Bài 51. Cơ quan phân tích thính giác

Phạm Văn An
Xem chi tiết
Nguyễn Xuân Lực
23 tháng 2 2017 lúc 22:03

cơ quan phân tích thính giác gồm: các tế bào thụ cảm thính giác ở cơ quan coocti; dây thần kinh thính giác(đôi dây thần kinh não số VIII); vùng thính giác ở thùy thái dương

b. tai người có tai ngoài, tai giữa, tai trong (chức năng bạn tìm hiểu vif mấy cái này dài lắm)oho

Bình luận (0)
Vương Quốc Anh
21 tháng 3 2017 lúc 21:31

Chia làm ba phần: tai ngoài, tai giữa, tai trong.

- Tai ngoài gồm:

+ Vành tai: hứng sóng âm.

+ Ống tai: hướng sóng âm.

+ Màng nhĩ: ngăn cách giữa tai ngoài và tai giữa, khuếch đại âm thanh.

- Tai giữa gồm:

+ Chuỗi xương tai: bao gồm xương búa, xương đe, xương bàn đạp (áp vào màng bầu dục, giới hạn tai giữa và tai trong) \(\rightarrow\) truyền sóng âm.

+ Vòi nhĩ: Cân bằng áp suất hai bên màng nhĩ.

- Tai trong gồm:

+ Bộ phận tiền đình và ống bán khuyên: phụ trách thăng bằng và thu nhận vị trí, sự chuyển động của cơ thể trong không gian.

+ Ốc tai: Thu nhận kích thích sóng âm.

