Thực hành tiếng Việt

Câu hỏi 1 (SGK Ngữ văn lớp 7 tập 1 - Bộ sách Cánh Diều - Trang 69)

Hướng dẫn giải

Tham khảo!

a) Phó từ quá đi kèm tính từ khủng khiếp, bổ sung ý nghĩa chỉ mức độ cho từ trung tâm

b) Phó từ đang đi kèm động từ đỗ chỉ thời gian tiếp diễn.

c) Phó từ lại đi kèm động từ mọc chỉ sự lặp lại.

d) Phó từ đừng, đến đi kèm động từ để tâm chỉ sự phủ định và đích được nói tới

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (2)

Câu hỏi 2 (SGK Ngữ văn lớp 7 tập 1 - Bộ sách Cánh Diều - Trang 70)

Hướng dẫn giải

Tham khảo!

a) Số từ: bảy chỉ số lượng cho danh từ trung tâm “bạch tuộc”.

b) Số từ: hai mươi chỉ số lượng cho danh từ trung tâm “người”.

c) Số từ: mười lăm bổ sung ý nghĩa thời gian cho danh từ trung tâm “cuộc chiến đấu”.

d) Số từ: hai, ba chỉ thứ tự cho danh từ trung tâm “hệ thống liên lạc phụ”.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (2)

Câu hỏi 3 (SGK Ngữ văn lớp 7 tập 1 - Bộ sách Cánh Diều - Trang 70)

Hướng dẫn giải

- Các tổ hợp số từ + danh từ: tám mét; hai mươi, hai lăm tấn; tám vòi, bảy vòi giúp em hình dung về loài bạch tuộc khổng lồ, giống như một con thủy quái với những cái râu dài loằng ngoằng, chằng chịt.

(Trả lời bởi Nguyễn Ngọc Thiện Nhân)
Thảo luận (2)

Câu hỏi 4 (SGK Ngữ văn lớp 7 tập 1 - Bộ sách Cánh Diều - Trang 70)

Hướng dẫn giải

Sau khi học xong văn bản Bạch tuộc, tôi cảm thấy trí tưởng tượng của con người thực là phong phú. Ở thời điểm tác phẩm ra đời, tàu ngầm vẫn đang ở giai đoạn thử nghiệm sơ khai và chúng ta mới chỉ biết sơ qua về loài bạch tuộc. Thế nhưng Véc-nơ, tác giả của Hai vạn dặm dưới đáy biển đã đưa vào tác phẩm của mình những tưởng tượng phong phú đi trước thời gian. Những tưởng tượng đó đã khiến tôi khâm phục sự sáng tạo của con người.

- Phó từ: đang
- Số từ: hai vạn
- Nghĩa mà số từ bổ sung cho danh từ trung tâm: bổ sung ý nghĩa số lượng của chiều sâu dưới đáy biển.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (2)