Bài 39: Đèn huỳnh quang

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Huy Lê
Xem chi tiết
Thánh Phong
15 tháng 1 2017 lúc 21:46

chịu nha bạnoho

Nguyễn Quang Định
22 tháng 1 2017 lúc 9:24

Nguyên lý hoạt động của bóng đèn huỳnh quang:

Mặc dù ra tiệm mua bóng đèn huỳnh quang thì mọi thứ đã sẵn sàng. Tuy nhiên có hiểu rõ hơn mới không quên và không đấu dây nhầm khi thay thế hay ráp mới phải không bạn!

Sơ đồ đi dây nguyên lý hoạt động của bóng đèn huỳng quang là một mạch nối tiếp như sau:

Nguyên lý hoạt động bóng đèn huỳnh quang - Sơ đồ đi dây dẫn

Nguyên lý hoạt động bóng đèn huỳnh quang - Sơ đồ đi dây dẫn

Trong nguyên lý hoạt động của bóng đèn huỳnh quang gồm có:

Cầu chì (Fuse), Chuột(Starter,Tắcte, ), Chấn lưu (Tăng phô, tăng pô, cuộn tăng áp), Đèn ống

Nguyên lý hoạt động của bóng đèn huỳnh quang cách mắc dây:

Hai đầu dây điện từ ngoài vào ( tạm gọi là dây nguồn) thì 1 đầu sẽ qua Tăng-Phô rồi từ Tăng-Phô đi lên 1 chân của đầu đèn huỳnh quang ( 1 đầu có 2 chân => có tới 4 chân).

Đầu dây thứ 2 của dây nguồn từ ngoài vào sẽ vào trực tiếp 1 chân ở đầu bên kia của đèn

Còn dư 2 chân ở 2 đầu đèn thì sẽ được nối với nhau thông qua con chuột ( con mồi), Con mồi ở giữa 2 chân đèn.

Mạch điện trong nguyên lý hoạt động của bóng đèn huỳnh quang nói trên nói cụ thể là mạch mắc nối tiếp 3 phần tử: tăng pô (cuộn tăng áp) - đèn ống - tắc te. Trình tự mắc như đã nói ở trên, tức là mắc nối tiếp, nhưng tắc te xen giữa 2 sợi tóc đèn. Tắc te ở đây đóng vai trò cái đóng ngắt điện tự động.

Nguyên lý hoạt động của bóng đèn huỳnh quang:


Khi đóng điện, có dòng chạy qua mạch nối tiếp trên (vì starter là một bóng neon cho phép dòng điện chạy qua khi điện áp>160V) làm nóng starter. Lưỡng kim trong starter nóng lên làm hở mạch điện, điện áp trên 2 đầu đèn sẽ tăng đột ngột lên >400V(vì tăng phô là cuộn cảm sẽ tạo áp cao khi ngắt nguồn đột ngột). Điện áp cao trên 2 đầu đèn làm phóng điện qua đèn. Dòng điện qua đèn tạo thành ion tác động lên bột huỳnh quang làm đèn phát sáng. Sau khi đèn sáng, điện áp trên 2 đầu đèn giảm còn khoảng 40 V, starter không hoạt động nữa. Dòng điện qua đèn bị hạn chế bởi điện cảm của tăng phô.


Chi tiết hơn về nguyên lý hoạt động của bóng đèn huỳnh quang:


- Bóng đèn huỳnh quang là một ống thủy hai đầu có 2 sợi tóc bóng đèn (sợi vonfram). Người ta rút chân không làm cho trong bóng chỉ còn một lượng khí nhỏ, pha thêm vào đó một ít khí hiếm (khí trơ - ví dụ Agon). Với các loại khí trơ khác nhau sẽ tạo ra các màu sắc khác nhau. Khi đóng nguồn, có dòng điện chạy qua các sợi tóc đèn làm chúng nóng lên, phát xạ các điện tử thành dạng đám mây bao quanh tóc bóng đèn.

- Ban đầu phải cần có một điện áp cao tạo chênh áp khá lớn giữa 2 đầu cực để sinh một điện trường trong ống hút đám mây điện tử tạo ra dòng điện (điện tích âm sẽ chuyển động ngược hướng trong điện trường này ức bị hút về cực có thế dương hơn). Ban đầu dòng điện tích âm trong ống khí kém còn tương đối nhỏ, sau tăng dần lên do hiện tượng các luồng điện tích âm di chuyển va chạm với các phân tử khí hiếm trong ống làm các phân tử này bị ION hóa làm tăng mật độ điện tích trong ống.Dòng điện tăng vọt theo kiểu thác đổ, đến khi điện dẫn giữa 2 cực đèn ống đạt cực đai (hay điện trở khí tụt đến cực tiểu - ta tạm coi gần đúng bằng 0 ôm). Lúc này không cần duy trì điện áp cao giữa 2 cực đèn ống nữa mà dòng điện vẫn được duy trì. Điện áp cao cần được "tắt" đúng lúc - nếu không còn làm hiện tượng ION hóa diễn ra quá mạnh cháy đèn.

