Bài 44: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp chim

Trần Lê Duy
Xem chi tiết
Juvia Lockser
8 tháng 8 2018 lúc 22:08

Người hoặc các loài động vật như chó, mèo...trước khi thức ăn được tiêu hóa trong dạ dày thường phải nhai, nghiền nát thức ăn. Nhưng gà, cũng như các loài chim khác, không có răng, cần dựa vào thứ khác để nghiền thức ăn, và sỏi đã phát huy được tác dụng này.

Khi mổ gà, có thể tìm thấy một bộ phận mà người ta gọi là mề, bộ phận này về mặt động vật học gọi là dạ dày cơ hay túi cát, trong mề gà có chứa rất nhiều sỏi. Mề gà rất dẻo dai, còn vách trong mề gà có một lớp da gấp nếp màu vàng và cũng rất dẻo.

Khi thức ăn vào đến mề gà, chúng sẽ được trộn lẫn với những hạt sỏi nhỏ. Mề gà là túi cơ rất dày. Dưới sự nhu động mạnh mẽ của mề gà, nhào, nghiền, góc cạnh của viên sỏi chà xát thức ăn, một lúc sau, thức ăn rất nhanh chóng bị nghiền thành hồ nát.

Huống hồ, thức ăn trước khi vào trong mề gà, đã nằm một lúc ở diều (chỗ phình to của thực quản) và tuyến vị (cái dạ dày ở phía trước mề gà), chịu tác động của nhiều loại dịch tiêu hóa, đã "gia công" sơ bộ thành thức ăn tương đối mềm.

Bình luận (0)
Hải Đăng
9 tháng 8 2018 lúc 7:41

Tiêu hóa thức ăn của lớp chim nói chung (gà vịt ngan ngỗng chim) đều phải có sỏi để hỗ trợ nghiền nát thức ăn theo nguyên lý vật lý. Sự tham gia của sỏi ở trong diều (làm cân bằng thể tích trong diều), khi xuống mề (dạ dày đơn giản) thì sỏi cùng thức ăn có tác dụng hỗ trợ rõ rệt trong việc nghiền nhỏ thức ăn. Qua diều, sỏi được thải qua ngoài theo phân.
Với đặc thù tiêu hóa này, lớp chim có thói quen 'ăn sỏi' theo tập tính phản xạ tự nhiên sinh ra đã có, mặc dù sỏi chẳng bổ béo gì.
Ngày này, việc chăn nuôi thường được công nghiệp hóa, chúng ta ít bắt gặp sỏi trong mề gà... khi mổ giết thịt. Tuy nhiên việc tiêu hóa thức ăn vẫn đảm bảo. ........

Bình luận (0)
✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
9 tháng 8 2018 lúc 10:42

Thực ra, chúng cũng chả khoái gì mấy hòn đá khô khốc chẳng có mùi vị gì ấy đâu, chẳng qua là muốn lợi dụng sỏi để giúp tiêu hóa thức ăn mà thôi.

Người hoặc các loài động vật như chó, mèo...trước khi thức ăn được tiêu hóa trong dạ dày thường phải nhai, nghiền nát thức ăn. Nhưng gà, cũng như các loài chim khác, không có răng, cần dựa vào thứ khác để nghiền thức ăn, và sỏi đã phát huy được tác dụng này.

Khi mổ gà, có thể tìm thấy một bộ phận mà người ta gọi là mề, bộ phận này về mặt động vật học gọi là dạ dày cơ hay túi cát, trong mề gà có chứa rất nhiều sỏi. Mề gà rất dẻo dai, còn vách trong mề gà có một lớp da gấp nếp màu vàng và cũng rất dẻo.

Khi thức ăn vào đến mề gà, chúng sẽ được trộn lẫn với những hạt sỏi nhỏ. Mề gà là túi cơ rất dày. Dưới sự nhu động mạnh mẽ của mề gà, nhào, nghiền, góc cạnh của viên sỏi chà xát thức ăn, một lúc sau, thức ăn rất nhanh chóng bị nghiền thành hồ nát.

Huống hồ, thức ăn trước khi vào trong mề gà, đã nằm một lúc ở diều (chỗ phình to của thực quản) và tuyến vị (cái dạ dày ở phía trước mề gà), chịu tác động của nhiều loại dịch tiêu hóa, đã "gia công" sơ bộ thành thức ăn tương đối mềm.

