Bài 8 : Thời nguyên thủy trên đất nước ta

Nguyễn Cảnh Hào
Xem chi tiết
Lê Minh Đức
30 tháng 11 2016 lúc 14:30

Việc phát minh ra thuật luyện kim có ý nghĩa quan trọng :
- Tạo ra nguyên liệu làm công cụ, vật dụng mới khá cứng, có thể thay thế đồ đá.
- Đúc được nhiều loại hình công cụ, dụng cụ khác nhau.
- Công cụ sắc bén hơn, đạt năng suất lao động cao hơn nhiều so với công cụ đá.
—> Việc phát minh ra thuật luyện kim đã làm thay đổi sức sản xuất, tạo nên những chuyển biến mạnh mẽ trong đời sống kinh tế - xã hội, đưa con người ra khỏi thời nguyên thủy, bước sang thời đại văn minh.
 

- Lúa gạo trở thành lương thực chính của người Việt Nam.
- Con người chủ động hơn trong trồng trọt và tích lũy lương thực.
- Từ đó con người có thể yên tâm định cư lâu dài, xây dựng xóm làng (vùng đồng bằng ở các con sông lớn như sóng Hồng, sông Mã, sông Cả, sông Đồng Nai) và tăng thêm các hoạt động tinh thần, giải trí.
 

Bình luận (1)
morata
7 tháng 1 2018 lúc 20:26

Việc phát minh ra thuật luyện kim có ý nghĩa quan trọng :
- Tạo ra nguyên liệu làm công cụ, vật dụng mới khá cứng, có thể thay thế đồ đá.
- Đúc được nhiều loại hình công cụ, dụng cụ khác nhau.
- Công cụ sắc bén hơn, đạt năng suất lao động cao hơn nhiều so với công cụ đá.
—> Việc phát minh ra thuật luyện kim đã làm thay đổi sức sản xuất, tạo nên những chuyển biến mạnh mẽ trong đời sống kinh tế - xã hội, đưa con người ra khỏi thời nguyên thủy, bước sang thời đại văn minh.

- Lúa gạo trở thành lương thực chính của người Việt Nam.
- Con người chủ động hơn trong trồng trọt và tích lũy lương thực.
- Từ đó con người có thể yên tâm định cư lâu dài, xây dựng xóm làng (vùng đồng bằng ở các con sông lớn như sóng Hồng, sông Mã, sông Cả, sông Đồng Nai) và tăng thêm các hoạt động tinh thần, giải trí.

Bình luận (0)
Hương Giang
Xem chi tiết
Ngọc Trần
8 tháng 11 2017 lúc 17:38

Việc tìm thấy các di tích của người tối cổ trên đất nước ta đã chứng tỏ rằng người tối cổ đã từng sinh sống và trú ngụ tại đây;như những công cụ đá được ghè mỏng , được ghè đẽo thô sơ đã chứng tỏ rằng người tối cổ ở Việt Nam đã biết làm công cụ lao động sản xuất.Nhờ những công cụ này mà người tối cổ Việt Nam có thể sống ổn định,định cư lâu dài trên một địa điểm;đời sống sẽ một phần tốt hơn,ổn định hơn.

Bình luận (0)
nguyen tung
20 tháng 12 2017 lúc 21:47

banhquagianroioe

Bình luận (0)
nguyen tung
20 tháng 12 2017 lúc 21:48

cấm dược xem cái này

Bình luận (0)
Phạm Thị Hà Giang
Xem chi tiết
Quốc Đạt
28 tháng 12 2016 lúc 10:09

Công cụ sản xuất được cải tiến với việc dùng nhiều loại đá khác nhau. Hàng loạt hang động, mái đá có dấu vết sinh sống của người nguyên thủy được tìm thấy ở Hòa Bình, Bắc Sơn (Lạng Sơn), Quỳnh Văn (Nghệ An), Hạ Long (Quảng Ninh), Bàu Tró (Quảng Bình). Ở đó, Người tinh khôn
nguyên thủy thời này sống cách đây từ 12.000 đến 4.000 năm. Trong chế tác công cụ đá, họ đã biết mài ở lưỡi cho sắc. Số công cụ đá được mài ở lưỡi như rìu ngắn, rìu có vai ngày càng nhiều. Ngoài ra, họ vẫn dùng rìu đá cuội, một số công cụ bằng xương, bằng sừng. Ờ các địa điểm thuộc Bắc Sơn, Quỳnh Văn, Hạ Long, người ta còn tìm thấy đồ gốm và lưỡi cuốc đá.