Nguyên lý hoạt động của bóng đèn huỳnh quang - sơ đồ đi dây dẫn sai

Nguyên lý hoạt động của bóng đèn huỳnh quang - sơ đồ đi dây dẫn sai


- Nhưng bằng cách nào để tạo ra điện áp cao giữa 2 cực đèn ống? Rồi bằng cách nào để cắt điện áp cao đúng lúc? Hơn nữa các quá trình đó phải tự động không cần đến con người (bạn thấy đấy ta chỉ cần bất công tắc, đèn sau đó nháy nháy vài cái rồi tự sáng bừng lên!).

- Để tạo được các quá trình điều khiển trên, người ta dùng một cuộn dây có điện kháng L rất lớn, ta gọi đây là cuộn tăng pô hay tăng áp. Do cuộn L được mắc nối tiếp với tắc te - vốn là một tiếp điểm nhiệt - nên khi ta cắm mạch điện trên vào nguồn điện thì "quá trình quá độ" sau sẽ xảy ra: Khi đóng điện qua mạch nối tiếp trên, tiếp điểm nhiệt của tắc te nóng len và dãn nở làm lá tiếp điểm tách ra ngắt mạch điện.

- Do dòng qua cuộn L đột ngột bị cắt, nên trong cuộn L sinh ra một sức điện động tự cảm (SĐĐTC) có chiều sao cho tạo ra một dòng điện tự cảm có chiều cùng chiều với dòng điện của mạch trước lúc ngắt mạch. Điện cảm L càng lớn, hiện tượng cắt mạch càng đột ngột thì SĐĐTC sinh ra càng lớn. Lúc này hình thành một điện áp cao giữa 2 đầu bóng đèn neon. Tiếp sau đó khi tắc te ngắt ra, lá tiếp điểm nguội đi và lại đóng lại, lúc này mạch nối tiếp lại được nối thông trở lại, dòng điện qua tắc te làm nó nóng lên tiếp tục bị ngắt ra, SĐĐTC lại được sinh ra giữa 2 đầu cực bóng neon. Sau một vài lần phóng điện hiện tượng ION hóa khí kém trong ống neon đủ tạo ra dòng điện thác làm điện trở giữa 2 đầu ống neon giảm xuống bằng 0 ôm, làm ngắn mạch 2 đầu tắc te.

- Kết quả dòng điện qua tắc te = 0, tắc te không bị đốt nóng nữa do đó không còn đóng cắt (mà ở trạng thái nguội, tiếp điểm tắc te đóng liên tục). Do trạng thái đóng ngắt mất đi, dẫn tới SĐĐTC trên cuộn L không tạo ra nữa. Lúc này cuộn L chỉ còn là một điện kháng thuần bình thường nối tiếp trong mạch điện. Quá trình khởi động nói trên gọi nôm na là quá trình "mồi". Khi cắt công tắc nguồn thì dòng điện qua ống neon mất, đèn tắt. Nếu muốn đèn sáng trở lại cần bật công tắc nguồn và bắt đầu trở lại quá trình "mồi" như đã nói.

Âu Dương Linh Nguyệt
Xem chi tiết
lap pham
17 tháng 2 2017 lúc 13:33

Vì đèn sợi đốt

+ phát ra ánh sáng liên tục

+ hiệu suất điện quang thấp

+ chỉ có 4-5% biến đổi thành quang năng

+ 95-96% tỏa nhiệt

à sáng yếu , tỏa nhiệt nhiều (tiêu hao rất nhiều điện)

àngày trước thường được sử dụng trong các trang trại động vật nhằm mục đích sưởi ấm cho động vật

Còn đèn huỳnh quang phát sáng mạnh , tỏa nhiệt yếu (tiêu hao rất ít điện)

à còn ngày nay vì tiêu hao quá nhiều điện nên người ta đã sử dụng bóng đèn điện quang thay vì sử dụng bóng đèn sợi đốt

Theo dõi mình nhé

Quách Thanh Nhã
5 tháng 4 2017 lúc 19:27

Vì đèn sợi đốt phát ra ánh sáng trắng, hiệu suất phát quang cao, rẽ tiền, ít tỏa nhiệt .

