Các thành phần tự nhiên của đất

Hello - Kitty
Xem chi tiết
Ngô Hoàng Anh
2 tháng 8 2018 lúc 15:19

Các nhân tố hình thành đât quan trọng là: Đá mẹ, sinh vật, khí hậu.

Giải thích:

Đá mẹ là nguồn gốc sinh ra các chất khoáng. Sinh vật là nguồn gốc sinh ra chất hữu cơ trong đất. Khí hậu: Nhiệt độ và lượng mưa tạo môi trường thuận lợi hoặc khó khăn cho quá trình phân giải các chất khoáng và chất hữu cơ trong đất.
Bình luận (0)
Nanami-Michiru
4 tháng 8 2018 lúc 7:20
- Các nhân tố hình thành đất quan trọng nhất hình thành đất là: đá mẹ, khí hậu và sinh vật, vì: + Đá mẹ là nguồn gốc sinh ra chất khoáng. + Khí hậu bao gồm nhiệt độ và lượng mưa tạo ra môi trường thuận lợi hoặc khó khăn quyết định quá trình phân giải các chất khoáng và chất hữu cơ trong đất + Sinh vật là nguồn gốc sinh ra chất hữu cơ trong đất.
Bình luận (0)
Nguyễn Thị Thu Hương
4 tháng 8 2018 lúc 18:43

Các nhân tố quan trọng nhất hình thành đất là : đá mẹ, khí hậu và sinh vật , vì:

- Đá mẹ là nguồn gốc sinh ra các chất khoáng

- Khí hậu bao gồm nhiệt độ và lượng mưa tạo ra môi trường thuận lợi hoặc khó khăn quyết định quá trình phân giải các chất khoáng và chất hữu cơ trong đất

- Sinh vật là nguồn gốc sinh ra chất hữu cơ trong đất

Bình luận (0)
Hello - Kitty
Xem chi tiết
Ngô Hoàng Anh
8 tháng 8 2018 lúc 16:17
Nội lực là: những lực sinh ra ở bên trong Trái Đất, có tác động nén ép vào các lớp đá làm cho chúng bị uốn nếp, đứt gãy hay đẩy các vật chất nóng chảy ở dưới sâu ra ngoài mặt đất thành hiện tượng núi lửa hoặc động đất. Tác động đến địa hình: có nơi được nâng cao hình thành các dãy núi, có nơi bị hạ thấp... làm cho địa hình gồ ghề. Ngoại lực là: lực sinh ra bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất, chủ yếu gồm có hai quá trình: quá trình phong hoá các loại đá và quá trình xâm thực (do gió, nước chảy). Tác động của nhiệt độ, gió, mưa, nước chảy... nên bề mặt của địa hình bị bào mòn, hạ thấp....
Bình luận (0)
Phùng Tuệ Minh
8 tháng 8 2018 lúc 17:57

-Nội lực:là các lực sinh ra ở bên trong trái đất, có tác động nén ép vào các lớp đá làmcho chúng bị uốn nếp, đứt gãy hay đẩy các vật nóng chảy ở dưới sâu ra ngoài mặt đất thành hiện tượng núi lửa hoặc động đất.

+ Tác động đến ngoại hình:có nơi được nâng cao hình thành dãy núi, có nơi bị hạ thấp,...làm cho địa hình gồ ghề.

- Ngoại lực là: lực sinh ra bên ngoài, trên bề mặt trái đất, chủ yếu gồm 2 quá trình:quá trình phong hóa các loại đá và quá trình xâm thực.

+Tác động của nhiệt độ: gió,mưa,.... nên bề mặt của địa hình bị mòn,hạ thấp,...

Bình luận (0)
Nanami-Michiru
9 tháng 8 2018 lúc 7:00

Nội lực là lực được sinh ra ở bên trong Trái Đất.

Nguyên nhân chủ yếu sinh ra nội lực là các nguồn năng lượng trong lòng Trái Đất, như: năng lượng của sự phân huỷ các chất phóng xạ, sự chuyển dịch và sắp xếp lại vật chất cấu tạo Trái Đất theo trọng lực, sự ma sát vật chất…

Nội lực tác động làm cho bề mặt Trái Đất thêm gồ ghề.