Những cố gắng và sáng tạo trong chế tác công cụ vừa tạo điều kiện rộng sản xuất, vừa nâng cao dần cuộc sống.

Bình luận (2)
Nguyễn Phan Thu Hà
Xem chi tiết
Nguyễn Kim Thành
10 tháng 12 2016 lúc 11:27

Việc tìm thấy dấu vết Người tối cổ trên đất nước ta chứng minh rằng nước ta là một nước đã có từ rất lâu đời, là quê hương của loài người và giúp chúng ta hiểu hơn về giống nòi của chúng ta.

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thành Đạt
16 tháng 11 2016 lúc 23:38

Trên đất nước ta, các nhà khảo cổ học mới chỉ phát hiện được dấu vết Người tối cổ cách nay khoảng 500.000 năm. Các nhà khảo cổ đã tìm thấy các hóa thạch người, các di tích cư trú, các công cụ lao động đá ghè đẽo thô sơ của người tối cổ ở trên nhiều địa bàn của lãnh thổ Việt Nam như Lạng Sơn, Thanh Hóa, Đồng Nai, Bình Phước... họ sống thành từng bầy, chủ yếu săn bắt thú rừng và hái lượm hoa quả để sống.

- Di tích cổ sinh hóa thạch (răng) của người Homo Erectus (người đứng thẳng) ở hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn) và răng người Homo Sapiens (người khôn ngoan sớm) ở Thẩm Ồm (Nghệ An) niên đại 250.000 – 140.000 năm cách ngày nay, hang Hùm (Yên Bái) niên đại 80.000 – 70.000 năm cách ngày nay.

- Di tích cư trú, chế tác công cụ ở núi Đọ, núi Nuông, Quan Yên (Thanh Hóa), Suối Đá, Gia Tân (Đồng Nai)…

Một số loại mảnh tước, công cụ chặt thô, công cụ mũi nhọn… bằng đá gốc Bazan có dấu vết sử dụng của người tiền sử trong việc săn bắt, xẻ thịt hoặc trong chiến đấu. Các động tác thường được thực hiện là: chém, đâm, cắt, chặt, ném, nạo, gọt… Việc biết sử dụng công cụ có cạnh sắc, mũi nhọn cho thấy người tiền sử đã vượt ra khỏi cuộc sống động vật. Công cụ đá dần được ghè đẽo, gia công, tu chỉnh ngày càng sắc bén.

 

1. Sự hình thành công xã thị tộcTrải hàng vạn thế hệ, người tối cổ từ cuộc sống bầy đàn tiến hóa thành người tinh khôn với công xã thị tộc, với hoạt động lao động săn bắt hái lượm để sinh tồn, người tiền sử Việt Nam đã tự hoàn thiện kỹ năng đôi tay, năng lực tư duy, tiếng nói… đi từ sử dụng cục đá sẵn có trong tự nhiên lên trình độ chế tác công cụ đá, từng bước có những phát minh làm thay đổi chất lượng cuộc sống.

Dấu tích của người tinh khôn được tìm thấy ở nhiều nơi trên nước ta. Họ sống thành các thị tộc, sử dụng công cụ ghè đẽo, lấy săn bắt và hái lượm làm nguồn sống chính.

- Di tích cổ sinh hóa thạch của người Homo Sapiens Sapiens (người khôn ngoan hiện đại) ở Thung Lang (Ninh Bình), Kéo Lèng (Lạng Sơn) niên đại khoảng 30.000 năm cách ngày nay.

- Di tích cư trú, chế tác công cụ ở Mái đá Ngườm (Thái Nguyên) niên đại khoảng 30.000 – 23.000 năm cách ngày nay, ở Lung Leng (Kon Tum) niên đại 30.000 – 18.000 năm cách ngày nay, ở Sơn Vi (Phú Thọ) niên đại khoảng 23.000 – 11.000 năm cách ngày nay.