Bình luận (0)
bui duc khanh
9 tháng 3 2017 lúc 20:13

ạo của cơ quan phân tích thị giác
Cơ quan phân tích thị giác gồm có 3 bộ phận: bộ phận thụ cảm (cầu mắt), bộ phận dẫn truyền thần kinh (thần kinh thị giác) và bộ phận trung ương (não bộ).
Bộ phận thụ cảm
Bộ phận thụ cảm của cơ quan phân tích thị giác là cầu mắt.
Cầu mắt có hình cầu, hơi dẹt trước sau, . Cấu tạo gồm hai bộ phận chính là hệ thống màng và môi trường truyền và khúc xạ ánh sáng, chiết quang trong suốt.
Hệ thống màng gồm 3 lớp: màng sợi, màng cơ mạch và màng thần kinh
Màng sợi: là màng nằm ngoài cùng để bảo vệ cầu mắt, gồm 2 phần. giác mạc; củng mạc cấu tạo bằng mô liên kết sợi chắc mà ta hay gọi là lòng trắng. Bao phía ngoài là kết mạc.
Màng cơ mạch: nằm phía trong sát màng sợi, gồm 3 phần: màng nhện, thể mi, lòng đen (mống mắt).
Phần màng nhện: (màng mạch chính thức) chiếm phần lớn màng mạch ở phía sau, chứa nhiều mạch máu và hắc tố, làm thành buồng tối của cầu mắt.
Phần thể mi: là phần dày lên về phía trước của màng mạch. Trong thể mi có cơ thể mi, là những sợi cơ trơn bám vào nhân mắt, cơ này điều tiết độ phồng, dẹt của thủy tinh thể. Thể mi có nhiệm vụ tiết ra thể dịch.
Phần lòng đen (hay mống mắt): là phần trước của màng mạch, hình đĩa tròn. Lòng đen được cấu tạo bởi mô đệm liên kết gồm 2 loại cơ trơn: cơ vòng và cơ tia, do dây thần kinh giao cảm và phó giao cảm chi phối, giúp co giãn đồng tử mắt, nhằm điều chỉnh lượng ánh sáng vào bên trong. Chính giữa lòng đen có một lỗ nhỏ (gọi là lỗ con ngươi hay đồng tử mắt) để ánh sáng lọt vào buồng tối cầu mắt. Lòng đen chứa nhiều sắc tố. Số lượng sắc tố quyết định màu mắt. Nếu nhiều sắc tố thì lòng mắt màu đen, ít sắc tố thì lòng mắt màu nâu hoặc xanh da trời. Nếu không có sắc tố thì người bị bệnh bạch tạng, khi đó lòng mắt sẽ có màu đỏ hồng (do mạch máu ánh lên). Mặt trước lòng đen có buồng trước, mặt sau lòng đen có buồng sau, đều chứa thủy dịch.
Màng thần kinh (Võng mạc, màng lưới): là màng trong cùng, lót ở nửa sau cầu mắt, cấu tạo phức tạp, với 10 lớp tế bào thần kinh thụ cảm ánh sáng, xếp thành 3 tầng tế bào chính, gồm các tế bào cảm quang, các tế bào thần kinh, các tổ chức đệm. Bề dày của màng 0,5 mm gồm các lớp tế bào:
Tầng tế bào cảm quang: gồm hai loại tế bào. Loại tế bào nón và loại tế bào que. Các tế bào hình nón tập trung chủ yếu ở chính giữa màng lưới tạo nên điểm vàng. Các tế bào hình que tập trung chủ yếu ở hai bên. Càng xa điểm vàng, tế bào nón càng ít. Các tế bào này có nhiệm vụ tiếp nhận ánh sáng ở các bước sóng khác nhau.
Tầng tế bào lưỡng cực: làm nhiệm vụ dẫn truyền cảm giác vào tầng trong.
Tầng tế bào đa cực: có khoảng 1 triệu nơ ron. Các nơ ron có sợi trục dài hợp lại tạo thành dây thần kinh cảm giác thị giác. Chỗ đi ra của dây thần kinh thị giác gọi là điểm mù.
Võng mạc có 2 vùng đặc biệt gọi là điểm mù và điểm vàng. Điểm mù là nơi đi ra của dây thần kinh thị giác, màu nhạt có đường kính khoảng 1,8 mm, không có tế bào cảm quang. Điểm vàng cách điểm mù 4 mm về phía trung tâm mắt, là vùng nhìn rõ nhất, có rất nhiều tế bào hình nón. Tại phần trung tâm, điểm vàng mảnh dần tạo thành một điểm lõm xuống gọi là hốc trung tâm chứa toàn tế bào hình nón.
Các tế bào hình que phân bố trên toàn bộ võng mạc, ngoại trừ điểm vàng, đảm bảo việc tiếp nhận ánh sáng không màu.
Các tế bào hình nón tiếp nhận ánh sáng có màu. Hố trung tâm gần như chỉ có các tế bào hình nón, rất nhạy cảm với các tia sáng màu.
Các tế bào hình que và hình nón liên hệ với các tế bào thần kinh thị giác nằm ngay trong võng mạc. Tại hố trung tâm, mỗi tế bào hình nón liên hệ với 1 tế bào thần kinh qua 1 tế bào lưỡng cực trung gian. Tại các phần khác của võng mạc, số luợng các tế bào hình que và hình nón lớn hơn nhiều so với các tế bào lưỡng cực trung gian. Bản thân các tế bào lưỡng cực trung gian có số lượng lớn hơn gấp nhiều lần so với các tế bào thần kinh hạch. Sự khác biệt này càng tăng khi khoảng cách tới hố trung tâm của võng mạc tăng lên. Do đó một sợi thần kinh sẽ liên hệ với hàng chục hoặc hàng trăm tế bào cảm quang. Điều này làm cho quá trình tổng hợp hưng phấn trong các tế bào cảm quang thưc hiện thuận lợi. Đó là cơ sở giải thích hiện tượng khi ta hướng trục mắt vào quan sát một vật nào đó thì chỉ nhìn rõ nó từng chi tiết, còn các vật xung quanh lại không rõ.
Môi trường truyền và khúc xạ ánh sáng
Là một hệ thống trong suốt, gồm nhân mắt (thể thủy tinh), thủy dịch và thủy pha lê có nhiệm vụ tham gia vào việc tạo hình ảnh rõ nét trên võng mạc.
Nhân mắt (còn gọi là thủy tinh thể). Nằm phía sau thể mi và mống mắt, có hình thấu kính hội tụ lồi 2 mặt, trong suốt; được bọc trong màng trong suốt, gắn với thể mi nhờ các sợi dây chằng trong suốt

Bình luận (0)
Nguyễn Hương Giang
Xem chi tiết
Lê Thiên Anh
14 tháng 3 2017 lúc 21:15

- Tai được chia ra tai ngoài, tai giữa, tai trong.

+ Tai ngoài:

Vành tai: hứng sóng âm

Ống tai: hướng sóng âm

Màng nhĩ : ngăn cách giữa tai ngoài và tai giữa, khuếch đại âm thanh

+Tai giữa:

Chuỗi xương tai: truyền sóng âm

Vòi nhĩ: cân bằng áp suất hai bên màng nhĩ

+ Tai trong

Bộ phận tiền đình và các ống bán khuyên: thu nhận các thông tin về vị trí và sự chuyển động của cơ thể trong không gian

Ốc tai: thu nhận các kích thích của sóng âm

- Ta nghe được các tiếng động xung quanh vì âm được truyền bởi không khí đến tai làm cho màng nhĩ dao động. Từ đó ta có thể phân biệt đươc âm phát ra từ bên trái hay bên phải

Bình luận (0)
Huy Giang Pham Huy
16 tháng 3 2017 lúc 21:54

Tai người cấu tạo gồm 3 phần: tai ngoài, tai giữa và tai trong. Tai ngoài có vành tai (phần duy nhất có thể nhìn thấy từ phía ngoài) và ống nghe. Vành tai (hay còn gọi là loa tai) hoạt động giống một chiếc anten parabon, hướng âm thanh vào trong ống nghe. Âm thanh sẽ đi qua màng nhĩ nằm ở lối vào tai giữa.

