Chiếu dời đô

Quoc Tran Anh Le
Hướng dẫn giải Thảo luận (2)

- Một số thông tin về tác giả Lý Công Uẩn:

+ Lí Công Uẩn: (974 - 1028) tức Lí Thái Tổ, là người châu Cổ Pháp, giải phóng Bắc Giang (nay là đảo Đình Sơn, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh). Ông là người thông minh, nhân ái, có chí lớn và lập nhiều chiến công.

+ Cuộc đời:

Ông là người thông minh, nhân ái, có chí lớn, lập được nhiều chiến công.

Ông là người đã sáng lập vương triều nhà Lí, lấy niên hiệu là Thuận Thiên.

+ Phong cách sáng tác: chủ yếu là để ban bố mệnh lệnh, thể hiện tư tưởng chính trị lớn lao, có ảnh hưởng đến vận nước.

Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong
Quoc Tran Anh Le
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Tham khảo!

- Tác giả nêu lên việc dời đô của các triều đại xưa nhằm mục đích khẳng định việc làm đó là chính nghĩa, vì nước, vì dân, nghe theo mệnh trời, thể hiện thực lực và ý chí tự cường dân tộc.

Trả lời bởi Thanh An
Quoc Tran Anh Le
Hướng dẫn giải Thảo luận (3)

- Thành Đại La có lợi thế: là nơi trung tâm trời đất được cái thế rồng cuộn, hổ ngồi. Đây là vùng đất rộng, bằng phẳng, dân cư thuận lợi làm ăn, phát triển kinh tế, muôn vật hết sức tốt tươi, phồn thịnh.

Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong
Hà Quang Minh
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Ở câu kết của bài chiếu “Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. Các khanh nghĩ thế nào?” vừa là ban bố một quyết định vừa là lời phủ dụ yên dân, khiến ý nguyện của nhà vua cũng được trăm họ đồng tình ủng hộ. Khoảng cách giữa bậc quân vương và nhân dân trăm họ dường như đã được thu ngắn lại bởi có cùng chung một quyết tâm xây dựng đất nước phát triển vững mạnh.

Trả lời bởi Minh Duong
Hà Quang Minh
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Viết về sự kiện vua Lý Công Uẩn dời đô về Thăng Long(Hà Nội)

Lí do: kinh đô cũ không còn thích hợp với sự mở mang của đất nước.

Trả lời bởi Nguyễn Lê Phước Thịnh
Hà Quang Minh
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Lí do: kinh đô cũ không còn thích hợp với sự mở mang của đất nước.

Trả lời bởi Nguyễn Lê Phước Thịnh
Hà Quang Minh
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Tham khảo!

Ở phần (3) của bài chiếu, để thuyết phục triều đình chọn kinh đô mới, Lý Công Uẩn đã chỉ ra những bằng chứng về lợi thế của nơi cần chuyển đến – thành Đại La, từ nhiều phương diện: vị trí ở trung tâm đất nước, thế đất đẹp, sự tiện lợi, dân cư đông đúc và muôn vật đều có điều kiện sinh sống, phát triển,... Từ đó, nhà vua đưa ra ý kiến, lí lẽ mang tính quyết định của mình trên cơ sở sự đồng thuận của mọi người.

Trả lời bởi Thanh An
Hà Quang Minh
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Tham khảo!

Văn bản Chiếu dời đó có sự kết hợp hài hoà giữa lí trí và tình cảm. Quan hệ giữa lí trí và tình cảm trong văn bản là quan hệ gắn bó, tương hỗ . Điều đó có thể thấy rõ qua những lí lẽ, lập luận của Lý Công Uẩn: 

- Là một ông vua, người nắm trong tay mọi quyền hành, Lý Công Uẩn hoàn toàn có thể ra lệnh tiến hành việc dời đô mà không cần phải hỏi ý kiến mọi người. Những nhà vua vẫn bàn luận với quần thần về quyết định quan trọng của mình với một thái độ dân chủ, tôn trọng người khác trên cơ sở vì quyền lợi chung của dân tộc. Vì vậy, ông đã viết bài chiếu với một thái độ nhã nhặn, tình cảm, cùng quần thần thảo luận để đi đến một quyết định hợp tình, hợp lí nhất với mục đích cao cả là mong muốn đưa đất nước phát triển một cách phồn thịnh.

+ Ông đã phân tích mọi lẽ thiệt hơn về việc dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La, thấy rõ việc cát cứ không chịu dời đô của các triều đại trước là một việc làm đem lại nhiều thiệt hại cho đất nước. Nhà vua thể hiện quan điểm dứt khoát của mình “Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đô.".

+ Sau khi phân tích cho mọi người thấy rõ lợi ích của việc dời đô về thành Đại La, nhà vua hỏi ý kiến mọi người với một thái độ tin tưởng vào sự sáng suốt của họ: “Trầm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. Các khanh nghĩ

thế nào?”

- Thái độ cầu thị, dân chủ của bậc quân vương đã thuyết phục được mọi người về cả lí, cả tình, kể cả với những kẻ chống đối ông.

- Mọi hành động và suy nghĩ của Lý Công Uẩn là vì đất nước, vì cuộc sống của muôn dân nên được đại đa số quần thần và người dân ủng hộ. 

Trả lời bởi Thanh An
Hà Quang Minh
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Tham khảo!

Việc dời đô của Lý Công Uẩn mang lại ý nghĩa lớn cho vận mệnh đất nước và có tác động tích cực đến cuộc sống của nhân dân. Kinh đô Hoa Lư trước đó không thể phát triển đất nước được vì địa thế không tốt và cuộc sống của nhân dân còn khó khăn. Lý Công Uẩn đã đưa ra những lập luận và dẫn chứng thuyết phục để chứng minh việc dời đô đến Đại La là cần thiết và phù hợp. Đầu tiên, thành Đại La đã trở thành một nơi giao thoa văn hóa của các dân tộc và quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Điều này tạo điều kiện cho Việt Nam tiếp cận với những giá trị văn hóa mới và phát triển thêm các ngành nghề thủ công truyền thống. Thứ hai, việc dời đô đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý và kiểm soát lãnh thổ, đồng thời mở rộng kinh tế và tăng cường quan hệ ngoại giao với các nước lân cận. Thứ ba, thành Đại La đã trở thành trung tâm giáo dục và văn hóa của đất nước, thu hút được những tài năng và người học giỏi đến đây học tập và nghiên cứu. Như vậy, việc dời đô không chỉ là giải pháp phát triển đất nước mà còn là một sự chăm lo cho cuộc sống của nhân dân. Điều này cho thấy sự tầm nhìn xa trông của Lý Công Uẩn và ông đã để lại một di sản lớn cho đất nước và con người Việt Nam

Trả lời bởi Thanh An