Hãy liệt kê một vài thông tin là đặc điểm khí hậu của một vùng nào đó ở việt nam. Nêu những biến đổi của khí hậu ở vùng đó trong những năm vừa qua.
Hãy liệt kê một vài thông tin là đặc điểm khí hậu của một vùng nào đó ở việt nam. Nêu những biến đổi của khí hậu ở vùng đó trong những năm vừa qua.
Đặc điểm khí hậu Đồng bằng sông Hồng:
Đặc trưng khí hậu của vùng là mùa đông từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, mùa này cũng là mùa khô. Mùa xuân có tiết mưa phùn. Điều kiện về khí hậu của vùng tạo thuận lợi cho việc tăng vụ trong năm vụ đông với các cây ưa lạnh, vụ xuân, vụ hè thu và vụ mùa.
Biến đổi khí hậu Đồng bằng sông Hồng:
Mới đây các nhà khoa học đã đưa ra công bố về mức độ tổn thương của khu vực sông Hồng, miền Bắc Việt Nam trước nguy cơ biến đổi khí hậu (BĐKH).
Theo đó phương pháp đánh giá mức độ tổn thương tài nguyên, môi trường mới được áp dụng tại khu vực cửa sông Hồng được kế thừa từ các phương pháp và chỉ tiêu đánh giá mức độ tổn thương đới ven biển do các tai biến liên quan đến biến đổi khí hậu như dâng cao mực nước biển của Cục Địa chất Mỹ và Ủy ban Liên Chính phủ về biến đổi khí hậu, chỉ số tổn thương đới ven biển của Pethick,J.B and Crooks có điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện Việt Nam.
Sau khi nghiên cứu, các nhà khoa học cho rằng, yếu tố gây tổn thương tới tài nguyên, môi trường cửa sông Hồng được xác định gồm 2 nhóm chính, đó là: Các tai biến liên quan đến biến đổi khí hậu như xói lở, bồi tụ, biến động luồng lạch, bão và lũ, nước biển dâng cao và ô nhiễm môi trường;
Các yếu tố tác động mạnh sau tai biến địa chất như các vật chất tạo thành địa chất ven biển như bùn, bùn cát, cát, đá gốc và nhóm hoạt động dân sinh như nuôi trồng thủy sản, nông nghiệp, giao thông vận tải biển...
Kết quả đánh giá mức độ nguy hiểm do tai biến từ các yếu tố tự nhiên và hoạt động sản xuất của con người được phân vùng nghiên cứu. Theo đó, có tới 70% diện tích vùng nghiên cứu nằm trong mức độ nguy hiểm trung bình và tương đối cao phân bố ở thị trấn Tiền Hải, Ngô Đồng và các xã ven biển Hồng Thuận, Giao Nhân, Giao Than (Thái Bình), Cồn Thủ, Cồn Vành và Vườn Quốc gia Xuân Thủy.
Vùng có mức độ nguy hiểm đặc biệt cao chiếm 16% tại khu vực ven biển như Giao An, Giao Hưng (Nam Định), Hồng Tiến (Thái Bình), phía Nam cửa sông Ba Lạt và vùng có mức độ tổn thương thấp chiếm khoảng 14%.
Điều đáng lưu ý là các tai biến có mức độ nguy hiểm không giống nhau đối với hệ sinh thái khác nhau như dâng cao mực nước biển yếu tố nguy hiểm nhất đối với hệ sinh thái nước lợ, còn đất ngập nước ngọt (vùng cửa sông phía đất liền) bị tác động mạnh của nước dâng do bão, mưa lũ hay thay đổi độ mặn...
Trình Bày Nguyên Nhân Dẫn Tới Suy Thoái Môi Trường Do Hoạt Động Của Con Người?
Do con người hái lượm, săn bắt động vật hoang dã, chăn thả gia súc, đốt rừng, khai thác khoáng sản, phát triển nhiều khu dân cư, chiến tranh đã làm mất nơi ở, mất nhiều loài sinh vật, làm đất bị xói mòn và thoái hóa, gây hạn hán, cháy rừng, ô nhiễm môi trường và mất cân bằng sinh thái.
-Khí thải công nghiệp do các nhà máy -> Hiệu ứng nhà kính, Suy giảm tầng ô Zôn(áo giáp bảo vệ trái đất). Trái đất nóng lên -> băng tan diện tích đất lục địa giảm do nước biển dâng...
- Phá rừng bừa bãi, cháy rừng giảm. "lá phổi" trái đất thu hẹp. Hiện tượng lũ lụt, xói mòn rửa trôi đất. diện tích đất canh tác thu hẹp. đất thái hoá...
