Bài 16: Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Park Chanyeol
Xem chi tiết
Nguyễn Đức Hải
12 tháng 4 2017 lúc 22:26

Mỗi khi nghe bài hát " Bình Đà làng tôi " của ca sĩ Nguyễn Hữu Minh, em lại nhớ tới ngôi đình nội thờ Đức quốc tổ Lạc Long Quân linh thiêng của làng mình. Ngôi đình thờ Đức quốc tổ không biết được xây từ bao giờ, em chỉ biết là đã được xây từ rất rất lâu rồi. Khi bước vào trong đình, ta lại có cảm giác uy nghiêm, trước mặt là cây đa rất to. Em chưa được vào trong đền thờ lần nào, em chỉ có thể nhìn thấy vào những hôm đi rước hội, trong đó có một cái ngai vàng to ơi là to, hai bên là hai bình sứ cao. Trước là cái kiệu lớn dùng để đi rước. Trên trần hay xung quanh đều là một màu đỏ tronong rất uy nghiêm. Em thấy rất tự hào về ngôi đền linh thiêng của làng mình.

Nguyen huyenjiu
Xem chi tiết
Ngô Tùng Chi
14 tháng 4 2017 lúc 20:52

Em sẽ khuyên mẹ không nên theo những thứ mê tín dị đoan như vậy

Nguyễn Quỳnh Anh
Xem chi tiết
Thảo Phương
13 tháng 4 2017 lúc 15:34

Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là: công dân có quyền theo hoặc không theo một tín ngưỡng hay một tôn giáo nào. Người đã theo một tín ngưỡng hay một tôn giáo nào đó có quyền thôi không theo nữa, hoặc bỏ để theo tín ngưỡng, tôn giáo khác mà không ai được cưỡng bức hoặc cản trở.



Kiriya Aoi
12 tháng 5 2017 lúc 21:08

Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo có nghĩa là: công dân có quyền theo hoặc hk theo một tín ngưỡng hay tôn giáo nào; người đã theo một tín ngưỡng hay tôn giáo có quyền thôi hk theo nữa, hoặc bỏ để theo tín ngưỡng, tôn giáo mà hk ai được cưỡng bức hoặc cản trở.

Phan Lam Nhi
14 tháng 5 2017 lúc 17:00

công dân có quyền theo hoặc không theo một tín ngưỡng hay tông giáo nào; người đã theo một tín ngưỡng hay một tôn giáo nào đó có quyền thôi không theo nữa, hoặc bỏ để theo một tín ngưỡng, tôn giáo khác mà không ai được cưỡng bức hoặc cản trở.

Nguyễn Quỳnh Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Đức Hải
12 tháng 4 2017 lúc 22:07

- Mê tín dị đoan là tin vào những điều mơ hồ, nhảm nhí ( bói toán, chữa bệnh bằng phù phép.... )

- Phải chống mê tín dị đoan bởi sẽ dẫn đến hậu quả xấu cho cá nhân, gia đình và cộng đồng về thời gian, sức khỏe, tài sản và có thể cả tính mạng con người.

noo phước thịnh
13 tháng 4 2017 lúc 13:28

Mê tín di đoan là tin vào những điều vô lí không thiết thực mơ hồ ( bói toán , xem quẻ...) có thể dẫn đến hậu quả xấu tệ

Trần Khánh Linh
13 tháng 4 2017 lúc 17:35
Tín ngưỡng là một thành tố của văn hóa tổ chức cộng đồng, thuộc phạm vi đời sống cá nhân, được hình thành tự phát, nhưng có vai trò rất quan trọng trong đời sống con người. Ở Việt Nam tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng gắn với lễ hội truyền thống của cả dân tộc, các địa phương, mang những giá trị văn hóa độc đáo, phong phú, không trái với pháp luật, cần được tôn trọng. Phải kiên quyết bài trừ mê tín dị đoan vì: Hoạt động mê tín dị đoan sẽ phá hoại những giá trị vă hóa lành mạnh, đến trật tự xã hội và sự phát triển tiến bộ của xã hội. Gây tác hại cho nhân dân về tài sản, sức khỏe, tính mạng và hạnh phúc của giai đình.

