Bài 1. Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Dương Thị Yến Nhi
Xem chi tiết
Hiiiii~
24 tháng 8 2017 lúc 20:49

Trả lời:

Tính chất tiến bộ của " Tuyên ngôn Độc lập" của Mĩ thể hiện ở những điểm là xác định quyền của con người và quyền độc lập của các thuộc địa.

Chúc bạn học tốt!

Phạm Thị Thạch Thảo
24 tháng 8 2017 lúc 22:01

Tuyên ngôn độc lập(4/7/1776) xác định quyền con người và quyền của các thuộc địa,tuyên ngôn mang tính chất dân chủ tự do,thấm nhuần tư tưởng tiến bộ của thời đại.Nó nêu nguyên tắc bình đẳng,quyền sống,quyền tự do,quyền mưu cầu hạnh phúc của mỗi con người.

Dương Thị Yến Nhi
Xem chi tiết
Lưu Hạ Vy
24 tháng 8 2017 lúc 20:59

Vì cuộc chiến tranh giành Độc lập của 13 bang thuộc địa Mỹ do tư sãn lãnh đạo . Nhân dân đứng lên vì quyền lợi của họ . Các giai cấp lãnh đạo đều đưa lợi ích cá nhân lên trước rồi mới đến cộng đồng.
Một lẽ đương nhiên là ko ai chịu sự kìm hãm về kinh tế và đời sống , cũng như phụ thuộc vào nền Kinh tế của Chính Quốc ( ĐQ Anh ) , vì thế Cuộc cách mạng nhanh chóng xãy ra .

Phạm Thị Thạch Thảo
24 tháng 8 2017 lúc 21:59

Vì cuộc chiến tranh giành Độc lập của 13 bang thuộc địa Mỹ do tư sãn lãnh đạo . Nhân dân đứng lên vì quyền lợi của họ . Các giai cấp lãnh đạo đều đưa lợi ích cá nhân lên trước rồi mới đến cộng đồng.
Một lẽ đương nhiên là không ai chịu sự kìm hãm về kinh tế và đời sống , cũng như phụ thuộc vào nền Kinh tế của Chính Quốc ( ĐQ Anh ) , vì thế Cuộc cách mạng nhanh chóng xãy ra.

Tran Thuy Linh
30 tháng 8 2017 lúc 5:52

Vì đó là:

- Cuộc cách mạng do giai cấp tư sản lãnh đạo

- Lực lượng là đông đảo quần chúng nhân dân

- Thành quả cách mạng rơi vào tay giai cấp tư sản

- Đất nước phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa

Dương Thị Yến Nhi
Xem chi tiết
Phạm Thị Thạch Thảo
24 tháng 8 2017 lúc 21:57

Cách mạng tư sản: là cuộc CM do giai cấp tư sản lãnh đạo nhằm chống lại giai cấp phong kiến, mở đường cho CNTB phát triển và thiết lập hình thái nhà nước của tư sản. Động lực của CM là quần chúng nhân dân nhưng sau đó thành quả CM lại rơi vào tay giai cấp tư sản. Sự thay thế hình thái TBCN với hình thái PK chỉ là sự thay thế hình thức bóc lột này bằng hình thức bóc lột khác mà thôi.

Quý tộc mới: Là một tầng lớp vốn xuất thân từ chế độ phong kiến (nguồn gốc là quý tộc phong kiến) nhưng đã tham gia kinh doanh TBCN và bị tư bản hóa. (Trong CM Anh, Quý tộc mới là 1 liên minh của giai cấp tư sản trong cuộc đấu tranh chống lại chế độ PK và sau này nước Anh cũng thiết lập mô hình nhà nước theo thể chế Quân chủ lập hiến - 1 dạng thức liên minh Tư sản + Quý tộc mới)
kim vê-đao
5 tháng 9 2017 lúc 21:30

quý tộc mới là quý tộc cũ chuyển sang

thu nguyen
Xem chi tiết
Phạm Thị Thạch Thảo
25 tháng 8 2017 lúc 17:20

Quý tộc mới là những người có nguồn gốc từ những người quý tộc cũ nhưng họ chuyển hướng kinh doanh theo con đường kinh tế tư bản chủ nghĩa có ruộng đất những để thành đồng cỏ nuôi cừu.

