Bài 26. Đặc điểm tài nguyên khoáng sản Việt Nam

Võ Ngọc Đan Kha
Xem chi tiết
Thời Sênh
5 tháng 3 2019 lúc 6:25

- Từ tây sang đông phần đất liền nước ta mở rộng 7 kinh độ.

Giai đoạn Cổ kiến tạo
Giai đoạn này có nhiều vận động tạo núi lớn, đã sản sinh rất nhiều loại khoáng sản và phân bố trên khắp lãnh thổ nước ta. Các khoáng sản chính là apatit, than, sát, thiếc, mangan, titan, vàng, đất hiếm, bôxit trầm tích, đá vôi, đá quý...


Bình luận (0)
Quang Chương
Xem chi tiết
Mai Anh Nguyễn
28 tháng 4 2019 lúc 14:40

Tài nguyên khoáng sản nước ta phong phú, đa dạng:
- Hiện nay đã khảo sát, thăm dò được khoảng 5000 điểm quặng và tụ khoáng của gần 60 loại khoáng sản khác nhau, trong đó có nhiều loại đã và đang được khai thác.

- Một số mỏ khoáng sản có trữ lượng lớn là than, dầu khí, apatit, đá vôi, sắt, crôm, đồng, thiếc, bôxit (quặng nhôm).

+ Than: tập trung nhiều nhất ở Quảng Ninh (than antraxit) với trữ lượng hơn 10 tỉ tấn, chất lượng than vào loại tốt nhất khu vực Đông Nam Á. Ngoài ra than còn có ở Cà Mau, Quảng Nam.

+ Dầu khí: ở thềm lục địa phía Nam với 8 bể trầm tích, có giá trị lớn.

+ Apatit: Lào Cai.

+ Sắt: Thái Nguyên, Hà Giang, Lào Cai, Hà Tĩnh (Thạch Khê).

+ Crôm: Thanh Hóa.

+ Đồng: Sơn La, Lào Cai.

+ Thiếc: Nghệ An, Tuyên Quang, Cao Bằng.

+ Bô xít: các tỉnh Tây Nguyên (Đắc Lắk, Lâm Đồng, Kon Tum, Đắc Nông..) với trữ lượng khoảng 3 tỉ tấn.

Bình luận (0)
shanksboy
27 tháng 5 2019 lúc 19:40

- Việt nam là nước giàu tài nguyên khoáng sản:

+ Khoáng sản nước ta khá đa dạng có 60 loại khoáng sản.

+ Tuy nhiên phần lớn khoáng sản có trữ lượng vừa và nhỏ

Chuck Bạn Làm Bài Tốt leuleu

Bình luận (0)
Nguyễn Phạm Mỹ Duyên
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Lệ Diễm
Xem chi tiết
pandie
15 tháng 3 2018 lúc 21:58

số giờ nắng 1400-3000h trong 1 năm

nhiệt độ trung bình trên 21 độ C và tăng dần từ bắc vào nam

lượng mưa trung bình 1500-2000mm/năm

độ ẩm >80%

mấy ý còn lại cô không cho ghi nên k biết

Bình luận (0)
Trà My
Xem chi tiết
Hàn Vũ
22 tháng 2 2018 lúc 18:06

Biển Đông có nguồn tài nguyên sinh vật phong phú và đa dạng, có đến hơn 160.000 loài, gần 10.000 loài thực vật và 260 loài chim sống ở biển. Trữ lượng các loài động vật ở biển ước tính khoảng 32,5 tỷ tấn, trong đó, các loài cá chiếm 86% tổng trữ

Vùng biển Việt Nam có hơn 2.458 loài cá, gồm nhiều bộ, họ khác nhau, trong đó có khoảng 110 loài có giá trị kinh tế cao. Trữ lượng cá ở vùng biển nước ta khoảng 5 triệu tấn/năm, trữ lượng cá có thể đánh bắt hàng năm khoảng 2,3 triệu tấn. Các loài động vật thân mềm ở Biển Đông có hơn 1.800 loài, trong đó có nhiều loài là thực phẩm được ưa thích, như: mực, hải sâm,...