- Xuất hiện kỹ nghệ Ngườm (Thái Nguyên) chế tác công cụ mũi nhọn và công cụ nạo cắt bằng đá cuội với kỹ thuật gia công mảnh tước, ghè đẽo và tu chỉnh, cho phép người tiền sử cải tiến năng suất lao động cao hơn. Với việc phát minh kỹ thuật ghè đẽo, tu chỉnh đá cuội, người tiền sử đã bước đầu tự chế được công cụ cho mình theo ý muốn, không còn lệ thuộc vào những cạnh sắc bất kỳ của những mảnh tước như trước nữa. Công cụ Ngườm đã được ghè đẽo tạo cạnh sắc theo chiều ngang, mở ra ý tưởng hình thành những con dao đá sau này.

- Văn hóa Sơn Vi có phạm vi phân bố rộng rãi với hàng trăm di tích được phát hiện trên các tỉnh miền Bắc Việt Nam. Công cụ văn hóa Sơn Vi được chế tác từ đá cuội một cách công phu với kỹ thuật ghè đẽo, bổ ở hai đầu hay ở rìa cạnh thành hình “múi” thực hiện được nhiều chức năng hơn so với giai đoạn trước. So với công cụ Ngườm, công cụ cuội Sơn Vi ghè đẽo rìa cạnh đã có hình dạng ổn định, thuận lợi hơn trong việc sử dụng với cạnh sắc hình múi tạo vết cắt hoặc vết chém sâu hơn mà vẫn sử dụng lực bình thường.

2. Sự phát triển của công xã thị tộc

Nhờ những tiến bộ trong kỹ thuật chế tác công cụ cuối hậu kỳ đá cũ, người tiền sử Việt Nam có điều kiện sống tốt hơn nên ngày càng đông hơn, từ thị tộc đã phát triển thành bộ lạc và từ các miền rừng núi tràn xuống đồng bằng, vùng ven biển để bắt đầu cuộc sống định cư với các hoạt động kinh tế đa dạng: săn bắn, hái lượm theo chu kỳ của nền nông nghiệp nguyên thủy, chăn nuôi nguyên thủy, chế tạo đồ đá, đồ gốm, đồ gỗ, đồ xương… phát triển các loại hình đan, dệt, làm đồ trang sức… cũng như các hoạt động nghệ thuật, tín ngưỡng, tôn giáo. Gắn liền với Văn hóa Hòa Bình, Bắc Sơn và cuộc cách mạng Đã mới.

Di tích sơ kỳ đá mới xuất hiện đều khắp các vùng miền Việt Nam: vùng núi Tây Bắc (Hòa Bình, Bắc Sơn), vùng Đông Bắc (Cái Bèo – Hải Phòng), Soi Nhụ (Quảng Ninh), đồng bằng ven biển Quỳnh Văn (Nghệ An), Đa Bút (Thanh Hóa), Bàu Dũ (Quảng Nam)… Di tích sơ kỳ đá mới thường gặp là các loại mộ táng có công cụ đá, công cụ xương, mảnh gốm, tàn tích than tro, xương động vật, vỏ nhuyễn thể… đôi khi còn di cốt. Nguyên liệu để chế tác công cụ đá sơ kỳ đá mới đã phong phú hơn thời trước, ngoài đá cuội còn có sa thạch, đá ngọc, thạch anh, phiến thạch, gỗ, tre,…

v Hiện vật văn hóa Hòa Bình

Văn hóa Hòa Bình là văn hóa nổi tiếng tiêu biểu cho kỹ thuật chế tác đá thời sơ kỳ đá mới ở Việt Nam. Kỹ thuật này đã được sử dụng trong một vùng rộng lớn từ Nam Trung Quốc đến hết khu vực Đông Nam Á và hiện nay đã trở thành một thuật ngữ khảo cổ học quốc tế: “Hoabinhian” nghĩa là công cụ đá kiểu Hòa Bình.