* Nguyên nhân của Cách mạng tư sản Anh:
+ Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh.
+ Nhiều quý tộc phong kiến đã chuyển sang kinh doanh theo con đường tư bản.
+ Chế độ phong kiến tiếp tục kìm hãm giai cấp tư sản và quý tộc mới.
*diễn biến
Giai đoạn 1 (1642 – 1648)
- Năm 1642, nộị chiến bùng nổ.
- Năm 1648, quân đội nhà vua bị đánh bại. Giai đoạn 2 (1649 – 1688)
- Ngày 30/1/1649, vua Sác-lơ I bị xử tử. Nước Anh chuyển sang nền cộng hòa và cách mạng đạt tới đỉnh cao.
- Năm 1688, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến
Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII
- Đưa nước Anh phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.
- Đáp ứng được quyền lợi cho giai cấp tư sản và quý tộc mới.
- Tuynhiên là cuộc cách mạng không triệt để.

Maou.Craser
25 tháng 8 2017 lúc 20:55

Đến thế kỉ XVII, kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Anh phát triển mạnh nhất Châu Âu

- xã hội; Xuất hiện tầng lớp quý tộc mới và tư sản, đời sống nhân dân cực khổ hơn.

Quý tộc phong kiến phản động mâu thuẫn gay gắt với quý tộc mới, tư sản, nông dân, tầng lớp lao động thành thị đã dẫn tới bùng nổ cách mạng tư sản ở Anh.

Tick cho mik nha. Cảm ơn bạn nhiều

hihi

Thien Tu Borum
26 tháng 8 2017 lúc 20:19

Qúy tộc mới là gì?

Quý tộc mới là tầng lớp quý tộc phong kiến đã tư sản hoá, kinh doanh tư bản chủ nghĩa, xuất hiện ở châu âu vào TK XVI, mạnh nhất ở anh, là lực lượng quan trọng lãnh đạo cách mạng tư sản anh TK XVII

Nguyên nhân dẫn tới sự bùng nổ Cách mạng tư sản Anh

* Nguyên nhân của Cách mạng tư sản Anh:
+ Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh.
+ Nhiều quý tộc phong kiến đã chuyển sang kinh doanh theo con đường tư bản.
+ Chế độ phong kiến tiếp tục kìm hãm giai cấp tư sản và quý tộc mới.
*diễn biến

Đinh Thuận
Xem chi tiết
Ánh Right
25 tháng 8 2017 lúc 9:13

Gọi là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên theo mình nghĩ do đó là lần đầu tiên giai cấp tư sản dọn đường cho tư bản chủ nghĩa phát triển thể hiện sự thắng thế của giai cấp tư sản đối với giai cấp phong kiến,báo hiệu sự suy vong của giai cấp phong kiến và ảnh hưởng đến nhiều cuộc cách mạng tư sản sau này.

Đinh Thuận
Xem chi tiết
Ánh Right
25 tháng 8 2017 lúc 9:26

vì cuộc cách mạng này do giai cấp tư sản cầm quyền về phía nhân dân cách mạng chưa giải phóng ruộn đất cho nông dân và những người trong cách mạng đó đưa một đại thần của triều đình trung quốc thấy thế tôn trung sơn và khi lên thay thế thì cách mạng tân hợi không hề tích cực trống đế quốc thực dân và cũng chưa mang lại lợi ích cho nhân dân nên người ta nói cách mạng tân hợi là cách mạng không triệt để

