Vì sao dân cư thưa thớt ở đồng bằng amadôn?
Giúp mình với
Vì sao dân cư thưa thớt ở đồng bằng amadôn?
Giúp mình với
Tuy rằng A-ma-dôn là vùng đồng bằng rộng lớn, đất đai màu mỡ, mạng lưới sông ngòi dày đặc,...Nhưng lại thư dân là bởi vì:
-Đồng bằng A-ma-dôn nằm trong vùng xích đạo nên khí hậu khắc nhiệt, khô nóng quanh năm.
-Những tài nguyên thiên nhiên chưa được khai thác hợp lí.Bao phủ chủ yếu là rừng rậm nhiệt đới.
~Chucs bạn học tốt nha~
Tóm tắt thì lý do ít dân ở đó là tại vì người ta khai thác mỏ vàng, gỗ, than, dầu hoả ...vân vân... và dần dần đẩy những người mọi trong đó ra thành phố sinh sống.
Khu rừng Amazon nổi tiếng về những thành phần Colombia Cartel ( giống như Mafia) trồng trọt xì ke và là trung tâm chính của dân buôn lậu ma tuý. Người dân lảng vảng trong đó tụi nó bắn thủng đầu tại chỗ. Ai mà dám vào.
Rừng thiêng nước độc, xì ke ma tuý, đủ thứ bệnh tật trong đó không thuốc chữa, đất đai càng ngày càng hiếm vì các nước giàu có mua hết để khai thác......
Bởi thế càng ngày càng ít dân ở nơi đó.
Amazon có nhiều rừng rậm nên đi lại khó khăn
trình bày khái quát về điều kiện tự nhiên ở khu vực nam phi
Khu vực Nam Phi có độ cao trung bình hơn l000 m. Phần trung tâm trũng xuống tạo thành bồn địa Ca-la-ha-ri. Phần đông nam được nâng lên rất cao tạo thành dãy Đrê-ken-béc, ăn ra sát biển, cao hơn 3000m, tựa như một bức thành đồ sộ.
Phần lớn khu vực Nam Phi nằm trong môi trường nhiệt đới, nhưng ấm và dịu hơn khu vực Bắc Phi. Phần phía đông, nhờ ảnh hưởng của dòng biển nóng và gió đông nam thổi từ đại dương vào nên thời tiết quanh năm nóng, ẩm và mưa tương SM nhiều. Trên các đồng bằng duyên hải và sườn núi hướng ra biển có rừng nhiệt á-Ti bao phủ. Càng đi sâu vào. nội địa, lượng mưa càng giảm, khí hậu trở nên khô hạn dần, rừng nhiệt đới ẩm chuyển sang rừng thưa rồi xavan. Rừng thưa và xavan ở Nam Phi có diện tích khá rộng với giới động vật phong phú không kém xavan ở Trung Phi.
Dải đất hẹp ở cực Nam có khí hậu địa trung hải, thích hợp trồng các loại cây quả cận nhiệt đới.
a) Khái quát tự nhiên
Khu vực Nam Phi có độ cao trung bình hơn l000 m. Phần trung tâm trũng xuống tạo thành bồn địa Ca-la-ha-ri. Phần đông nam được nâng lên rất cao tạo thành dãy Đrê-ken-béc, ăn ra sát biển, cao hơn 3000m, tựa như một bức thành đồ sộ.
Phần lớn khu vực Nam Phi nằm trong môi trường nhiệt đới, nhưng ấm và dịu hơn khu vực Bắc Phi. Phần phía đông, nhờ ảnh hưởng của dòng biển nóng và gió đông nam thổi từ đại dương vào nên thời tiết quanh năm nóng, ẩm và mưa tương SM nhiều. Trên các đồng bằng duyên hải và sườn núi hướng ra biển có rừng nhiệt á-Ti bao phủ. Càng đi sâu vào. nội địa, lượng mưa càng giảm, khí hậu trở nên khô hạn dần, rừng nhiệt đới ẩm chuyển sang rừng thưa rồi xavan. Rừng thưa và xavan ở Nam Phi có diện tích khá rộng với giới động vật phong phú không kém xavan ở Trung Phi.