Nguyễn Quỳnh Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Đức Hải
12 tháng 4 2017 lúc 22:04

Tín ngưỡng là niềm tin con người vào một cái gì đó thần bí, hư ảo, vô hình như: thần linh, thượng đế, chúa trời.

Tôn giáo là hình thức tín ngưỡng có hệ thống tổ chức, với những quan niệm, giáo lí thể hiện rõ sự tín ngưỡng, sùng bái thần linh và những hình thức lễ nghi thể hiện sự sùng bái ấy.

Còn mê tín dị đoan là tin vào những điều mơ hồ, nhảm nhí, không phù hợp với lẽ tự nhiên ( chữa bệnh bằng phù phép ....), dẫn tới hậu quả cho cá nhân, gia đình và cộng đồng về sức khỏe, thời gian, tài sản, và có thể cá tính mạng con người.

Trần Khánh Linh
13 tháng 4 2017 lúc 17:34

- Tôn giáo là niềm tin vào đối tượng siêu hình, mà những người cùng niềm tin này đã quy tụ lại thành tổ chức, có nhiệm vụ truyền giáo, có giáo luật chặt chẽ...Ví dụ: tôn giáo Cao đài.
- Tín ngưỡng là niềm tin vào đối tượng siêu hình, chưa quy tụ thành tổ chức, chưa có người truyến giáo, chưa có giáo luật...Ví dụ: tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.
- Mê tín dị đoan là những niềm tin mang tính chất mê muội, cực đoan, kỳ dị vào các đối tượng siêu hình. Ví dụ: niềm tin có ma.
Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa, có nhiều thế lực trong xã hội và trên thế giới dựa vào tín ngưỡng, mê tín dị đoan và tôn giáo để xách động một số người chống đối lại quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Ngoài ra, lực lượng của tín ngưỡng và tôn giáo trong xã hội chẳng những không nhỏ, mà còn có những ảnh hưởng nhất định đến sự yên bình của cuộc sống. Do đó, nhà nước xã hội chủ nghĩa phải quan tâm giải quyết vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo.

Phương Như
Xem chi tiết
Carol
13 tháng 4 2017 lúc 18:38

Em sẽ bảo với mẹ rằng, bói toán là một hình thức mê tín dị đoan của các thấy bói nhằm để kiếm tiền chuộc lợi chứ chẳng có linh nghiệm như những lời người ta đồn thổi, mẹ không nên đi vừa tốn tiền mà chẳng được lợi gì bởi vì người ta đã tìm hiểu mình từ từ trước do đặt ra câu hỏi rồi nhờ người tìm địa chỉ,...Xong

Chọn bài mình nhé

Pé Bo Trần
Xem chi tiết
Tiểu Thư họ Nguyễn
13 tháng 4 2017 lúc 21:48

Mỗi chúng ta phải tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của người khác:

- Tôn trọng các nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo như đền, chùa, miếu, nhà thờ...

- Không được bài xích, gây mất đoàn kết, chia rẽ giữa những người có tín ngưỡng, tôn giáo và những người không có tín ngưỡng, tôn giáo, giữa những người có tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau.

Quang Nhân
13 tháng 4 2017 lúc 21:49

Chúng ta phải :

+Tôn trọng các nơi thừa tự của các tín ngưỡng tôn giáo như : đền , chùa , miếu thờ , nhà thờ.