Tai giữa nằm trên xương thái dương, thông với khoang mũi qua vòi Ot-tát. Đó chính là lý do tại sao áp suất ở tai giữa luôn cân bằng với áp suất bên ngoài.

Khi một vật dao động và phát ra âm, chúng sẽ tác động lên không khí, làm không khí chuyển động dưới dạng sóng. Sóng lan truyền trong không khí và đến tai của ta, hai lỗ tai có hai màn nhĩ và hai màn nhĩ này tiếp nhận sóng từ không khí lan truyền tới. Nếu vật phát ra âm ở phía nào thì nó sẽ tác động lên tai ở phía đó. Tác động này sẽ được các noron thần kinh cảm nhận và truyền đến thần kinh trung ương. Ở đây sẽ phân tích âm truyền đến và phát lại phản xạ cho các bô phận cơ thể

Bình luận (0)
Vương Quốc Anh
21 tháng 3 2017 lúc 21:38

Ta có thể xác định được âm thanh phát ra ở bên trái hay bên phải do thời điểm âm thanh tới hai tai sẽ lệch nhau giúp người nghe có thể xác định được phương hướng của âm thanh.

Bình luận (0)
Nguyễn Tuấn Anh
Xem chi tiết
_silverlining
15 tháng 3 2017 lúc 20:49

2, Sóng âm vào tai làm rung màng nhĩ, tác động lên cơ quan thụ cảm ( cơ quan coocti) kích thích tế bào thụ cảm thính giác giúp ta nhận biết về âm thanh ấy.

3. Vệ sinh tai :

- Luôn giư vệ sinh tai sạch sẽ, không dùng que nhọn để ráy tai.

- tránh nơi có tiếng ồn , howacj có tiếng động mạnh ảnh hưởng đến hệ TK làm giảm tính đàn hồi của màng nhĩ dẫn đến tai ko nghe rõ.

Bình luận (0)
Vương Quốc Anh
Xem chi tiết
Lê Thiên Anh
21 tháng 3 2017 lúc 21:47

Say tàu xe là hệ quả của việc tín hiệu chuyển động nhận được tại tiền đình không nhất quán. Ví dụ như bạn cảm thấy là mình đang di chuyển nhưng tín hiệu từ mắt hoặc tai cho cơ thể của bạn biết rằng bạn không di chuyển. Lúc này, não của bạn sẽ kết luận rằng cơ thể của bạn đang bị nhiễm độc và ảo giác, vùng Postrema trên não sẽ khích thích hệ thống miễn dịch trong cơ thể của bạn hoạt động. Đối với dạng nhiễm độc thì một trong những cơ chế phòng vệ cho cơ thể là nôn - ói. Bạn lưu ý rằng nôn - ói không làm thuyên giảm cảm giác say tàu xe.

Bình luận (2)
Diệp Tử Đằng
4 tháng 4 2017 lúc 21:12

Vì:

_Thứ nhất: Do tâm lý của người sử dụng phương tiện về hiện tượng say tàu xe như một nỗi ám ảnh, chính vì thế chỉ cần thấy xe, tàu, thuyền,… là đã có cảm giác say rồi.
_Thứ hai: Do bị huyết áp thấp.
_Thứ ba: Những phản xạ thần kinh của cơ quan nội tạng: bụng quá đói hoặc quá no, mất ngủ, người mệt mỏi, bực tức, không khí ô nhiễm;
-Thứ tư: Do sự thay đổi chất dịch ở tai trong khi di chuyển trên các phương tiện chuyển động gây ra sự thay đổi và tăng tiết dịch ở tai trong, dẫn đến một kích thích có cảm giác khó chịu là những biểu hiện của say tàu xe.
_Thứ năm: Do rối loạn tiền đình: Khi di chuyển, sự lắc lư, chòng chành, lên xuống của phương tiện làm cho mạch máu tai trong bị co thắt dẫn đến tăng thể tích nội dịch và giãn lòng ống nội dịch, làm cho mê đạo màng tai trong bị tích thủy, ảnh hưởng đến cơ quan tiền đình, gây ra rối loạn tiền đình kiểu say tàu xe.