Hoàng Thị Hồng Hải
20 tháng 4 2018 lúc 20:15

Vì:- đèn huỳnh quang ít toả nhiệt

- tiết kiệm điện năng

2 Xroul
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Vân Anh
14 tháng 2 2017 lúc 10:35

Đèn sợi đốt:

-Ưu điểm:Không cần chấn lưu.Ánh sáng liên tục

-Nhược điểm:Tuổi thọ thấp.Không tiết kiệm điện năng

Đèn huỳnh quang:

-Ưu điểm:Tiết kiệm điện năng.Tuổi thọ cao

-Nhược điểm:Cần chấn lưu.Ánh sáng phát ra không liên tục

lap pham
18 tháng 2 2017 lúc 12:36

-Bóng đèn sợi đốt

Ưu diểm

+) không cần chấn lưu

+) ánh sáng phát ra liên tục

Nhược điểm

+) không tiết kiệm điện năng

+) tuổi thọ thấp

-Bóng đèn huỳnh quang

Ưu điểm

+) tuổi thọ cao

+) tiết kiệm điện

Nhược điểm

+) cần chấn lưu

+) ánh sáng phát ra không liên tục

Quỳnh Như
15 tháng 5 2018 lúc 7:33
loại đèn ưu điểm nhược điểm
đèn sợi đốt

-phát sáng liên tục

-không cần chấn lưu

-hao phí điện năng

-tuổi thọ thấp

đèn huỳnh quang

-tiết kiệm điện năng

tuổi thọ cao mồi phóng điện

-nhấp nháy

-cần chấn lưu

Love Sachiko
Xem chi tiết
Hoang Nghia Phương Nam
29 tháng 4 2017 lúc 11:14

Gọn lại 1 chút banhqua: nhưng chắc ko đúng nhỉhiu

Sợi đốt:

-Ưu điểm:

+Ko cần chấn lưu

+Ánh sáng phát ra liên tục

-Nhược điểm:

+ko tiết kiệm điện năng

+Tuổi thọ thấp

-Huỳnh Quang:

-ưu điểm

+Tuổi thọ cao

+Tiết Kiệm điện

-Nhược điểm:

+Cần Chấn lưu

+Ko phát ra liên tục

Ko bít có Đ hay S nhonhung Nhưng đây là câu trả lời của mình hihi

Đào Anh Hào
20 tháng 4 2017 lúc 20:39

* đèn huỳnh quang:

- Cấu tạo:

+ ống thủy tinh

+ lớp bột huỳnh quang

+ 2 điện cực ( làm bằng vonfram )

+ chân đèn

- Nguyên lí hoạt động :

từ điện cự → điện → tiếp xúc với lớp bột huỳnh quang→phát sáng

- Đặc điểm:

+ phát ra ánh sáng không liên tục

+ ánh sáng trắng

+ hiệu xuất vào khoảng 20%→ 25%

+ tuổi thọ cao khoẳng 8000h

+ cần có bộ mỗi phóng điện ( chấn lưu, tắc te)

*đèn sợi đốt:

- Cấu tạo:

+ sợi đốt làm bằng vonfram

+ 2 điện cực

+ bóng thủy tinh chịu nhiệt

- Đặc điểm

+ ánh sáng vàng phát ra liên tực

+ hiệu xuất phát quang thấp ( từ 4%→5% còn lại thoát ra ngoài )

+ tuổi thọ thấp khoảng 1000h

- Nguyên lí hoạt động

điện đi vào điện cực→sợi đốt nóng lên→phát sáng

* Ưu điểm và nhược điểm của đèn sợi đốt và đèn huỳnh quang :

- Ưu điểm: + tiết kiệm điện năng + tuổi thọ cao - Nhược điểm: + cần chấn lưu + phát sáng không liên tục + cần bộ mồi phóng điện

Nguyễn Thiệu Thu Hà
Xem chi tiết
Kiều Đức Thành
Xem chi tiết
Cầm Đức Anh
29 tháng 12 2017 lúc 20:36

Vì so với đèn sợi, đèn huỳnh quang có hiệu suất phát quang cao hơn, tiết kiệm điện năng, ít phát nhiệt ra môi trường và tuổi thọ cao hơn.

Minh Mai
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Yến Nhi
4 tháng 1 2018 lúc 21:52

Georges Claude

Gia Linh Lưu
Xem chi tiết
Ngoc-Nhi Nguyen
Xem chi tiết
le thi yen chi
Xem chi tiết
Quỳnh Như
15 tháng 5 2018 lúc 7:47

Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây hỏng bóng đèn. Khi nguồn điện mà bóng đèn sử dụng để chạy ổn định thông thường là 180-220V, cũng có những lúc dòng điện lên cao hoặc xuống thấp quá, nhiều lần sẽ làm ảnh hưởng tới tuổi thọ của bóng đèn, gây hỏng và cháy bóng đèn.