+ Không được bài xích gây mất đoàn kết , chia rẻ những người có tín ngưỡng , tôn giáo giữa các người không có tín ngưỡng , tôn giáo và giữa những người có tín ngưỡng tôn giáo khác nhau

M Trangminsu
Xem chi tiết
erza sarlet
14 tháng 4 2017 lúc 13:50

Ý 1 SGK

* Giống nhau

Đều là tin vào một thế lực siêu nhiên vô hình

* Khác nhau

- Tính ngưỡng là niệm tình của con người vào cái gì đó bí ẩn hư ảo vô hình

-Tôn giáo là một hình thức tính ngưỡng có tổ chức với những quan niệm, giáo lí và có các hình thức lễ nghi thể hiện sự sùng bái ấy

-Mê tín dị đoan là những niềm tin mang tính chất mê muội, cực đoan, kỳ dị, trị với lẽ tự nhiên và sẽ mang đến những hậu quả xấu, cần đấu tranh chống mê tính dị đoan

Ngô Quỳnh
13 tháng 4 2017 lúc 22:49
nguyễn phương linh
14 tháng 6 2017 lúc 14:22

* giống nhau :

đều tin vào một thế lực siêu nhiên vô hình

* khác nhau :

-tính ngưỡng là niềm tin của con người vò cái j đó bí ẩn hư ảo vô hình

-tôn giáo là một hình thức tính ngưỡng có tổ chức với những quan niệm , giáo lí và có các hình thức nghi lễ thể hiện sự sùng bái ấy

-mê tín dị đoan là những niềm tin mang tính chất mê muội , cực đoan , kỳ dị , trái với lẽ tự nhiên và sẽ mang đến những hậu quả xấu , cần đấu tranh chống mê tín dị đoan

erza sarlet
Xem chi tiết
Phương Anh (NTMH)
14 tháng 4 2017 lúc 15:07

Câu 1:

Tín ngưỡng là niềm tin của con người vào 1 cái gì đó thần bím hư ảo, vô hình như thần linh, thượng đế, chúa trời)

Tôn giáo là 1 hình thức tín ngưỡng có hệ thống tổ chức với những quan niệm, giáo lí thể hiện rõ ràng sự tín ngưỡng và sùng bái thần linh và những hình thức lễ nghi thể hiện sự sùng bái ấy.

Mê tín dị đoan là tin vào những điều mơ hồ, nhảm nhí, không phù hợp với lẽ tự nhiên như tin vào bói toán, chữa bệnh bằng cách phù phép,.... dẫn tới hậu quả xấu cho cá nhân, gia đình và xã hội.

Câu 2:

+ Truyền bá tôn giáo kêu gọi chống phá nhà nước.
+ Ép buộc người khá từ bỏ đạo thiên Chúa.
+ Cản trở người khác theo một tôn giáo mới.
+ Người thuộc tôn giáo này nói xấu một tôn giáo khác…

Câu 3:

- Nên tuyên truyền viên tích cực cho vấn đề này, nói cho những người xung quanh em mà còn mê tín dị đoan, hiểu rõ về mê tín dị đoan và tác hại của nó (gây lãng phí bao nhiêu tiền của), và em hãy chứng minh rằng mọi kết quả con người đạt được đều ko thể nhờ vào cái gọi là "thần thánh" .

- Nếu người lớn cứ mê tín dị đoan thì con cháu họ cũng ko thể chắc chắn đc là sẽ ko mê tín dị đoan, hừm, cái này có lẽ phải nhờ đến chính quyền cơ sở, chính quyền phải tuyên truyền về tác hại của mê tín dị đoan.

Nguyễn Ngọc Lan Anh
Xem chi tiết
Đỗ Thị Hà Vy
15 tháng 4 2017 lúc 20:01

Câu 1:

Phải giữ gìn, bảo vệ di sản văn hoá vì:

– Các di sản văn hoá phi vật thể rất dễ bị mai một cùng với thế hệ già, nếu không được bảo tồn, lưu giữ, truyền lại thì sẽ bị lãng quên. Ví dụ: Một nghệ sĩ cao tuổi hát ca Huế, ca trù, tuồng…

– Các di sản văn hoá vật thể bị xuống cấp trầm trọng, hư hỏng do thời gian chiến tranh, do thiên nhiên, do ý thức của con người.

– Những cổ vật quý hiếm của quốc gia bị đánh tráo, mất cắp.