Trần Ngọc An Nhiên
Xem chi tiết
nguyễn thị ngọc hà
Xem chi tiết
Ái Nữ
25 tháng 8 2017 lúc 20:01

a) Giai đoạn 1 (1642 - 1648)
Năm 1640, Quốc hội (được thành lập từ thế kỉ XIII) - gồm phần lớn là quý tộc mới, được triệu tập. Các đại biểu đã tố cáo chính sách cai trị độc đoán của vua Sác-lơ I và đề ra một số yêu cầu : vua không được tự tiện đặt thuế mới, không được bắt người mà không đưa ra tòa án xét xử.
Nhân dân ủng hộ Quốc hội, lên án nhà vua. Sác-lơ I chạy lên phía bắc Luân Đôn, chuẩn bị lực lượng chống lại Quốc hội và nhân dân.
Tháng 8 - 1642, cuộc nội chiến bùng nổ. Quân đội của Quốc hội, do Ô-li-vơ Crôm-oen (1599 - 1658) chỉ huy. đánh bại quân đội nhà vua. Giai đoạn 1 của cuộc nội chiến chấm dứt vào năm 1648.

b) Giai đoạn 2 (1649 - 1688)
Trước sức ép của quân đội và nhân dân, Crôm-oen đưa vua ra xét xử.
Ngày 30 - 1 - 1649. Sác-lơ I bị xử tử trước sự chứng kiến của đông đảo quần chúng. Nước Anh trở thành nước cộng hòa. Mọi quyền hành thuộc về quý tộc mới và tư sản. Nông dân, binh lính không được hưởng một chút quyền lợi gì. Vì vậy, họ tiếp tục nổi dậy đấu tranh. Crôm- oen thiết lập chế độ đôc tài quân sự.

Sự bất mãn của quần chúng ngày càng tăng. Vì vậy, quý tộc mới và tư sản khôi phục lại chế độ quân chủ nhưng vẫn giữ những thành quả của cách mạng. Tháng 12-1688, Quốc hội tiến hành một cuộc đảo chính, phế truất vua Giêm II)lên làm vua. Chế độ quân chủ lập hiến ra đời. Nhà vua không nắm thực quyền, mọi quyền lực quốc gia thuộc về tư sản và quý tộc mới

Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tư sản Anh thế kl XVII
Cuộc Cách mạng tư sản Anh đã thành công, chủ yếu vì được quần chúng ủng hộ và tham gia đấu tranh. Cách mạng mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh mẽ hơn. đem lại thắng lợi cho giai cấp tư sản và quý tộc mới. Nhưng quyền lợi của nhân dân lao động lại không được đáp ứng.
Về ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII, Các Mác viết "thắng lợi của giai cấp tư sản có nghĩa là thắng lợi của chế độ xã hội mở thắng lợi của chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa đối với chế độ phong kiến".



Phạm Thị Thạch Thảo
25 tháng 8 2017 lúc 22:05

nêu những sự kiện chính về cuộc nổi chiến ở Anh

+ Giai đoạn 1 ( 1642 - 1648)
• Năm 1640, vua Sác-lơ I triệu tập Quốc hội Anh (Quốc hội gồm phần lớn là quý tộc mới) nhằm đặt ra thuế mới, thực hiện chính sách cai trị độc đoán của mình. Quốc hội được sự ủng hộ của nhãn dàn đã phản đối kịch liệt, Sác-lơ I liền chuẩn bị lực lượng chống lại Quốc hội.
• Năm 1642, nội chiến bùng nổ, bước đầu thắng lợi nghiêng về phía quân đội nhà vua. Nhưng từ khi Ô-li-vơ Crôm-oen lên làm chỉ huy quân đội Quốc hội, xây dựng đội quân có kỉ luật, đã liên tiếp đánh bại quân đội của nhà vua. Sác-lơ I bị bắt.
+ Giai đoạn 2 (1649 - 1688)
• Ngày 30 -1-1649. Crôm-oen đưa vua Sác-lơ I ra xử tử. Nước Anh chuyển sang nền cộng hòa và cách mạng đạt tới đỉnh cao.
• Tuy nhiên , chỉ có giai cấp tư sản và quý tộc mới được hưởng quyền lợi. vì vậy nhân dân tiếp tục đấu tranh.
• Quý tộc mới và tư sản lại thỏa hiệp với phong kiến, đưa Vin-hem Ô-ran-si-ơ lên ngôi, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.