- xử lý chất thải (công -nông nghiệp và sinh hoạt) không hợp lý làm ô nhiểm môi trường
- Sử dụng phân bón., thuốc bảo vệ thực vật không hợp lý cũng làm ô nhiểm môi trường
- Sử dụng nước không hợp lý, lảng phí và cũng làm môi trường suy thoái(thếu nước sinh hoạt, nướ tưới tiêu
-Khai thác tài nguyên (nước, khoáng sản, vật liệu xây dựng, năng lượng) không hợp lý cũng làm cho môi trường sống của con người và sinh vật sống bị huỷ hoại.
-Khai thác, sử ụng các nguồn gien Đ.T vật không hợp lý làm mất cân bằng sinh thái -> Ảh đến MT
=> Làm mất nơi ở, mất nhiều loài sinh vật, làm đất bị xói mòn và thoái hóa, gây hạn hán, cháy rừng, ô nhiễm môi trường và mất cân bằng sinh thái
Quan sát bảng 35.1 (trang 298 sách vnen ), hãy so sánh về mức độ nguy cơ của việc biến thiên nhiệt độ và nước biển dâng qua các kịch bản khác nhau.
Hãy phân tích tác động của biến đổi khí hậu lên môi trường đất, nước và không khí trên toàn cầu.
Nêu một số tác động của biến đổi khí hậu lên môi trường ở việt nam.
- Tác động của biến đổi khí hậu lên môi trường ở VN:
+ Mất đi đất ( Đất bị xâm mặn) để canh tác, sản xuất
+ Mất nơi ở của sinh vật và con người
+ Giảm đa dạng sinh học các sinh vật, thiệt hại tính mạng con người, bệnh dịch
+ Ảnh hưởng nghiêm trọng kinh tế, đời sống con người
+ Nguồn nước ngọt mất đi hoặc thay đổi chất lượng
+ Không khí bị ô nhiễm và thay đổi
+ Thời tiết thay đổi
Hãy phân tích tác động của nước biển dâng đối với người dân việt nam.
Hậu quả của nước biển dâng là dẫn tới chuỗi các hiện tượng thời tiết cực đoan, nhiều vùng đất bị ngập nước, đe dọa đến đa dạng sinh học, gây xâm nhập mặn làm ảnh hưởng đến chất lượng nước ngọt, giảm năng suất đất nông nghiệp
=> đời sống nhân dân khổ cực
-Tại sao biến đổi khí hậu lại tác động mạnh mẽ làm giảm đa dạng sinh học trên thế giới ?
Mực nước biển dâng lên cùng với cường độ của bão sẽ làm thay đổi thành phần của trầm tích, độ mặn và mức độ ô nhiễm của nước, làm suy thoái và đe dọa sự sống còn của rừng ngập mặn và các loài sinh vật trong đó. Khi mực nước biển dâng cao; nước mặn sẽ xâm nhập sâu vào đất liền, giết chết nhiều loài động, thực vật nước ngọt, ảnh hưởng nguồn nước ngọt cung cấp cho sinh hoạt và trồng trọt của nhiều vùng.
Nhiệt độ tăng làm nguồn thủy, hải sản bị phân tán.
Biến đổi khí hậu với các hệ quả của nó như lũ lụt, hạn hán, cháy rừng, xói mò n và sụt lở đất sẽ thúc đẩy sự suy thoái đa dạng sinh học nhanh hơn, trầm trọng hơn, nhất là những hệ sinh thái rừng nhiệt đới không còn nguyên vẹn, tăng nguy cơ diệt chủng của động, thực vật, làm biến mất các nguồn gen quý, hiếm, bệnh dịch mới có thể phát sinh
Nêu một số biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học ở việt nam.
Các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học:
- Xây dựng các vườn quốc gia và khu bảo tồn
VÍ DỤ: 2007 có 30 vườn quốc gia, 65 khu bảo tồn
- Ban hành sách đỏ Việt Nam
- Đưa ra các quy định khai thác (....)
- tăng cường trồng rừng
- Nâng cao nhận thức chung của toàn dân về đa dạng sinh học và bảo tồn nó
- Tăng cường hợp tác đa ngành, hợp tác quốc tế trong bảo vệ tính đa dạng sinh học.
- Một số biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học là :
– Xây dựng và mở rộng hệ thống vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên…(dẫn chứng).
– Ban hành Sách đỏ Việt Nam để bảo vệ nguồn gen động, thực vật quý hiếm khỏi nguy cơ tuyệt chủng.
– Quy định việc khai thác để đảm bảo sử dụng lâu dài các nguồn lợi sinh vật của đất nước.
Phân tích ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến diện tích rừng.( Gợi ý : nhiệt độ nóng lên, nước biển dâng lên gây hậu quả gì?).
Tác động của biến đổi khí hậu | cơ chế tác động | Ví dụ ở việt nam |
Tác động đến nông, lâm nghiệp | ||
Tác động đến thủy sản | ||
Tác động đến sức khỏe con người |