lò xo có đọ cứng 100N/m gắn với vật có m=150g đặt trên mp nằm ngang k ms .đưa lod xo giãn 3cm rồi buông ra xác định vị trí vật có vận tốc cự đại tìm vận tốc đó
lò xo có đọ cứng 100N/m gắn với vật có m=150g đặt trên mp nằm ngang k ms .đưa lod xo giãn 3cm rồi buông ra xác định vị trí vật có vận tốc cự đại tìm vận tốc đó
Đổi 3cm = 0.03m; 150g = 0,15kg.
Áp dụng định luật bảo toàn cơ năng (do không có ma sát)
\(W_A= W_B\)
A là vị trí lò xo dãn 3cm và có động năng bằng 0, tại B là vị trí có vận tốc lớn nhất tức là thế năng bằng 0.
\(\frac{1}{2}kx_A^2+0 = 0+\frac{1}{2}mv_B^2 \\ => v_B = \sqrt{\frac{kx^2}{m}} = \sqrt{\frac{100.0,03^2}{0,15}} = 0.77m/s.\)
một vật được ném lên cao với vận tốc ban đầu vo=10m/s từ độ cao h=20m so với mặt đất , lấy g=10m/s2 . Bỏ qua lực cản : a) Chọn trục Oz , chiều dương hướng lên . Chọn gốc tọa độ O tại đất . Tính độ cao cực đại của vật so với mặt đất ( dùng định luật bảo toàn cơ năng ) ; b) Tính vận tốc của vật khi chạm đất ; c) ở độ cao nào thì động năng bằng thế năng ?
Chọn mốc thế năng tại mặt đất
a) Cơ năng của vật: \(W=\dfrac{1}{2}mv^2+mgh=\dfrac{1}{2}m.10^2+m.10.20=250m\)
Khi vật lên độ cao cực đại thì cơ năng là: \(W_2=mgh_{max}=m.10.h_{max}\)
Bảo toàn cơ năng ta có: \(W_2=W\Rightarrow h_{max}=25(m)\)
b) Khi chạm đất, cơ năng của vật là: \(W_3=\dfrac{1}{2}mv^2\)
Bảo toàn cơ năng ta có: \(W_3=W\Rightarrow \dfrac{1}{2}mv^2=250m\Rightarrow v=10\sqrt 5(m/s)\)
c) Tại vị trí Wđ= Wt \(\Rightarrow W= 2W_t=2.mgh=mgh_{max}\)
\(\Rightarrow h=\dfrac{h_{max}}{2}=12,5(m)\)
@Bình Trần Thị: \(W_đ=W_t\)
Suy ra cơ năng: \(W=W_đ+W_t=W_t+W_t=2W_t\)
tại sao Wd = Wt lại suy ra được W=2Wt vậy anh ?
một con lắc đơn gồm một sợi dây mảnh , nhẹ , một đầu cố định , đầu còn lại treo một vật m=100g . Biết dây dài L=1m , lấy g=10m/s2 . Từ vị trí cân bằng người ta đưa vật m tới điểm A để dây treo tạo với phương thẳng đứng góc a0=600 . Xác định vận tốc của vật và lực căng của dây treo khi vật đi qua vị trí M ứng với dây treo tạo với phương thẳng đứng một góc 300 .
Vận tốc của vật ở vị trí góc bất kỳ là \(v = \sqrt{2gl(\cos \alpha - \cos \alpha_0)}\)
Lực căng dây tại một vị trí bất kỳ là: \(\tau = mg(3\cos \alpha - 2 \cos \alpha_0)\).
Bạn thay số vào là thu được kết quả.
vật m=1kg đang đặt trên sàn xe nằm ngang, đứng yên, được truyền vận tốc \(v_0\) =10m/s xe có khối lượng M=100kg và có thể chuyển động trên mặt phẳng ngang nhẵn. do ma sát vật chuyển động một đoạn trên sàn rồi dừng lại. tính nhiệt lượng tỏa ra trong quá trình chuyển động của xe
Lực ma sát tác dụng làm cản trở chuyển động của m thì lại làm xe M chuyển động
Xe M sẽ chuyển động với gia tốc a
Xét HQC xe M thì vật m chịu thêm lực quán tính và sẽ dừng sau thời gian t
sát thời gian t này thì lực ma sát trượt không còn nữa là xe M sẽ chuyển động đều với vận tốc v
năng lượng chuyển thành nhiệt sẽ bằng động năng ban đầu trừ đi động năng cuối cùng của hệ
một con lắc đơn gồm một sợi dây mảnh , nhẹ , một đầu cố định , đầu còn lại treo một vật m=100g . Biết dây dài L=1m , lấy g=10m/s2 . Từ vị trí cân bằng người ta đưa vật m tới điểm A để dây treo tạo với phương thẳng đứng góc a0=600 . Xác định vận tốc của vật và lực căng của dây treo khi vật đi qua vị trí M ứng với dây treo tạo với phương thẳng đứng một góc 300 .