trình bày kết quả,ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII

- Kết quả của Cách mạng tư sản Anh là chế độ tư bản thắng lợi. Một trăm năm năm về sau, lần đầu tiên trên thế giới, xuất hiện nền đại sản xuất cơ khí hoá. Sự phát triển của nền sản xuất này đi đôi với sự hình thành rõ rệt giai cấp chính trong xã hội hiện đại là giai cấp tư sản và giai cấp vô sản.
Cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII là một biến cố trọng đại trong lịch sử thế giới. Nó đã làm cho chế độ tư bản thắng lợi ở Anh và mở đầu một thời đại lịch sử mới : Lịch sử cận đại. Tuy nhiên Cách mạng tư sản Anh không triệt để vì chính thể quân chủ vẫn được duy trì, thế lực của địa chủ, quý tộc mới vẫn vững mạnh và giai cấp nôngdân vẫn không được hưởng quyền lợi gì.

- Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII
- Đưa nước Anh phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.
- Đáp ứng được quyền lợi cho giai cấp tư sản và quý tộc mới.
- Tuy nhiên là cuộc cách mạng không triệt để.

Người thích nghịch 2
Xem chi tiết
Phạm Thị Thạch Thảo
25 tháng 8 2017 lúc 21:58

* Cách mạng Hà Lan:
Tính chất:
Cách mạng Hà Lan là cuộc cách mạng tư sản diễn ra dưới hình thức là một cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc.
Ý nghĩa:
Dấu hiệu đầu tiên của sự thắng lợi tất yếu của chế độ TBCN đối với chế độ phong kiến.
- Mở ra một thời đại mới, thời đại của các cuộc cách mạng tư sản.
* Cách mạng Anh:
- Tính chất:
Đây là cuộc cách mạng tư sản không triệt để, nhiệm vụ của cuộc cách mạng không dược giải quyết.
- Ý nghĩa:
Lật đổ chế độ phong kiến,mở đường cho CNTB phát triển ở Anh.

Hương San
Xem chi tiết
Hiiiii~
25 tháng 8 2017 lúc 21:36

Trả lời:

Tháng 8 - 1566, nhân dân nhiều nơi ở miền Bắc Nê-đéc-lan đã nổi dậy khởi nghĩa, mà mục tiêu tấn công đầu tiên là Giáo hội - chỗ dựa vững chắc của chính quyền Tây Ban Nha.

Tháng 8 - 1567, Vương triều Tây Ban Nha đưa quân sang Nê-đéc-lan, đàn áp dã man những người khởi nghĩa, nhưng không ngăn cản được sự phản kháng của quần chúng.

Tháng 4-1572, quân khởi nghĩa đã làm chủ được các tỉnh phía bắc. Một số quý tộc tư sản hoá ở Nê-đéc-lan bất mãn với tầng lớp thống trị Tây Ban Nha đã đứng về phía quân khởi nghĩa, nắm quyền lãnh đạo phong trào.

Tháng 1 - 1579, đại biểu các tỉnh miền Bắc họp hội nghị ở U-trếch, tuyên bố thống nhất hệ thống tiền tệ, đo lường, tổ chức quân sự và chính sách đối ngoại. Đạo Can-vanh được công nhận là quốc giáo, quyền tự do tín ngưỡng được tôn trọng. Tiếp đó, tháng 7 - 1581, vua Tây Ban Nha Phi-líp II bị phế truất. Hội nghị các đảng cấp gồm đại biểu của các tỉnh miền Bắc trở thành cơ quan quyền lực tối cao. Các tỉnh miền Bắc Nê-đéc-lan được thống nhất thành một nước cộng hoà với tên gọi Các tỉnh liên hiệp hay Hà Lan (tên một tỉnh có vai trò quan trọng nhất trong các tỉnh liên hiệp và thủ đô là Am-xtéc-đam). Song, chính quyền Tây Ban Nha chưa chịu công nhận Hà Lan. Nhân dân Hà Lan phải tiếp tục đấu tranh. Mặc dù Hiệp định đình chiến giữa Tây Ban Nha và Hà Lan đã được kí kết vào năm 1609, song mãi đến năm 1648, nền độc lập của Hà Lan mới được chính thức công nhận.