Bình luận (0)
Vương Quốc Anh
Xem chi tiết
Lê Thiên Anh
21 tháng 3 2017 lúc 21:46

Sở dĩ bạn đau tai là do màng nhĩ phồng lên hoặc lõm xuống do thay đổi áp suất không khí. Không khí ở tai giữa bị hút liên tục và được bù lại qua vòi nhĩ, khi đó áp lực không khí ở cả hai phía của màng nhĩ ở trạng thái cân bằng. Nhưng khi vòi nhĩ bị tắc, áp lực không khí ở mỗi phía khác nhau. Áp lực trong tai giữa không cân bằng và bạn cảm thấy ù tai. Khi đó màng nhĩ không thể rung bình thường, vì thế âm thanh bị bóp nghẹt hoặc bị tắc nghẽn. Tai đau là do màng nhĩ bị kéo căng ra.

Bình luận (0)
lengocthinh
Xem chi tiết
Cheewin
1 tháng 4 2017 lúc 19:37

Người ta chia sự giống nhau và khác nhau giữa con người và động vật lớp thú ra làm 2 phần: cấu trúc hình thể và năng lực trí tuệ cũng như lối sống cộng đồng như sau:
- Về cấu trúc hình thể, người và thú giống nhau đều là động vật bậc cao . Người và thú còn giống nhau ở chỗ đẻ con ( bào thai sẽ xuất hiện trong nhau thai và tất cả các loài thú có vú đều nuôi con bằng sữa mẹ),các bộ phận trên cơ thể người và động vật có vú giống nhau một cách rõ rệt.
Ngoài ra các bộ phận bên trong (nội tạng) giữa người và đvật có vú cũng rất giống nhau.
- Con người thuộc loài linh trưởng bậc cao phát triển hơn lớp thú về có ngôn ngữ và trí tuệ .


Bình luận (0)
Nguyễn  Phạm Hoàng trang
Xem chi tiết
Phạm Văn An
1 tháng 4 2017 lúc 18:59

Ta nghe được âm thanh trầm bổng khác nhau vì các tế bào thụ cảm thính giác ở cơ quan coocti chia thành các loại khác nhau thụ cảm tần số âm thanh khác nhau.

Bình luận (0)
Bạch Tuyết Nguyễn
1 tháng 4 2017 lúc 21:08

Vì các tế bào thụ cảm thính giác ở cơ quan coocti chia thình các loại khác nhau nên thụ cảm tần số âm thanh khác nhau ngaingung

Bình luận (0)
love smtowm
Xem chi tiết
Lưu Hạ Vy
1 tháng 4 2017 lúc 21:59

a) Nguyên nhân :

- Tiếng ồn troq sinh hoạt

- Tiếng ôn troq xây dựng

- Tiếng ồn troq giao thông

................

b) Biện pháp

- Quy hoạch kiến trúc hợp lí

- giảm tiếng ồn bằng cánh chấn động ngay tại nguôn

- Sử dụng các thiết bj tiêu âm , cách âm

- Phương pháp thông tin , giáo dục cho ng` dân

Bình luận (0)
duyên
Xem chi tiết
Doraemon
3 tháng 4 2017 lúc 20:19
Bình luận (0)
duyên
Xem chi tiết
Doraemon
3 tháng 4 2017 lúc 20:28
Bình luận (0)
huỳnh thị ngọc ngân
5 tháng 4 2017 lúc 16:45
Vùng Vị trí Chức năng
cảm giác Võ đại não Tiếp nhận các xung động từ cơ quan thụ cảm của cơ thể
vận động Hồi trán lên Chi phối vận động theo ý muốn và không theo ý muốn
Hiểu tiếng nói Thùy thái dương trái Chi phối lời nói và giúp ta hiểu được tiếng nói
Hiểu chữ viết Thùy thái dương Chi phối vận động viết
Vận động ngôn ngữ Thùy trán Chi phối vận động của cơ quan tham gia vào việc phát âm như:thanh quản, môi, lưỡi
Vị giác Thùy đỉnh Giúp cảm nhận được vị giác(mùi vị): chua, cay, mặn, ngọt, lạc,...
Thính giác Thùy thái dương 2 bên Cho ta cảm giác về tiếng động, âm thanh
Thị giác Thùy chẩm Cho ta cảm giác ánh sáng, màu sắc, hình ảnh của vật.

Bình luận (0)