Dải đất hẹp ở cực Nam có khí hậu địa trung hải, thích hợp trồng các loại cây quả cận nhiệt đới.
b) Khái quát kinh tế-xã hội
Dân cư khu vực Nam Phi thuộc các chủng tộc Nê-grô-it, Ơ-rô-pê-ô-it và người lai, phần lớn theo đạo Thiên Chúa. Trên đảo Ma-đa-ga-xca có người Man-gát thuộc chủng tộc Môn-gô-lô-it.
Trước đây, Cộng hoà Nam Phi là quốc gia có chế độ phân biệt chủng tộc (chế độ A-pac-thai) nặng nề bậc nhất thế giới. Phong trào đấu tranh của người da đen chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi đã giành được thắng lợi với cuộc tổng tuyển cử không phân biệt chủng tộc đầu tiên được tổ chức vào cuối tháng 4-1994.
Các nước ở khu vực Nam Phi cỏ trinh độ phát triển kinh tế rất chênh lệch. Trong khi Cộng hoà Nam Phi là nước công nghiệp phát triển nhất ở châu Phi thì
Mô-dăm-bích, Ma-la-uy... lại là những nước nông nghiệp lạc hậu.
Cộng hoà Nam Phi là nước xuất khẩu vàng nhiều nhất và cũng là một trong những nước sản xuất chủ yếu uranium, kim cương, crôm... của thế giới. Các ngành công nghiệp chính là khai thác khoáng sản, luyện kim màu, cơ khí, hoá chất... Sản phẩm nông nghiệp chiếm 1/3 tổng sản phẩm xuất khẩu của Nam Phi, chủ yếu là hoa quả cận nhiệt đới, ngô...
* Khái quát về điều kiện tự nhiên ở khu vực Nam Phi:
a) Địa hình: độ cao tb trên 1000 m, ở giữa là bồn địa Ca-la-ha-ri, phía Đông Nam là dãy Đrê-ken-béc
b) Khí hậu: Nam Phi nằm trong mtr nđới, phần phía Nam có khí hậu Địa Trung Hải
c) Cảnh quan:
- Thảm thực vật thay đổi theo hướng từ Đông sang Tây: rừng nđới ẩm - rừng thưa - xavan - hoang mạc.
- Dải đất hẹp cực Nma có khí hậu Địa Trung Hải, thik hợp trồng các loại cây ăn quả cận nđới
so sánh 2 hình thức sản xuất nông nghiệp của trung và nam mĩ
Ở Trung và Nam Mĩ, chế độ chiếm hữu ruộng đất rất nặng nề, ảnh hưởng đến việc phát triển sản xuất nông nghiệp. Hai hình thức sở hữu nông nghiệp phổ biến ờ Trung và Nam Mĩ là đại điền trang và tiểu điền trang.
Đại điền trang thuộc sở hữu của các đại điền chủ, họ chỉ chiếm chưa tới 5% số dân nhưng sở hữu trên 60% diện tích đất đai canh tác và đồng cỏ chăn nuôi.
Quy mô của đại điền trang lên tới hàng nghìn hec ta, năng suất thấp do sản xuất theo lối quảng canh. Trong khi đó, một bộ phận lớn nông dân không có ruộng
đất, phải đi làm thuê.
Tiểu điền trang thuộc sở hữu của các hộ nông dân, có diện tích dưới 5 ha, phần lớn trồng các cây lương thực để tự
túc.
Ngoài ra, nhiều công ti tư bản của Hoa Kì và Anh đã mua những vùng đất rộng lớn, lập đồn điền để trồng trọt và chăn nuôi, xây dựng các cơ sở chế biến nông sản xuất khẩu.
Để giảm bớt sự bất hợp lí trong sở hữu ruộng đất, một số quốc gia ở Trung và Nam Mĩ đã ban hành luật cải cách ruộng đất, tổ chức khai hoang đất mới hoặc mua lại ruộng đất của đại điền chủ hoặc công ti nước ngoài để chia cho nông dân ; tuy nhiên, do vấp phải sự chống đối của các đại điền chủ và các công ti nước ngoài, việc chia ruộng đất cho nông dân gặp nhiều khó khăn. Riêng nhà nước xã hội chủ nghĩa Cu-ba đã tiến hành thành công cải cách ruộng đất.
Ở Trung và Nam Mĩ, chế độ chiếm hữu ruộng đất rất nặng nề, ảnh hưởng đến việc phát triển sản xuất nông nghiệp. Hai hình thức sở hữu nông nghiệp phổ biến ờ Trung và Nam Mĩ là đại điền trang và tiểu điền trang.