Cách mạng Hà Lan là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới, diễn ra dưới hình thức chiến tranh giải phóng dân tộc để lật đổ ách thống trị của thế lực phong kiến nước ngoài, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. Tuy còn nhiều hạn chế, nhưng Cách mạng Hà Lan vẫn có ý nghĩa báo hiệu một thời đại mới - thời đại của các cuộc cách mạng tư sản và bước đầu suy vong của chế độ phong kiến.

Chúc bạn học tốt!

Phạm Thị Thạch Thảo
25 tháng 8 2017 lúc 21:43

Tháng 8 - 1566, nhân dân nhiều nơi ở miền Bắc Nê-đéc-lan đã nổi dậy khởi nghĩa, mà mục tiêu tấn công đầu tiên là Giáo hội - chỗ dựa vững chắc của chính quyền Tây Ban Nha.
Tháng 8 - 1567, Vương triều Tây Ban Nha đưa quân sang Nê-đéc-lan, đàn áp dã man những người khởi nghĩa, nhưng không ngăn cản được sự phản kháng của quần chúng.
Tháng 4-1572, quân khởi nghĩa đã làm chủ được các tỉnh phía bắc. Một số quý tộc tư sản hoá ở Nê-đéc-lan bất mãn với tầng lớp thống trị Tây Ban Nha đã đứng về phía quân khởi nghĩa, nắm quyền lãnh đạo phong trào.
Tháng 1 - 1579, đại biểu các tỉnh miền Bắc họp hội nghị ở U-trếch, tuyên bố thống nhất hệ thống tiền tệ, đo lường, tổ chức quân sự và chính sách đối ngoại. Đạo Can-vanh được công nhận là quốc giáo, quyền tự do tín ngưỡng được tôn trọng. Tiếp đó, tháng 7 - 1581, vua Tây Ban Nha Phi-líp II bị phế truất. Hội nghị các đảng cấp gồm đại biểu của các tỉnh miền Bắc trở thành cơ quan quyền lực tối cao. Các tỉnh miền Bắc Nê-đéc-lan được thống nhất thành một nước cộng hoà với tên gọi Các tỉnh liên hiệp hay Hà Lan (tên một tỉnh có vai trò quan trọng nhất trong các tỉnh liên hiệp và thủ đô là Am-xtéc-đam). Song, chính quyền Tây Ban Nha chưa chịu công nhận Hà Lan. Nhân dân Hà Lan phải tiếp tục đấu tranh. Mặc dù Hiệp định đình chiến giữa Tây Ban Nha và Hà Lan đã được kí kết vào năm 1609, song mãi đến năm 1648, nền độc lập của Hà Lan mới được chính thức công nhận.
Cách mạng Hà Lan là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới, diễn ra dưới hình thức chiến tranh giải phóng dân tộc để lật đổ ách thống trị của thế lực phong kiến nước ngoài, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. Tuy còn nhiều hạn chế, nhưng Cách mạng Hà Lan vẫn có ý nghĩa báo hiệu một thời đại mới - thời đại của các cuộc cách mạng tư sản và bước đầu suy vong của chế độ phong kiến.

Hiiiii~
25 tháng 8 2017 lúc 22:01

Trả lời:

Diễn biến cuộc Cách mạng Hà Lan:

+ Nhiều cuộc đấu tranh của nhân dân Nê-đéc-lan chống lại chính quyền phong kiến Tây Ban Nha đã diễn ra, đỉnh cao là năm 1566.

+ Năm 1581, các tỉnh miền Bắc Nê-đéc-lan đã thành lập "Các tỉnh liên hiệp” (sau là Cộng hòa Hà Lan).

+ Năm 1648, chính quyền Tây Ban Nha công nhận nền độc lập của Hà Lan.

Chúc bạn học tốt!