Chim biển: Các loài chim biển ở nước ta vô cùng phong phú, gồm: hải âu, bồ nông, chim rẽ, hải yến,...

Ngoài động vật, biển còn cung cấp cho con người nhiều loại rong biển có giá trị. Đây là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng và là nguồn dược liệu phong phú. Biển nước ta có khoảng 638 loài rong biển. Các loại rong biển dễ gây trồng, ít bị mất mùa và cho năng suất thu hoạch cao nên sẽ là nguồn thực phẩm quan trọng của loài người trong tương lai.

2. Tài nguyên phi sinh vật

Dầu khí là tài nguyên lớn nhất ở thềm lục địa nước ta, có tầm chiến lược quan trọng. Đến nay, chúng ta đã xác định được tổng tiềm năng dầu khí tại bể trầm tích: Sông Hồng, Phú Khánh, Nam Côn Sơn, Cửu Long, Malay - Thổ Chu, Tư Chính - Vũng Mây.

3. Tài nguyên giao thông vận tải

Lãnh thổ nước ta có đường bờ biển chạy theo hướng Bắc - Nam dọc theo chiều dài đất nước, lại nằm kề trên các tuyến đường biển quốc tế quan trọng của thế giới, có những vụng sâu kín gió là điều kiện thuận lợi để phát triển giao thông vận tải biển và mở rộng giao lưu với bên ngoài.

4. Tài nguyên du lịch

Bờ biển dài có nhiều bãi cát, vịnh, hang động tự nhiên đẹp là tiềm năng về du lịch lớn của nước ta.

HỌC TỐT

Bình luận (0)
Khang Tham
Xem chi tiết
Trần Thị Ngọc Trâm
5 tháng 3 2017 lúc 9:52

Khoáng sản kim loại:

- Quặng sắt: phân bố rải rác từ Bắc bộ đến Nam trung bô

- Quặng đồng:hầu hết tập trung ở Tây Bắc bộ

Quặng nhôm: tập trung ở Ðông Bắc bộ và khu 4 cũ, ở Tây nguyên, Lâm Ðồng..

- Quặng thiếc: khu vực đông bắc Bắc bộ (Cao Bằng, Tuyên Quang); khu vực Bắc trung bộ (Nghệ An, Hà Tỉnh); khu vực Nam Trung bộ ( Lâm đồng, Thuận Hải).

khoáng sản nguyên liệu:

- Apatit: tập trung ở Cam Ðường (Lào Cai) và Qùy Châu (Nghệ An)

- Ðá vôi: Trử lượng lớn phân bố ở Bắc bộ và Trung bộ và một số ít ở vùng Kiên Giang.

Bình luận (1)
Nguyễn Thị Lệ Diễm
Xem chi tiết
Hà Yến Nhi
1 tháng 3 2018 lúc 20:39

* Đặc điểm địa hình đồng bằng sông Hồng:

- Địa hình tương đối bằng phẳng với hệ thống sông ngòi dày đặc đã tạo điều kiện thuận lợi để phát triển hệ thống giao thông thuỷ bộ và cơ sở hạ tầng của vùng.

- Hệ thống sông ngòi tương đối phát triển. Tuy nhiên về mùa mưa lưu lượng dòng chảy quá lớn có thể gây ra lũ lụt, nhất là ở các vùng cửa sông khi nước lũ và triều lên gặp nhau gây ra hiện tượng dồn ứ nước trên sông. Về mùa khô (tháng 10 đến tháng 4 năm sau), dòng nước trên sông chỉ còn 20-30% lượng nước cả năm gây ra hiện tượng thiếu nước. Bởi vậy, để ổn định việc phát triển sản xuất, đặc biệt trong nông nghiệp thì phải xây dựng hệ thống thuỷ nông đảm bảo chủ động tưới tiêu và phải xây dựng hệ thống đê điều chống lũ và ngăn mặn.

