biện pháp so sánh.
b. Câu thơ có thể hiểu theo 2 cách:
(1) Những cánh én chao liệng trên bầu trời xuân như thoi đưa.
(2) Thời gian trôi rất nhanh, chẳng khác nào thoi đưa.
=> Hiểu theo cách thứ 2 sẽ logic hơn với câu thơ sau "Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi". ( Mùa xuân có ba tháng - chín mươi ngày, thì đã trôi đi được quá nửa).
=> Tác dụng của câu thơ: Vừa gợi được dấu hiệu của mùa xuân (cánh én) lại vừa gợi được bước đi của thời gian.
Câu 3:
a. Chữ "điểm" hay ở chỗ: Tác giả sử dụng nghệ thuật đảo ngữ: Thông thường sẽ là: Cành lê điểm một vài bông hoa trắng. Còn tác giả lại viết là: "Cành lê trắng điểm một vài bông hoa" => Nghệ thuật lấy điểm vẽ diện, chỉ đặc tả sắc trắng của một vài bông hoa lê mà gợi ra được sự tinh khiết, trong trẻo của cả bức tranh mùa xuân.
b. Câu thơ cổ của Trung Quốc:
"Phương thảo liên thiên bích
Lê chi sổ điểm hoa"
=> Cả câu thơ của Nguyễn Du và câu thơ cổ đều sử dụng nghệ thuật lấy điểm vẽ diện, đảo ngữ để đặc tả sắc trắng tinh khiết, tinh khôi của những bông hoa lê. Trên nền cỏ xanh căng tràn sức sống kia là những bông hoa lê nhỏ nhắn, trong ngần đang khoe sắc.
=> tranh hoa cỏ mùa xuân đều được khắc họa đẹp, đầy ấn tượng
– Nguyễn Du sinh ngày 3/1/1766, mất ngày 16/9/1820, tên chữ Tố Như, hiệu Thanh Hiên.
– Quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Do sinh ra ở Thăng Long nên thời niên thiếu chủ yếu sống ở Thăng Long.
– Thuở nhỏ ông sống trong nhung lụa, giàu sang nhưng 9 tuổi đã mồ côi cha, 12 tuổi mồ côi mẹ nên sớm bị đẩy vào vòng bão táp cuộc đời, phải sống tự lập.
– Ông là người trầm lặng, ít nói, có trái tim nhân ái, giàu tình yêu thương, “chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”.
b. Gia đình
– Sinh ra trong đại gia đình quý tộc có thế lực bậc nhất lúc bấy giờ.
– Cha là Nguyễn Nghiễm – nhà văn, nhà nghiên cứu sử học, nhà thơ và từng làm tể tướng.
– Mẹ là Trần Thị Tần xuất thân dòng dõi bình dân – người xứ Kinh Bắc, là vợ thứ ba và ít hơn chồng 32 tuổi, giỏi nghề ca xướng.
– Thuở niên thiếu Nguyễn Du chịu nhiều ảnh hưởng của mẹ.
– Anh trai cùng cha khác mẹ là Nguyễn Khản là người rất mực hào hoa, giỏi thơ phú.
c. Thời đại
– Nguyễn Du sống vào cuối thời Lê thời đầu Nguyễn – thời kì phong kiến Việt Nam suy tàn, giai cấp thống trị thối nát, đời sống nhân dân tăm tối, nông dân nổi dậy khởi nghĩa, ảnh hưởng tới quan điểm sáng tác của ông. Ông hướng ngòi bút vào những con người tài hoa bạc mệnh, qua đó phê phán xã hội phong kiến đương thời.
d. Cuộc đời
– Nguyễn Du từng làm quan cho nhà Lê, chống lại Tây Sơn nhưng thất bại, sau đó định trốn vào Nam theo Nguyễn Ánh nhưng không thành, bị bắt rồi được thả.
– Sống lưu lạc ở xứ Bắc, về quê ở ẩn, nếm trải cay đắng.
– Năm 1802 làm quan cho triều Nguyễn, được cử đi sứ sang Trung Quốc hai lần.
e. Sự nghiệp thơ văn.
Ông để lại một di sản văn hóa lớn cho dân tộc:
+ Thơ chữ Hán: Thanh Hiên thi tập, Bắc Hành tạp lục, Nam trung tạp ngâm.
+ Thơ chữ Nôm: Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều), Văn chiêu hồn, Văn tế sống hai cô gái trường lưu.
Câu 2 :
a) Biện pháp tu từ : Ẩn dụ, so sánh.
b) Tác dụng : Làm nổi bật vẻ đẹp của Thúy Vân.
Câu 3 :
Chân dung của Vân được miêu tả một cách khá toàn vẹn từ khuôn mặt, nét mày, làn da, mái tóc đến nụ cười, tiếng nói. Vân có khuôn mặt đầy đặn, phúc hậu như vầng trăng, có đôi lông mày sắc nét như con ngài, có miệng cười tươi thắm như hoa, giọng nói trong trẻo thốt ra từ hàm răng ngà ngọc và mái tóc của nàng đen hơn mây, làn da của nàng trắng hơn tuyết, sắc đẹp của Vân sánh với những nét kiều diễm, sáng trong của những báu vật tinh khôi đất trời. Tất cả toát lên vẻ đẹp trung hậu, êm dịu, đoan trang, quí phái. Vân đẹp hơn những gì mĩ lệ của thiên nhiên nhưng tạo sự hoà hợp, êm dịu "mây thua", "tuyết nhường". Với vẻ đẹp như thế, Vân sẽ có một cuộc đời bình lặng, suôn sẻ và một tính cách thông dung, điềm đạm. Qua bức chân dung này, Nguyễn Du đã gửi tới những thông điệp về tương lai, cuộc đời chính bởi vậy mà bức chân dung Thúy Vân là chân dung mang tính cách số phận.