Đại điền trang thuộc sở hữu của các đại điền chủ, họ chỉ chiếm chưa tới 5% số dân nhưng sở hữu trên 60% diện tích đất đai canh tác và đồng cỏ chăn nuôi.
Quy mô của đại điền trang lên tới hàng nghìn hec ta, năng suất thấp do sản xuất theo lối quảng canh. Trong khi đó, một bộ phận lớn nông dân không có ruộng
đất, phải đi làm thuê.
Tiểu điền trang thuộc sở hữu của các hộ nông dân, có diện tích dưới 5 ha, phần lớn trồng các cây lương thực để tự
túc.
Ngoài ra, nhiều công ti tư bản của Hoa Kì và Anh đã mua những vùng đất rộng lớn, lập đồn điền để trồng trọt và chăn nuôi, xây dựng các cơ sở chế biến nông sản xuất khẩu.
Để giảm bớt sự bất hợp lí trong sở hữu ruộng đất, một số quốc gia ở Trung và Nam Mĩ đã ban hành luật cải cách ruộng đất, tổ chức khai hoang đất mới hoặc mua lại ruộng đất của đại điền chủ hoặc công ti nước ngoài để chia cho nông dân ; tuy nhiên, do vấp phải sự chống đối của các đại điền chủ và các công ti nước ngoài, việc chia ruộng đất cho nông dân gặp nhiều khó khăn. Riêng nhà nước xã hội chủ nghĩa Cu-ba đã tiến hành thành công cải cách ruộng đất.
Câu 1: trình bày những hiểu biết của em về nông nghiệp trung và nam mĩ
Câu 2; sơ lược về Châu Mỹ
Câu 1: Nông nghiệp Trung&Nam Mĩ là:
-Chế độ chiếm hữu ruộng đất nặng nề.
-Ảnh hưởng đến phát triển sản xuat nông nghiệp.
-Đại điền trang & tiểu điền trang là 2 hình thức sở hữu nông nghiệp ở khu vực này.
Câu 2: Ý bạn là giới thiệu chung về Châu Mĩ:
-Thứ nhất;giới hạn và vị trí địa lý
Thứ hai :đặc điểm dịa hình và khoáng sản
Thứ ba :khí hậu và sông ngòi
Tên gọi trong tiếng Việt của châu Mỹ bắt nguồn từ tên gọi tiếng Trung “美洲” (Hán-Việt: Mỹ châu). Chữ “Mỹ” 美 trong “Mỹ châu” 美洲 là gọi tắt của “Á Mỹ Lợi Gia” 亞美利加.[1][2] “Á Mỹ Lợi Gia” (亞美利加 - "Yà měi lì jiā") là phiên âm tiếng Trung của danh xưng tiếng Bồ Đào Nha “América”.[3]
Việc sử dụng lần đầu tiên cái tên America cho vùng đất rộng lớn này được biết đến là vào ngày 25 tháng 4 năm 1507, và được sử dụng để chỉ nơi mà ngày nay là Nam Mỹ. Nó xuất hiện lần đầu tiên trên một bản đồ thế giới với 12 múi giờ, cùng với một bản đồ treo tường lớn nhất thực làm ra từ trước đến nay, cả hai đều do người chuyên vẽ bản đồ người Đức là Martin Waldseemüller vẽ tại Saint-Dié-des-Vosges ở Pháp. Đây là bản đồ đầu tiên thể hiện châu Mỹ như là một vùng đất lớn tách biệt với châu Á. Một cuốn sách đi kèm, Cosmographiae Introductio, vô danh nhưng rõ ràng được viết bởi cộng tác viên của Waldseemüller là Matthias Ringmann,[4] đã thuật rằng, "Tôi không thấy bất kỳ một điều gì để phản đối việc gọi phần này [đại lục Nam Mỹ], theo Americus là người đã khám phá ra nó và ông là một người đàn ông thông minh, Amerigen, là Vùng đất của Americus, hay America: do cả châu Âu (Europa) và châu Á (Asia) đều mang tên có gốc từ một phụ nữ". Americus Vespucius là tên gọi Latinh hóa của nhà thám hiểm Florentine tên là Amerigo Vespucci, và America là dạng giống cái của Americus. Amerigen được giải thích là Amerigo cộng với gen, tân cách trong tiếng Hi Lạp của từ 'Trái Đất', và có nghĩa là 'vùng đất của Amerigo'.[4]. Amerigo là một từ tiếng Ý có gốc từ tiếng Latin cổ Emericus.[5]
