BÀI 4. Các nước Đông Nam Á

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Phạm Trang
Xem chi tiết
Linh Phương Trần
Xem chi tiết
Bình Trần Thị
20 tháng 9 2016 lúc 16:52

vì :

+ Đông Nam á là một khu vực khá rộng, diện tích khoảng 4 triệu km2 , về địa lý hành chính, Đông Nam á có 11 nước: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Mianma, Malaixia, Xinggapo, Inđônêxia, Philippin, Brunây, Đông Timo với nhiều sự khác biệt về diện tích, dân số, mức sống, là một khu vực giàu tài nguyên, thảm động thực vật phong phú, đa dạng.

+ Là một khu vực có lịch sử văn hoá lâu đời, vẫn được coi là một khu vực có ý nghĩa quan trọng trong toàn bộ lịch sử thế giới từ những bước đi đầu tiên của loài người và trong từng chặng đường lịch sử.

+ Đông Nam á có vị trí chiến lược quan trọng, khu vực này từ xa xưa vẫn được coi là “Ngã tư đường”, là hành lang, cầu nối giữa Trung Quốc, Nhật Bản với khu vực Tây á và Địa Trung Hải. Vì vậy mối liên hệ giữa khu vực với thế giới được xác lập ngay từ thời cổ đại, nên khu vực chịu ảnh hưởng lớn từ bên ngoài, nhất là từ Trung Quốc - ấn Độ.

Nhiều ý kiến cho rằng Đông Nam á là khu vực “Hán hoá”, hay “ấn Độ hoá”. Nhưng thực tế, trước khi tiếp xúc với nền văn minh Trung Quốc, ấn Độ, Đông Nam á có một nền văn minh có nguồn gốc và bản sắc riêng, một nền văn hoá bản địa có nguồn gốc từ thời tiền sử. (Văn hoá đồ đá, văn hoá đồ đồng), tắm mình trong dòng văn học dân gian, những trò vui, lễ hội... Tính bản sắc của khu vực đồng thời cũng là tính thống nhất của văn hoá khu vực là cùng dựa trên nền tảng văn hoá lấy sản xuất lúa nước làm hoạt động kinh tế chính. Nông nghiệp lúa nước trở thành cội nguồn, mẫu số chung của văn minh khu vực. + Trải qua nhiều chặng đường lịch sử thế kỷ XVIII - XIX các quốc gia Phong kiến Đông Nam á đã ở vào giai đoạn suy yếu. Từ nửa sau thế kỷ XIX các nước Đông Nam á lần lượt rơi vào ách thống trị của Chủ nghĩa thực dân. 

* Nguyên nhân Đông Nam á bị xâm lược  :

+ Sau cách mạng công nghiệp, nền kinh tế tư bản phát triển mạnh, các nước tư bản cần thị trường và thuộc địa, vì vậy đẩy mạnh xâm lược, tranh giành thuộc địa. + Đông Nam á là một khu vực rộng lớn, đông dân, giàu tài nguyên, có vị trí chiến lược quan trọng, chế độ phong kiến đang suy yếu, trở thành đối tượng xâm lược của Thực dân Âu - Mĩ

Lê Huyền
Xem chi tiết
Nguyệt Tômm
10 tháng 11 2016 lúc 22:18

- Giống nhau:
+ hoàn cảnh: trong hoàn cảnh đất nước đang bị khủng hoảng, đang đứng trước nguy cơ bị có nước đế quốc xâm lược.
+ mục đích: tiến hành cải cách nhằm đưa đất nước vượt qua khủng hoảng và tránh tình trạng rơi vào hoàn cảnh bị phụ thuộc hoặc trả thành thuộc địa của các nước phương Tây.
- Khác nhau:
+ bối cảnh: mỗi nước tiến hành trong bối cảnh khác nhau: VD Xiêm và Nhật Bản còn tương đối độc lập. TQ thì đã trở thành thuộc địa.
+ Người lãnh đạo: Ở Xiêm và NB đều do những người đứng đầu nhà nước tiến hành và cuộc cải cách thắng lợi.Tuy nhiên cuộc Duy Tân tại Trung Quốc do sĩ phu tiến hành, dù nhận được sự ủng hộ của vua Quang Tự nhưng vua lại không nắm thực quyền dẫn đến kết quả là bị thất bại.
+ Lực lượng tham gia: Ở Xiêm và Nhật Bản đều có sự hỗ trợ của các lực lượng quan trọng, lớn mạnh trong xã hội (ở Nhật Bản là các Sô-gun), còn ở TQ thì lực lượng còn chưa đủ mạnh để thực hiện.
-- Kết quả: Ở Xiêm và Nhật Bản thì công cuộc cải cách thành công còn ở Trung Quốc bị thất bại; Sau công cuộc cải cách, Nhật Bản đã trở thành một nước có nền kinh tế phát triển, trở thành một nước đế quốc hùng mạnh, một nước độc lập duy nhất ở Châu Á; Xiêm kinh tế phát triển và độc lập một cách tương đối.
*Bài học kinh nghiệm: - Để cuộc cải cách thành công thì nó phụ thuộc vào rất nhiều nhân tố: trong đó có nhân tố thuộc về bối cảnh của đất nước còn độc lập và có chủ quyền.
- Phụ thuộc vào người tiến hành phải là người đứng đầu một nhà nước, nắm quyền lãnh đạo tuyệt đối.
- Cơ sở để thực hiện: Phải có cơ sở về kinh tế và được các lực lượng khác ủng hộ…


 

Thái Nguyên
Xem chi tiết
Isolde Moria
19 tháng 11 2016 lúc 7:41

- Đông Nam Á là một khu vực có vị trí địa lý quan trọng, giàu tài nguyên, chế độ phong kiến đang lâm vào khủng hoảng, suy yếu nên không tránh khỏi bị các nước phương Tây nhòm ngó, xâm lược.

- Từ nửa sau thế kỷ XIX, tư bản phương Tây đẩy mạnh xâm lược Đông Nam Á: Anh chiếm Mã Lai, Miến Điện; Pháp chiếm 3 nước Đông Dương; Tây Ban Nha rồi Mỹ chiếm Philippin; Hà Lan và Bồ Đào Nha chiếm Inđônêxia.

- Xiêm (Thái Lan) là nước duy nhất ở Đông Nam Á vẫn giữ được độc lập, nhưng cũng trở thành “vùng đệm” của tư bản Anh và Pháp.

Bình Trần Thị
19 tháng 11 2016 lúc 11:22

- Đông Nam Á là một khu vực có vị trí địa lý quan trọng, giàu tài nguyên, chế độ phong kiến đang lâm vào khủng hoảng, suy yếu nên không tránh khỏi bị các nước phương Tây nhòm ngó, xâm lược.

- Từ nửa sau thế kỷ XIX, tư bản phương Tây đẩy mạnh xâm lược Đông Nam Á: Anh chiếm Mã Lai, Miến Điện; Pháp chiếm 3 nước Đông Dương; Tây Ban Nha rồi Mỹ chiếm Philippin; Hà Lan và Bồ Đào Nha chiếm Inđônêxia.

- Xiêm (Thái Lan) là nước duy nhất ở Đông Nam Á vẫn giữ được độc lập, nhưng cũng trở thành “vùng đệm” của tư bản Anh và Pháp.



 

Nguyễn  Hòa
Xem chi tiết
Phạm Thu Hằng
14 tháng 2 2017 lúc 21:02

- Ở Cam-pu-chia, có cuộc khởi nghĩa của A-cha Xoa lãnh đạo ở Ta-keo (1863 - 1866), tiếp đó là khởi nghĩa của nhà sư Pu-côm-bô (1866 - 1867), có liên kết với nhân dân Việt Nam gây cho Pháp nhiều khó khăn.

- Ở Lào, năm 1901, Pha-ca-đuốc lãnh đạo nhân dân Xa-van-na-khét tiến hành cuộc đấu tranh vũ trang. Cũng năm đó, cuộc khởi nghĩa ở cao nguyên Bô-lô-ven bùng nổ, lan sang cả Việt Nam, gây khó khăn cho thực dân Pháp trong quá trình cai trị, đến năm 1907 mới bị dập tắt.

Nguyễn  Hòa
Xem chi tiết
Nguyễn T.Kiều Linh
17 tháng 2 2017 lúc 20:26

- Đông Nam Á là một khu vực có vị trí địa lý quan trọng, giàu tài nguyên, chế độ phong kiến đang lâm vào khủng hoảng, suy yếu nên không tránh khỏi bị các nước phương Tây nhòm ngó, xâm lược.