Ngoại lực là những lực được sinh ra ở bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất như các nguồn năng lượng của gió, mưa, băng, nước chảy, sóng biển…

Nguyên nhân chủ yếu sinh ra ngoại lực là do nguồn năng lượng bức xạ của Mặt Trời.

Ngoại lực tác động làm san bằng , hạ thấp địa hình.

Bình luận (0)
Hello - Kitty
Xem chi tiết
Ngô Hoàng Anh
1 tháng 8 2018 lúc 16:03

Khối khí nóng: Hình thành trên các vùng vĩ độ thấp, có nhiệt độ tương đối cao

Khối khí lạnh: Hình thành trên các vùng vĩ độ cao, có nhiệt độ tương đối thấp

Khối khí lục địa: Hình thành trên các vùng đất liền, có tính chất tương đối khô

Khối khí đại dương: Hình thành trên các biển và đại dương, có độ ẩm lớn

Bình luận (0)
Xuân Hùng Hoàng
1 tháng 8 2018 lúc 16:32

khối khí nóng: hình thành trên các vùng vĩ độ thấp có nhiệt độ tương đối cao

khối khí lạnh: hình thành trên các vùng vĩ độ cao có nhiệt độ tương đối thấp

khối khí đại dương: hình thành trên biển và đại dương có độ ẩm lớn.

khối khí lục địa: hình thành trên đất liền có tính chất tương đối khô

Bình luận (0)
Thảo Phương
1 tháng 8 2018 lúc 17:46

)-Căn cứ vào nhiệt độ,người ta chia ra:khối khí nóng,khối khí lanh.

-Căn cứ vào mặt tiếp xúc bên dưới đại dương hay đất liền,người ta chia ra:khối khí đại dương và khối khí lục địa

-các khối khí nóng được sinh ra ở vùng có vĩ độ thấp có nhiệt độ cao
-các khối khí lạnh được sinh ra ở vùng có vĩ độ cao có nhiệt độ thấp
-các khối khí đại dương được sinh ra ở đại dương có độ ẩm cao
-các khối khi lục địa được sinh ra ở đất liền có độ ẩm nhỏ
vì vậy họ phân ra các khối khí khác nhau

Bình luận (0)
Hello - Kitty
Xem chi tiết
Ngô Hoàng Anh
1 tháng 8 2018 lúc 19:48

Cách phân loại khoáng sản dựa vào nguồn gốc phát sinh chia thành các mỏ nội sinh và ngoại sinh.

Cách phân loại khoáng sản theo công dụng:

Khoáng sản năng lượng như: than, dầu khí,.. Khoáng sản kim loại: thiếc, chì, kẽm, sắt,... Khoáng sản phi kim loại: đá vôi, cát,...
Bình luận (0)
Ngô Hoàng Anh
1 tháng 8 2018 lúc 19:49

mk bị thiếu

Cách phân loại khoáng sản gồm hai nhóm lớn: Khoáng sản kim loại, khoáng sản phi kim loại.

Bình luận (0)
Thảo Phương
2 tháng 8 2018 lúc 7:52

Theo công dụng, các khoáng sản được phân làm 3 loại:

- Khoáng sản năng lượng như: than đá, than bùn, dầu mỏ, khí đốt. Công dụng: làm nhiên liệu cho công nghiệp năng lượng hoặc nguyên liệu cho công nghiệp hoá chất.

- Khoáng sản kim loại gồm 2 loại:

+ Kim loại đen như: sắt, mangan, titan, crôm... dùng làm nguyên liệu cho công nghiệp luyện kim đen để sản xuất ra gang, thép...

+ Kim loại màu như: đồng, chì, kẽm... dùng làm nguyên liệu cho công nghiệp luyện kim màu để sản xuất ra đồng, chì, kẽm.

- Khoáng sản phi kim loại như: muối mỏ, apatit, thạch anh, đá vôi, cát, sỏi, ... dùng để sản xuất phân bón, đồ gốm sứ, vật liệu xây dựng.