* Đặc điểm địa hình đồng bằng sông cửu long:

- Vùng đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam được hình thành từ những trầm tích phù sa và bồi dần qua những kỷ nguyên thay đổi mực nước biển; qua từng giai đoạn kéo theo sự hình thành những giồng cát dọc theo bờ biển. Những hoạt động hỗn hợp của sông và biển đã hình thành những vạt đất phù sa phì nhiêu dọc theo đê ven sông lẫn dọc theo một số giồng cát ven biển và đất phèn trên trầm tích đầm mặn trũng thấp như vùng Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên – Hà Tiên, tây nam sông Hậu và bán đảo Cà Mau. Địa hình của vùng tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình là 3 - 5m, có khu vực chỉ cao 0,5 - 1m so với mặt nước biển.

* Đặc điểm địa hình đồng bằng duyên hải Trung Bộ:

- Duyên hải miền Trung thuộc khu vực cận giáp biển. Địa hình ở đây bao gồm đồng bằng ven biển và núi thấp, có chiều ngang theo hường Đông - Tây (trung bình 40 - 50km), hạn hẹp hơn so với Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên. Có hệ thống sông ngòi ngắn và dốc, bờ biển sâu với nhiều đoạn khúc khuỷu, thềm lục địa hẹp. Các miền đồng bằng có diện tích không lớn do các dãy núi phía Tây trải dọc theo hướng Nam tiến dần ra sát biển và có hướng thu hẹp dần diện tích lại. Đồng bằng chủ yếu do sông và biển bồi đắp, khi hình thành nên thường bám sát theo các chân núi.

Bình luận (0)
Học 24h
Xem chi tiết
Trần Võ Nhất Kim
4 tháng 4 2018 lúc 22:45

Hỏi đáp Địa lýHỏi đáp Địa lýHỏi đáp Địa lý

Bình luận (1)
xl 1 tình yêu
20 tháng 4 2019 lúc 16:33

Mùa gió đông bắc: từ tháng 11 đến tháng 4 tạo nên mùa đông lạnh mưa phùn ở miền bắc và mùa nóng kéo dài ở miền nam

Mùa gió tây nam:

+ Kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10

+ Tạo nên mùa hạ nóng ẩm và có mưa to, mưa bão diễn ra trên khắp đất nước

+ Có dạng thời tiết đặc biệt gió tây, mưa ngâu,bão

Bình luận (0)
lê thị hương giang
Xem chi tiết
Phạm Linh Phương
27 tháng 2 2018 lúc 21:08

- Nguyên nhân chủ yếu là do chúng ta khai thác, sử dụng chưa hợp lý.Khai thác bừa bãi không có tổ chức, chưa thực sự tận dụng hết nguồn khoáng sản đó.
- Trình độ khoa học kĩ thuật, cơ sở vật chất còn hạn chế nên chưa thực sự tận dụng hết nguồn khoáng san mà chúng ta có nên còn lãng phí nhiều.
- Chính sách về bảo vệ nguồn khoáng sản còn nhiều thiếu sót.
Biện pháp:
- cần có chính sách đúng đáng hơn về vấn đề này,cần nhìn nhận một cách chính xác hơn về nguồn khoáng sản .
- cần tuyên truyền vận động toàn dân sử dụng tiết kiệm,sử dụng có mục đích chính đáng.
- phải phát triển các cơ sở nhỏ để tận dụng sử dụng các nguồn tài nguyên đó.

Bình luận (0)
Sáng
28 tháng 2 2018 lúc 5:56

- Nguyên nhân làm nguồn khoáng sản cạn kiệt:

+ Khai thác, sử dụng chưa hợp lí.

+ Công việc quản lí chưa thật sự hiệu quả.

+ Khai thác bằng cách thủ công không hiệu quả.

+ Nhà nước vẫn chưa đề ra những chính sách bảo vệ tài nguyên khoáng sản.

- Giải pháp:

+ Áp dụng Khoa học - Kỹ thuật vào công cuộc khai thác khoáng sản.

+ Không khai thác bừa bãi.

+ Cần tìm ra các nguồn khoáng sản năng lượng mới, để thay vào các nguồn khoáng sản cũ.

+ Cần tuyên truyền vận động toàn dân sử dụng tiết kiệm.

+ Sử dụng có mục đích chính đáng.

Bình luận (0)