Các loại công cụ đá cuội Hòa Bình với kỹ thuật ghè chung quanh và ghè hai mặt trong đó công cụ hình đĩa nhiều cạnh sắc, các loại rìu ngắn và nhóm công cụ mài lưỡi… là loại hình đặc trưng của văn hóa Hòa Bình. Cũng đã có dấu vết đồ gốm trong văn hóa Hòa Bình. Kỹ thuật ghè hai mặt với trình độ khá điêu luyện tạo ra công cụ hình đĩa có độ sắc bén cao. Công cụ này tạo điều kiện thoải mái hơn cho người tiền sử khi sử dụng và tạo được năng suất cao hơn.

v Hiện vật văn hóa Bắc Sơn

Gồm các loại công cụ đá, mảnh gốm…trong đó đáng chú ý nhất là loại rìu mài lưỡi cho thấy kỹ thuật mài đá đã trở nên phổ biến. Từ đó người tiền sử đã sở hữu loại công cụ sắc bén làm tăng năng suất lao động. Một loại di vật nổi tiếng là công cụ có vết mài lõm đôi, vết mài lõm này thường được gọi là dấu Bắc Sơn. Kỹ thuật cưa đá cũng đã thấy xuất hiện trong văn hóa Bắc Sơn. Đồ gốm thuộc văn hóa Bắc Sơn không nhiều, phần lớn là các loại đồ đựng có miệng loe đáy tròn, kiểu dáng thô, độ nung thấp.

v Di vật di tích Cầu Sắt (Đồng Nai)

Rìu có kích thước nhỏ, chủ yếu sử dụng trong việc gọt, nạo, cắt, bổ… Người tiền sử Đồng Nai - Nam bộ dùng kỹ thuật cưa và mài để chế tác chiếc rìu này.

Cách đây khoảng 5000-6000 năm,con người đã có tiến bộ vượt bậc trong việc chế tạo công cụ đá với những kỹ thuật mới như: mài, cưa, khoan… làm công cụ ngày càng hoàn thiện, có hình dạng đẹp đẽ, vừa bền chắc vừa dễ sử dụng trong lao động, chiến đấu hoặc dùng để chế tạo các loại công cụ khác. Phát triển kĩ thuật làm đồ gốm bằng bàn xoay. nó làm cho năng suất lao động tăng lên, nông nghiệp trồng lúa phổ biến. Dân số gia tăng. Đời sống vật chất ổn định, đời sống tinh thần nâng cao. Địa bàn cư trú được mở rộng. Trao đổi sản phẩm được đẩy mạnh.
Bình luận (4)
Quỳnh Phương
25 tháng 10 2017 lúc 20:46

vào đây sẽ có câu trả lời ngắn gọn, đúng nè bn: https://hoc24.vn/hoi-dap/question/104982.html

Bình luận (0)
Bánh Bao
Xem chi tiết
Mai Phương
28 tháng 10 2016 lúc 17:07

Theo em sự xuất hiện của rìu mài lưỡi rất có ích cho đời sông ng nguyên thủy.Nhờ có nó mà năng xuất lao động của họ cao hơn làm cho xã hội nguyên thủy tan rã hình thành nên xã hội người tinh khôn , phân biệt giai cấp giàu nghèo

Bình luận (0)
Quỳnh Như
11 tháng 10 2018 lúc 22:43

Có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong thời kì đồ đá .Giúp người nguyên thủy tự sản xuất lao động rồi dẫn đến xã hội nguyên thủy tan rã và hình thành xã hội người tinh khôn.

Bình luận (1)
Nguyễn Sỹ Hiển
Xem chi tiết
Nacy Trần
20 tháng 10 2018 lúc 19:58

Chế độ phụ hệ là hệ thống mà hậu duệ được tính theo người cha và theo họ cha (được tự gọi là "họ nội"). Đây là hệ thống xã hội mà trong đó người ta thuộc về dòng dõi người cha, liên quan đến việc thừa kế tài sản và danh hiệu.

Chế độ mẫu hệ là hệ thống mà hậu duệ được tính theo người mẹ và theo họ mẹ (mà chế độ phụ hệ gọi là "họ ngoại"). Đây là hệ thống xã hội mà trong đó người ta thuộc về dòng dõi người mẹ, liên quan đến việc thừa kế tài sản và danh hiệu. Gia đình mẫu hệ không nhất thiết phải là mẫu quyền.

Tại Việt Nam, chế độ mẫu hệ có ở ở cộng đồng người Chăm và một số dân tộc vùng cao thuộc Tây Bắc, Tây Nguyên. Các dân tộc này dù theo chế độ mẫu hệ nhưng vẫn theo chế độ phụ quyền chứ không phải là chế độ mẫu quyền.