Bình luận (0)
Hello - Kitty
Xem chi tiết
Ngô Hoàng Anh
2 tháng 8 2018 lúc 15:13
Trên Trái Đất có 5 đới khí hậu: đó là đới nóng (nhiệt đới) hai đới hàn đới (ôn hoà) hai đới lạnh (hàn đới). Giới hạn và đặc điểm: từ chí tuyến Bắc đến chí tuyến Nam. Đặc điểm: Quanh năm góc chiếu của ánh sáng Mặt Trời lúc giữa trưa tương đối lớn, thời gian chiếu sáng chênh nhau ít, lượng nhiệt nhận được trong năm lớn. Gió thường xuyên thổi trong khu vực này là gió Tín phong. Lượng mưa Tb từ 1000 - 2000 mm. Việt Nam nằm trong đới nóng (Nhiệt đới)
Bình luận (1)
Nanami-Michiru
4 tháng 8 2018 lúc 7:24

-Trên Trái đất có 5 đới khí hậu:+nhiệt đới(đới nóng)

+ôn đới(ôn hòa)

+hàn đới(đới lạnh)

- Đới nóng (nhiệt đới):

+ Vị trí: nằm giữa hai chí tuyến. + Góc chiếu và thời gian chiếu sáng: góc chiếu quanh năm lớn, thời gian chiếu trong năm chênh lệch không nhiều. + Lượng nhiệt: nóng quanh năm. + Lượng mưa: từ 1500mm đến trên 2000mm. + Gió: thường hoạt động là gió Tín phong. -Việt Nam nằm trong đới nóng(nhiệt đới)
Bình luận (0)
Nguyễn Thị Thu Hương
7 tháng 8 2018 lúc 18:56

Có 5 vành đai nhiệt
- Tương ứng với 5 đới khí hậu trên trái đất.(1đới nóng, 2 đới ôn hoà, 2 đới lạnh)

Đới nóng: (Nhiệt đới)
-Giới hạn: Từ chí tuyến Bắc đến chí tuyến Nam.
-Đặc điểm: Quanh năm có góc chiếu ánh sánh Mặt Trời tương đối lớn, thời gian chiếu sáng trong năm chênh lệch nhau ít. Lượng nhiệt hấp thu được tương đối nhiều nên quanh năm nóng.
- Gió thổi thường xuyên: Tín phong
- Lượng mưa TB: 1000mm - 2000mm

Bình luận (0)
Hello - Kitty
Xem chi tiết
Ngô Hoàng Anh
8 tháng 8 2018 lúc 16:18

Hồ là những khoảng nước đọng tương đối rộng và sâu trong đất liền.

Phân loại hồ:

Căn cứ vào tính chất của nước, hồ được phân thành hai loại: hồ nước mặn và hồ nước ngọt. Căn cứ vào nguồn gốc hình thành có: hồ vết tích của các khúc sông; hồ băng hà; hồ miệng núi lửa; hồ nhân tạo
Bình luận (0)
Nguyễn Thị Thu Hương
8 tháng 8 2018 lúc 16:26

+ Hồ là những khoảng nước đọng lại tương đối rộng và sâu trong đất liền.
- Phân loại hồ :
+ Căn cứ vào tính chất của nước, hồ được phân thành 2 loại : hồ nước mặn và hồ nước ngọt.
+ Căn cứ vào nguồn gốc hình thành có hồ vết tích của các khúc sông, hồ băng hà, hồ miệng núi lửa, hồ nhân tạo.

Bình luận (0)
Phùng Tuệ Minh
8 tháng 8 2018 lúc 17:48

- Hồ là những khoảng nước đọng lại tương đối rộng và sâu trong đất liền.

Phân loại hồ:

-Căn cứ vào tính chất của nước hồ được phân thành 2 loại: hồ nước mặn , hồ nước ngoạt.

-căn cứ vào nguồn gốc hình thành,có một số hồ được tạo thành bởi vết tích của khúc sông, miệng núi lửa, .....

Bình luận (0)
Nana Kim
Xem chi tiết
Nguyễn Vi Lâm
Xem chi tiết
Phạm Trần Ái Ly
Xem chi tiết