+ Em đã : Không chiếm đoạt dii sản văn hóa; không mua bán trao đổi trái phép di vật cổ vật; không đào bới trái phép các địa điểm khảo cổ

Đỗ Thị Hà Vy
15 tháng 4 2017 lúc 20:07

Câu 2:

Một số biểu hiện về mê tín dị đoan là:

Dạng thứ nhất là những nghi thức, cử chỉ xuất phát từ truyền thống hay thói quen. Thí dụ như đi xin xâm, hái lộc trong ngày Tết, bói bài, xem chỉ tay, xem tướng, tử vi, cúng sao giải hạn, đốt giấy tiền vàng bạc trong tang lễ, nấu cơm canh mời ông bà tổ tiên về dùng, v.v. Tất cả những điều nầy đều được truyền từ thế hệ nầy sang thế hệ khác, cha mẹ dạy con cháu làm theo, người nầy bắt chước người khác và được thực hành một cách máy móc không có sự suy nghĩ chính đáng. Đa số những mê tín dị đoan dưới dạng nầy thường được ẩn núp sau danh nghĩa “phong tục cổ truyền” hay ngay cả “tín ngưỡng dân gian”.

Dạng thứ hai là những điều tốt lành cũng như những điều kiêng cử. Nhiều người tin rằng nếu họ làm (hay không làm) những điều nầy thì sẽ có ảnh hưởng đến sự thành công (hay thất bại) của những chuyện khác (mặc dùnhững chuyện nầy không hề có một liên quan gì đến những đìều trên cả). Thí dụ như nếu cử hành cưới hỏi, khai trương tiệm quán, xuất hành đi xa, v.v. trong những ngày “xấu” (mùng năm hay mười bốn hay hăm ba âm lịch) thì cuộc hôn nhân sẽ lận đận, tiệm quán sẽ ế ẩm, cuộc du hành sẽ gặp trắc trở, v.v. Trái lại nếu lựa ngày “hạp” và giờ “tốt” (như “giờ hoàng đạo”) thì vợ chồng sẽ hạnh phúc, làm ăn phát đạt, chuyến đi sẽ an toàn dễ dàng, v.v. Những thí dụ tương tự khác như cất nhà phải theo đúng phép phong thủy, lựa người “mở hàng” buổi sáng, vợ chồng cần phải “hạp” tuổi, không được mở dù trong nhà, v.v.

Dạng thứ ba là những điềm tiên báo: điềm gỡ cũng như điềm tốt. Thí dụ nhiều người tin rằng có chim cú đến nhà là điềm sắp có người chết, gương vỡ sẽ xui xẻo 7 năm, mắt trái giựt là sắp có chuyện đáng lo, gặp mèo đen đi ngang trước mặt sẽ gặp tai nạn, nằm mộng thấy quan tài là sắp có tiền, chó lạ đến nhà là điều thành lợi trong khi mèo đến nhà là điềm thua mất (“mèo đến nhà thì khó, chó đến nhà thì sang”, v.v.

Và dạng thứ tư là sự tôn thờ sùng bái những cá thể siêu hình vì họ tin rằng những cá thể nầy có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe hay diễn tiến sự việc hay kết quả thành bại trong đời sống họ hoặc có thể cứu vớt họ vào một thế giới trường cửu nào đó sau khi chết.

Đỗ Thị Hà Vy
15 tháng 4 2017 lúc 20:13

Câu 3:

Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến tôn giáo, đã có những chủ trương, chính sách thích hợp với tôn giáo trong từng thời kì

- Văn kiện Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VIII:

+ Tôn trọng tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của dân.

+ Đảm bảo cho các tôn giáo hoạt động bình thường trên cơ sở tôn trọng pháp luật.

+ Thực hiện chính sách đoàn kết dân tộc.

+ Tuyên truyền giáo dục chống mê tín dị đoan, chống lợi dụng tôn giáo, tín ngưỡng thực hiện ý đồ chính trị xấu.

+ Chăm lo phát triển kinh tế - xã hội, giúp đỡ đồng bào theo đạo xóa đói, giảm nghèo, nâng cao dân trí...

- Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, Điều 24 quy định:

1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật

2. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

3. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật.