BÀI 4. Các nước Đông Nam Á

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Linh Phương Trần

Nguyên nhân tại sao các nước Đông Nam Á bị rơi vào thuộc địa? Nhận xét?

Bình Trần Thị
20 tháng 9 2016 lúc 16:52

vì :

+ Đông Nam á là một khu vực khá rộng, diện tích khoảng 4 triệu km2 , về địa lý hành chính, Đông Nam á có 11 nước: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Mianma, Malaixia, Xinggapo, Inđônêxia, Philippin, Brunây, Đông Timo với nhiều sự khác biệt về diện tích, dân số, mức sống, là một khu vực giàu tài nguyên, thảm động thực vật phong phú, đa dạng.

+ Là một khu vực có lịch sử văn hoá lâu đời, vẫn được coi là một khu vực có ý nghĩa quan trọng trong toàn bộ lịch sử thế giới từ những bước đi đầu tiên của loài người và trong từng chặng đường lịch sử.

+ Đông Nam á có vị trí chiến lược quan trọng, khu vực này từ xa xưa vẫn được coi là “Ngã tư đường”, là hành lang, cầu nối giữa Trung Quốc, Nhật Bản với khu vực Tây á và Địa Trung Hải. Vì vậy mối liên hệ giữa khu vực với thế giới được xác lập ngay từ thời cổ đại, nên khu vực chịu ảnh hưởng lớn từ bên ngoài, nhất là từ Trung Quốc - ấn Độ.

Nhiều ý kiến cho rằng Đông Nam á là khu vực “Hán hoá”, hay “ấn Độ hoá”. Nhưng thực tế, trước khi tiếp xúc với nền văn minh Trung Quốc, ấn Độ, Đông Nam á có một nền văn minh có nguồn gốc và bản sắc riêng, một nền văn hoá bản địa có nguồn gốc từ thời tiền sử. (Văn hoá đồ đá, văn hoá đồ đồng), tắm mình trong dòng văn học dân gian, những trò vui, lễ hội... Tính bản sắc của khu vực đồng thời cũng là tính thống nhất của văn hoá khu vực là cùng dựa trên nền tảng văn hoá lấy sản xuất lúa nước làm hoạt động kinh tế chính. Nông nghiệp lúa nước trở thành cội nguồn, mẫu số chung của văn minh khu vực. + Trải qua nhiều chặng đường lịch sử thế kỷ XVIII - XIX các quốc gia Phong kiến Đông Nam á đã ở vào giai đoạn suy yếu. Từ nửa sau thế kỷ XIX các nước Đông Nam á lần lượt rơi vào ách thống trị của Chủ nghĩa thực dân. 

* Nguyên nhân Đông Nam á bị xâm lược  :

+ Sau cách mạng công nghiệp, nền kinh tế tư bản phát triển mạnh, các nước tư bản cần thị trường và thuộc địa, vì vậy đẩy mạnh xâm lược, tranh giành thuộc địa. + Đông Nam á là một khu vực rộng lớn, đông dân, giàu tài nguyên, có vị trí chiến lược quan trọng, chế độ phong kiến đang suy yếu, trở thành đối tượng xâm lược của Thực dân Âu - Mĩ


Các câu hỏi tương tự
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Phạm Khánh Minh
Xem chi tiết
Phạm Như
Xem chi tiết
Linh Nguyễn
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Thái Nguyên
Xem chi tiết
Quynhh Phan
Xem chi tiết
Nguyễn Minh Trí
Xem chi tiết