Bài 1. Nhật Bản

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Phùng Minh Phúc
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Phước Thịnh
22 tháng 11 2022 lúc 14:45

Chọn A

Nguyen thi huyền
Xem chi tiết
Lê Thị Hồng Vân
23 tháng 8 2018 lúc 23:01

Cuộc duy tân Minh Trị đưa nước Nhật trở thành cường quốc nhờ tiếp thu thành tựu của phương Tây nhưng vẫn giữ nguyên giá trị truyền thống. Tuy nhiên, nhiều yếu tố cổ hủ vẫn tồn tại trong xã hội, chế độ quân phiệt, địa chủ còn tồn tại. Từ đó Việt Nam cần tiếp thu nhưng cũng cần giữ gìn văn hóa từ đó phát triển xã hội đồng thời kiên quyết loại bỏ tàn dư xấu trong xã hội.

Nguyen thi huyền
Xem chi tiết
Nguyen thi huyền
Xem chi tiết
Thảo Phương
25 tháng 8 2018 lúc 23:13

- Về chính trị - xã hội:Triều đình thực hiện "phế phiên lập huyện" để xóa quyền lực của các đại danh, bãi bỏ hệ thống lãnh địa và danh hiệu của các đại danh. Đồng thời tuyên bố " tứ dân bình đẳng"
- Về kinh tế : Ban bố quyền tự do buôn bán và đi lại, thiết lập chế độ tiền tệ thống nhất, xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển chủ nghĩa tư bản tới tận cùng các vùng nông thôn- Về giáo dục: Đưa những thành tựu khoa học kĩ thuật vào giảng dạy và áp dụng chế độ giáo dục bắt buộc. Các môn học được áp dụng theo hình mẫu phương Tây. Tư nhân được phép mở trường học.
- Về quân đội: Quân đội được tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây. Quân đội Nhật Bản áp dụng chế độ nghĩa vụ quân sự thay cho chế độ trưng binh, tăng cường mua và sản xuất vũ khí đạn dược. Mời giảng viên nước ngoài về giảng dạy và đưa một số sinh viên sĩ quan đi học tập ở các nước phương Tây.

Đào đình nhật
Xem chi tiết
Quốc Đạt
16 tháng 2 2019 lúc 19:49

- Đầu thế kỉ XIX chế độ Mạc phủ ở Nhật Bản đứng đầu là Tướng quân (Sô- gun) làm vào khủng hoảng suy yếu.
* Về kinh tế:
-Nông nghiệp vẫn dựa trên quan hệ sản xuất phong kiến lạc hậu Địa chủ bóc lột nhân dân lao động rất nặng nề. Tình trạng mất mùa đói kém liên tiếp xảy ra.
- Công nghiệp :ở các thành thị, hải cảng, kinh tế hàng hoá phát triển, công trường thủ công xuất hiện ngày càng nhiều.
-Những mầm mống kinh tế tư sản chủ nghĩa phát triển nhanh chóng.
*Về xã hội: -Tầng lớp tư sản thương nghiệp ra đời từ lâu, tầng lớp tư sản công nghiệp hình thành và ngày càng giầu có.
-Các nhà công thương lại không có quyền lực về chính trị.
-Giai cấp tư sản vẫn còn yếu, không đủ sức xoá bỏ chế độ phong kiến, nông dân là đối tượng bóc lột chủ yếu của giai cấp phong kiến, còn thị dân thì không chỉ bị phong kiến khống chế mà còn bị các nhà buôn và bọn cho vay lãi bóc lột.
*Về chính trị:
-Đến giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản vẫn là quốc gia phong kiến. Nhà vua được tôn là Thiên hoàng, có vị tối cao nhưng quyền hành chủ yếu thuộc về Tướng quân.
-Giữa lúc mâu thuẫn giai cấp trong nước ngày càng gay gắt, chế độ Mạc Phủ khủng hoảng nghiêm trọng thì các nước tư bản phương Tây, trước tiên là Mĩ, dùng áp lực quân sự đòi Nhật Bản phải “mở cửa”.
=>Như vậy, đến giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản đã lâm vào một cuộc khủng hoảng trầm trọng, đứng trước sự lựa chọn: hoặc tiếp tục con đường trì trệ, bảo thủ để các nước đế quốc xâu xé; hoặc canh tân, cải cách xoá bỏ chế độ phong kiến, đưa Nhật Bản hoà nhập với nền kinh tế phương Tây. => chế độ Mạc phủ bị lật đổ.

Thương Phí Thị
Xem chi tiết
Hải Thu
30 tháng 8 2018 lúc 13:21

Có phải bạn hỏi: cm cuộc CM Duy Tân là 1 cuộc CMTS không?

Nếu thế thì câu trả lời là:

+) là cuộc cách mạng dưới hình thức cải cách.

+) cuộc cách mạng do giai cấp tư sản lãnh đạo.

+) lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế của chế độ phong kiến.

+) đưa nhật bản phát triển lên con đường tư bản chủ nghĩa.

+) Sau cuộc cải cách, giai cấp tư sản công thương hình thành, kinh tế hàng hoá phát triển, nhiều công ty độc quyền ra đời.