Bình luận (0)
TRẦN NGỌC LAN KHUÊ
Xem chi tiết
Melioda_anime_TV $%
24 tháng 5 2019 lúc 20:46
Diệc đen châu Phi, chim xúc cá, đại bàng vàng... là những loài chim có cách săn mồi "bá đạo"... Khả năng quan sát, kĩ năng làm chủ tốc độ cùng bộ hàm và móng vuốt sắc nhọn đã biến các loài động vật này thành những kẻ săn mồi "đẳng cấp". Cùng điểm lại một vài loài chim có cách săn mồi đáng sợ và độc đáo qua khám phá dưới đây. 1. Diệc đen Trung Phi - "đóng giả" làm tán cây Xem cách săn mồi Thông thường, những con diệc thường săn mồi bằng cách “tuần tra” trong khu vực của mình và lùa chúng về phía nước nông để ăn thịt. Tuy nhiên, đối với diệc đen Trung Phi, cách săn mồi của chúng lại khá khác biệt. Thay vì đi tuần, chúng sẽ đứng yên một chỗ, sải cánh tạo thành một vòng tròn, khiến nó giống như một tán cây. Xem cách săn mồi
“Tán cây này” tưởng chừng là một chỗ nghỉ mát lý tưởng cho các loài tôm, cá. Thế nhưng, sự thật lại không giống như vậy. Chiếc mỏ sắc nhọn của diệc đen đã đợi sẵn ở đó, cắm xuống và bắt gọn con mồi. Sau đó, diệc đen sẽ bay sang vùng nước khác và lại thiết lập chiếc bẫy của mình. Current Time0:30 / Duration1:01 2. Chim xúc cá - "máy xúc" thu nhỏ Cùng họ với mòng biển, nhưng cách săn mồi của chim xúc cá lại có phần giống với loài bồ nông. Với bộ hàm có thể mở rộng tới 7,5cm, chúng giống như một máy xúc nước thu nhỏ. Xem cách săn mồi
Khi săn mồi, loài cá này bay nhanh và sát dòng nước, hàm dưới của mỏ lướt trên mặt nước để "xúc" những con cá nhỏ không kịp trốn thoát. Để tăng hiệu quả khi săn mồi, chim xúc cá thường bay theo đôi. Xem cách săn mồi Mặc dù cách săn mồi này khá độc đáo và hiệu quả, thế nhưng vẫn luôn có nguy hiểm rình rập đối với chim xúc cá. Điển hình là trong quá trình “xúc cá” như vậy, nếu con mồi không phải là cá mà là một cành cây trôi thì sẽ khiến chim xúc cá bị tổn thương nghiêm trọng, có thể dẫn đến tử vong. Current Time0:00 / Duration0:46 3. Vẹt đuôi dài đảo Antipodes - "mổ" con non Hầu hết mọi người đều biết, thức ăn chủ yếu của loài vẹt là ngũ cốc. Thế nhưng đối với vẹt đuôi dài Antipodes, thức ăn của chúng chủ yếu lại là thịt. Xem cách săn mồi
Với kích thước cơ thể khá lớn (dài 30cm không kể đuôi), loài vẹt này còn che giấu một bí mật đen tối trong cách săn mồi. Vẹt Antipodes thường bay dọc bờ biển, tìm kiếm hang của các loài chim khác như chim két, hải âu vào mùa sinh sản của chúng… Xem cách săn mồi Sau khi tìm thấy những con non trong hang, vẹt Antipodes sẽ giết chết con mồi bằng một cú mổ cực mạnh rồi sau đó nuốt chửng chúng. Hoàn thành xong "tội ác" của mình, chúng sẽ ra khỏi hang và tiếp tục tìm kiếm những con mồi khác. Không chỉ thế, loài vẹt này còn ăn cả xác thối. Chúng sẽ ăn bất kỳ xác chết nào mà chúng thấy, kể cả đó có là đồng loại của mình. 4. Cú cá - lấy móng găm vào con mồi Xem cách săn mồi Loài cú này sống ở Blakiston, Anh và dường như chúng sinh ra chỉ để săn cá mà thôi. Với sải cánh lên tới 1,8m và trọng lượng trên 10kg, đây được coi là loài cú lớn nhất thế giới.
Xem cách săn mồi
Với những chiếc gai nhỏ nhô ra ở phía dưới chân, cùng với móng vuốt khỏe và sắc nhọn, loài cú này thực sự là hung thần của loài cá. Khi cắm vào con mồi, các xương nhanh chóng găm chặt vào thân, kéo con mồi lên khỏi mặt nước. Một khi con mồi bị tóm, chúng cầm chắc trong tay cái chết. Current Time0:00 / Duration0:48 Âm lượng: 37% 5. Đại bàng vàng - cắp lên, thả xuống để giết chết con mồi Nếu như sư tử là vua của mặt đất thì đại bàng vàng xứng đáng với cái tên "bá vương bầu trời". Với sải cánh lên đến 2,7m, sức mạnh đáng sợ và tốc độ bay cực nhanh, bất kỳ một loài vật nào đều có khả năng thành bữa ăn của loài chim này. Xem cách săn mồi
Nếu như thức ăn của các loài chim khác chỉ là thỏ, vịt… thì thức ăn của đại bàng vàng thường là các loài động vật có vú như cừu núi, thậm chí cả chó sói và cáo. Xem cách săn mồi Sau khi dùng móng vuốt chắc khỏe của mình để cắp con mồi lên, chúng sẽ thả con mồi xuống vách đá cho tới chết và chậm rãi thưởng thức con mồi. Còn nếu không có vách đá? Khi đó, chúng sẽ dùng chính sức của mình để siết chặt con mồi. Kinh ngạc trước cách săn mồi đáng sợ của đại bàng vàng
Bình luận (2)