Vận tốc: \(v=\sqrt{2gl(\cos\alpha-\cos\alpha_0)}\)
Lực căng dây: \(T=mg(3\cos\alpha-2\cos\alpha_0)\)
bạn có thể cho mình biết là tại sao v và lực căng dây lại được tính như vậy được ko ?
một vật trượt không vận tốc đầu từ đỉnh của một mặt phẳng nghiêng dài L = 10m , góc nghiêng a = 300 . Lấy g = 10 m/s2 . Tính vận tốc đầu của vật tại chân mặt phẳng nghiêng trong trường hợp hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng là u = 0,1 .
Giải theo cách dùng định luật bảo toàn nhé.
Chọn mốc thế năng tại chân mặt phẳng nghiêng.
Độ cao của mặt phẳng nghiêng là: \(h=L\sin30^0=5m\)
Lực ma sát tác dụng lên vật: \(F_{ms}=\mu.N=\mu.mg\cos30^0=\dfrac{\sqrt 3}{2}m\)
Cơ năng khi vật ở đỉnh mặt phẳng nghiêng là: \(W_1=m.g.h=50m\)
Cơ năng khi vật ở chân mặt phẳng nghiêng: \(W_2=\dfrac{1}{2}mv^2\)
Công của ma sát là: \(A_{ms}=F_{ms}L=5\sqrt 3 m\)
Độ giảm cơ năng bằng công của lực ma sát
\(\Rightarrow W_1-W_2=A_{ms}\)
\(\Rightarrow 50m-\dfrac{1}{2}mv^2=5\sqrt 3m\)
\(\Rightarrow 50-\dfrac{1}{2}v^2=5\sqrt 3\)
Tìm tiếp để ra v nhé
khi có tác dụng của cả trọng lực và lực đàn hồi thì cơ năng của vật được tính như thế nào ?
Khi có tác dụng của trọng lực và lực đàn hồi thì ta chọn mốc thế năng ở vị trí cân bằng, trục tọa độ có gốc ở vị trí cân bằng của vật.
Lúc đó:
\(W_đ=\dfrac{1}{2}mv^2\)
\(W_t=\dfrac{1}{2}kx^2\)
Cơ năng: \(W=W_đ+W_t\)
nêu một ví dụ về sự chuyển hóa giữa động năng và thế năng trong trường hợp vật chịu tác dụng của lực đàn hồi .
Cung tên: Kéo căng dây cung là cho cây cung bị biến dạng vật có thế năng, sau khi thả cung tên thì thế năng này sẽ chuyển thành động năng cung cấp vận tốc rất lớn cho mũi tên lao đi
Lò xo: Lò xo có 1 đầu cố định, đầu kia gắn vào 1 vật nhỏ. Ta dùng tay kéo vật ra khỏi vị trí cân bằng giữ nguyên, vật sẽ có thế năng đàn hồi, ta thả tay ra thế năng đàn hồi chuyển thành động năng cung cấp vận tốc kéo vật về vị trí cân bằng
từ điển M (có độ cao so với mặt đất bằng 0,8 m) ném lên một vật có vận tốc đầu 2 m/s . Biết khối lượng của vật bằng 0,5 kg , lấy g = 10 m/s2 . Cơ năng của vật bằng bao nhiêu ?
Chọn mốc thế năng ở mặt đất
Cơ năng của vật: \(W=W_đ+W_t=\dfrac{1}{2}.mv^2+mgh=\dfrac{1}{2}.0,5.2^2+0,5.10.0,8=5(J)\)
Từ độ cao 3m ném một vật nặng 200g theo phương thẳng đứng cao với vận tốc 4m/s. Bỏ qua sức cản không khí. Lấy g= 10m/s2
a. tính cơ năng của vật
b. tìm độ cao mà vật lên được
c. tính vận tốc khi vật chạm đất
d. tìm quãng đường vật đã đi được khi nó có động năng bằng thế năng
chọn gốc thế năng trọng trường ở mặt đất
a,
cơ năng của vật
W= mgh + \(\frac{1}{2}mv^2=0,2.10.3+0,5.0,2.4^2=7,6J\)
b,
độ cao lên được
bảo toàn cơ năng:
\(W=mgh\Rightarrow h=\frac{W}{mg}=\frac{7,6}{0,2.10}=3,8m\)
c,
Tiếp tục bảo toàn cơ năng, khi chạm đất thì thế năng bằng 0
\(W=\frac{1}{2}mv^2\Rightarrow v=2\sqrt{19}m\text{/}s\)
d,
khi động năng = thế năng. cho \(mgh=0,5mv^2=0,5W\Rightarrow h=1,9m\)
từ đó suy ra quãng đường đi được
\(s=3,8-3+3,8-1,9=2,7m\)