- Từ nửa sau thế kỷ XIX, tư bản phương Tây đẩy mạnh xâm lược Đông Nam Á: Anh chiếm Mã Lai, Miến Điện; Pháp chiếm 3 nước Đông Dương; Tây Ban Nha rồi Mỹ chiếm Philippin; Hà Lan và Bồ Đào Nha chiếm Inđônêxia.

- Xiêm (Thái Lan) là nước duy nhất ở Đông Nam Á vẫn giữ được độc lập, nhưng cũng trở thành “vùng đệm” của tư bản Anh và Pháp.


Nêu những nét chính về tình hình các nước Đông Nam Á vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX .

hao xitrum
21 tháng 12 2017 lúc 8:49

cac nuoc tu ban phuong tay tang cuong xam luoc .chi co xiem(tl)ko bi xam luochaha

Nguyễn  Hòa
Xem chi tiết
Hồ Thị Thanh Thúy
Xem chi tiết
Trần Mai Anh
Xem chi tiết
Thương Đỗ
Xem chi tiết
Đỗ Nguyễn Hải Băng
23 tháng 9 2017 lúc 18:30

Từ sau thế kỉ XIX, các nước đế quốc mở rộng và hoàn thành việc thống trị các nước Đông Nam Á. Hầu hết các nước trong khu vực này, trừ Xiêm (Thái Lan) đều trở thành thuộc địa. Sự áp bức bóc lột của chủ nghĩa thực dân là nguyên nhân thúc đẩy phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ngày càng phát triển ở khu vực này.
- Hiểu được trong khi giai cấp phong kiến trở thành tay sai cho chủ nghĩa đế quốc thì giai cấp tư sản dân tộc, mặc dù còn non yếu, đã tổ chức lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Đặc biệt, giai cấp công nhân ngày càng trưởng thành từng bước vươn lên vũ đài đấu tranh giải phóng dân tộc.
- Thấy rõ những nét chính về các cuộc đấu tranh giải phóng tiêu biểu cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX. Ở các nước Đông Nam Á: In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin, Cam-pu-chia, Lào, Việt Nam.
Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, xã hội In-đô-nê-xi-a có nhiều biến đổi, việc đầu tư của tư bản nước ngoài ngày càng mạnh mẽ, tạo nên sự phân hóa xã hội sâu sắc, giai đoạn công nhân và tư sản ra đời, ngày càng trưởng thành về ý thức dân tộc. Vì vậy, phong trào yêu nước mang màu sắc mới theo khuynh hướng dân chủ tư sản.
-nhận xét về phong trào đấu tranh 3 nước Đông dương:
+ Phong trào đấu tranh ở Cam-pu-chia, Lào cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỉ XX diễn ra liên tục sôi nổi, hình thức đấu tranh chủ yếu là khởi nghĩa vũ trang.
+ Mục tiêu chống Pháp, giành độc lập vì vậy phong trào mang tính chất của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc song còn ở giai đoạn tự phát.
+ Phong trào do sĩ phu hoặc nông dân lãnh đạo.
+ Kết quả phong trào thất bại do: tự phát, thiếu tổ chức vững vàng, thiếu đường lối đấu tranh đúng đắn.
+ Ý nghĩa: Thể hiện tinh thần yêu nước và tinh thần đoàn kết của nhân dân 3 nước Đông Dương trong cuộc đấu tranh chống Pháp.
TÓM LẠI :Cuối thế kỉ XX phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á bùng nổ mạnh mẽ nhưng đều thất bại,vì còn mang tính tự phát, nổ ra lẻ tẻ chưa có sự đoàn kết giửa các dân tộc, song sẽ tạo điều kiện tiền đề cho những giai đoạn sau.

Vương Soái
24 tháng 9 2017 lúc 7:27

Tham khảo nhé bạn:vui

- Nhận xét về phong trào đấu tranh chống Pháp ở Campuchia cuối thế kỉ XIX-đầu XX

+ Phong trào đấu tranh ở Cam-pu-chia cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỉ XX diễn ra liên tục sôi nổi, hình thức đấu tranh chủ yếu là khởi nghĩa vũ trang.

+ Mục tiêu chống Pháp, giành độc lập vì vậy phong trào mang tính chất của cuộcđấu tranh giải phóng dân tộc song còn ở giai đoạn tự phát.

+ Phong trào do sĩ phu hoặc nông dân lãnh đạo.

+ Kết quả phong trào thất bại do: tự phát, thiếu tổ chức vững vàng, thiếu đường lối đấu tranh đúng đắn.