Vì ngày nay , vai trò và vị trí của người đàn ông ngày càng quan trọng. Người đàn ông được coi là trụ cột trong gia đình , che chở cho vợ con .Và người đàn ông có vị trí rất quan trọng trong Xã Hội , lao động sản xuất

Bình luận (0)
Đặng Minh Ánh
Xem chi tiết
Nguyễn Hà Phương
20 tháng 12 2016 lúc 9:56

Do yêu cầu của sản xuất và đời sống(sự phát minh ra đồ gốm dẫn đến phát minh ra thuật luyện kim.)

Bình luận (0)
cao trong thanh
20 tháng 12 2016 lúc 13:47

công cụ lao động chủ yếu được tìm thấy ở đâu trên đất nước ta

Bình luận (0)
Võ Nguyễn Gia Khánh
3 tháng 1 2017 lúc 17:38

Việc phát minh ra thuật luyện kim có ý nghĩa quan trọng :
- Tạo ra nguyên liệu làm công cụ, vật dụng mới khá cứng, có thể thay thế đồ đá.
- Đúc được nhiều loại hình công cụ, dụng cụ khác nhau.
- Công cụ sắc bén hơn, đạt năng suất lao động cao hơn nhiều so với công cụ đá.
—> Việc phát minh ra thuật luyện kim đã làm thay đổi sức sản xuất, tạo nên những chuyển biến mạnh mẽ trong đời sống kinh tế - xã hội, đưa con người ra khỏi thời nguyên thủy, bước sang thời đại văn minh.

Bình luận (0)
Lê Trà My
Xem chi tiết
Châu Hà
30 tháng 10 2016 lúc 20:32

tự lên mạng mà tra

Bình luận (2)
Giang Võ
1 tháng 11 2020 lúc 14:43

Xin chào,mình trả lời câu hỏi ở trên của bạn nhé hãy đừng quên theos thành dõi mình nha.

đời sống và tinh thần của người nguyên thuỷ là:họ ko chỉ biết lao động má còn làm nhiều đồ trang sức.Người nguyên thuỷ đã biết vẽ trên vách hang động những hình ảnh mô tả cuộc sóng tinh thần của mình.Trong quan hệ thị tộc,tình mẹ con,tình anh em gắn bó .

chúc bạn học tốt.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Thu Trang
Xem chi tiết
nguyen tung
20 tháng 12 2017 lúc 22:02

☯➸❤☠

Bình luận (0)
nguyen tung
20 tháng 12 2017 lúc 22:04

ohobanhlimdimcái chim

Bình luận (0)
Trang Trai Lon
Xem chi tiết
Nguyen Thi Mai
26 tháng 10 2016 lúc 20:48

Chế độ thị tộc mẫu hệ là chế độ của những người cùng huyết thống sống chung với nhau và tôn người mẹ lớn tuổi nhất lên làm chủ

Bình luận (1)
Vương Hàn
26 tháng 10 2016 lúc 20:48

Chế độ thị tộc mẫu hệ là hệ thống mà hậu duệ được tính theo người mẹ và theo họ mẹ (mà chế độ phụ hệ gọi là "họ ngoại"). Đây là hệ thống xã hội mà trong đó người ta thuộc về dòng dõi người mẹ, liên quan đến việc thừa kế tài sản và danh hiệu. Gia đình mẫu hệ không nhất thiết phải là mẫu quyền.

Bình luận (0)
Lưu Hạ Vy
26 tháng 10 2016 lúc 20:51

Chế độ mẫu hệ (tiếng Anh: matrilineality) là hệ thống mà hậu duệ được tính theo người mẹ và theo họ mẹ (mà chế độ phụ hệ gọi là "họ ngoại"). Đây là hệ thống xã hội mà trong đó người ta thuộc về dòng dõi người mẹ, liên quan đến việc thừa kế tài sản và danh hiệu. Gia đình mẫu hệ không nhất thiết phải là mẫu quyền.

Tại Việt Nam, chế độ mẫu hệ có ở ở cộng đồng người Chăm và một số dân tộc vùng cao thuộc Tây Bắc, Tây Nguyên. Các dân tộc này dù theo chế độ mẫu hệ nhưng vẫn theo chế độ phụ quyền chứ không phải là chế độ mẫu quyền.

Bình luận (1)