Vespucci dường như đã không biết được việc tên của mình đã được dùng để đặt cho vùng đất mới, do bản đồ của Waldseemüller đã không được đưa đến Tây Ban Nha cho đến vào năm sau khi ông mất.[4] Ringmann có vẻ đã được dẫn dắt thêm tên Vespucci khi cho đăng tải rộng rãi Bức thư Soderini, một phiên bản đã được biên tập từ một trong các bức thư thật của Vespucci ghi chép về việc vạch bản vẽ bờ biển Nam Mỹ, trong đó tán dương khám phá này và ngụ ý rằng ông công nhận Nam Mỹ là một lục địa tách biệt với châu Á. Tây Ban Nha chính thức từ chối chấp thuận tên gọi America trong suốt hai thế kỷ, nói rằng Colombo nên được tán dương, và các bản đồ cuối cùng của Waldseemüller, sau khi ông đã ngừng hợp tác với Ringmann, không bao gồm tên gọi đó; tuy nhiên, việc sử dụng lại bắt đầu khi Gerardus Mercator áp dụng tên gọi này cho bản đồ Thế giới Mới của ông năm 1538.
Vì sao nghành trồng trọt ở Trung và Nam Mĩ mang tính chất độc canh
Do lệ thuộc vào nước ngoài, nghành trồng trọt ở Trung và Nam Mĩ mang tính chất độc canh
Chúc bn học tốt
PHần lớn đất đai ở trung và nam mĩ thuộc quyền sỡ hữu cua ai
-phần lớn đất đai ở Trung và Nam Mỹ thuộc quyền sở hữu của các đại điền chủ, họ sở hữu trên 60% đất canh tác dù dù chỉ chiếm 5% dân số
Phần lớn đất đai ở Trung và Nam Mĩ thuộc quyền sở hữu của ai?
. Phần lớn đất đai ở Trung và Nam Mĩ thuộc quyền sở hữu của các công ti tư bản nước ngoài.
nêu vai trò rừng a ma dôn
- Rừng amazon có vai trò vô cùng to lớn:
+ Là lá phổi của thế giới.
+ Vùng dự trữ sinh học quý giá.
+ Có nhiều tiềm năng để phát triển nông nghiệp và giao thông vận tải.
vai trò của rừng amazon :
Với diện tích rộng lớn, đất đai màu mỡ được bao phủ bởi rừng rậm nhiệt đới mạng lưới sông ngòi rộng lớn và dày đặc, nhiều khoáng sản với trữ lượng lớn.. A-ma-dôn không chỉ là lá phổi của thế giới, một vùng dự trữ sinh học quý giá mà còn là vùng có nhiều tiềm năng để phát triển nông nghiệp, công nghiệp và giao thông vận tải đường sông.
Cho Biết Sự Ra Đời Và Mục Tiêu, Kết Quả Của Khối Thị Trường Chung MEC-CÔ-XUA ?
Sự ra đời: năm 1991, các nước Bra-xin, Ác-hen-ti-na, U-ru-guay, Pa-ra-guay đã thống nhất cùng nhau hình thành một thị trường chứng, đó là cơ sở để hình thành Khối thị trường chung Mec-cô-xua.
Mục tiêu: tăng cường quan hệ ngoại thương giữa các nước thành viên, thoát khỏi sự lũng đoạn kinh tế của Hoa Kì, tháo dỡ hàng rào thuế quan và tăng cường trao đổi thương mại giữa các quốc gia trong khối.
Kết quả: góp phần gia tăng sự thịnh vượng của các thành viên trong khối, kết nạp thêm 2 thành viên mới là Chi-lê, Bô-li-vi-a
Dựa vào lược đồ tự nhiên Châu Mĩ và kiến thức đã học , giải thích về sự phân bố các ngành công nghiệp khai thác dầu , luyện kim đen , luyện kim màu , dệt ở Trung và Nam Mĩ
P tham khảo link này nha:
https://hoc24.vn/hoi-dap/question/25617.html
P tham khảo link này nha:
https://hoc24.vn/hoi-dap/question/25617.html