Ôn tập chủ đề 3. Phân bón

Hệ thống hóa kiến thức (SGK Cánh Diều - Trang 47)

Hướng dẫn giải

(1) Sản phẩm có chức năng cung cấp chất dinh dưỡng hoặc có tác dụng cải tạo đất để tăng năng suất, chất lượng cho cây trồng

(2) Cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng; Cải thiện tính chất của đất trồng; làm tăng độ phì nhiêu, tơi xốp; tăng khả năng giữ nước, thoát nước; khả năng giữ chất dinh dưỡng của đất.; Cải thiện hệ vi sinh vật có lợi, ngăn ngừa các vi sinh vật có hại trong đất, bảo vệ đất trồng.

(3) Để phân nơi cao ráo, thoáng mát, không đặt trực tiếp trên nền đất hoặc nền xi măng

(4) Phân vi sinh

(5) Ưu điểm

(6) Nhược điểm

(7) Ưu điểm

(8) Nhược điểm

(9) Ưu điểm

(10) Nhược điểm

(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Thảo luận (1)

Luyện tập và vận dụng 1 (SGK Cánh Diều - Trang 48)

Hướng dẫn giải

 Phân bón là sản phẩm có chức năng cung cấp chất dinh dưỡng hoặc có tác dụng cải tạo đất để làm tăng năng suất, chất lượng cho cây trồng. 

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Luyện tập và vận dụng 2 (SGK Cánh Diều - Trang 48)

Hướng dẫn giải

Loại phân bón

Phân hữu cơ

Phân hóa học

Phân vi sinh

Phân đạm (Ure)

 

x

 

Phân Kali (Potassium chloride)

 

x

 

Phân lân (Supe phosphate)

 

x

 

Phân tổng hợp NPK 5 – 10 – 3

 

x

 

Phân chuồng

x

  

Phân hữu cơ vi sinh

  

x

Khô dầu

 

x

 
(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Luyện tập và vận dụng 3 (SGK Cánh Diều - Trang 48)

Hướng dẫn giải

Vì việc sử dụng đúng 04 nguyên tắc trên không những giảm tối đa chi phí đầu vào cho việc sản xuất hàng nông sản còn làm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm và không gây ảnh hưởng đến môi trường.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Luyện tập và vận dụng 4 (SGK Cánh Diều - Trang 48)

Hướng dẫn giải

Chỉ tiêu so sánh

Phân hữu cơ vi sinh

Phân nano

Phân tan chậm có kiểm soát

Ưu điểm

-Chuyển hoá chất dinh dưỡng trong đất thành dạng dễ hấp thụ cho cây trồng.

-Làm tăng lượng mùn, làm tăng độ phi nhiều và giúp cân bằng pH của đất, đồng thời tăng cường khả năng chống chịu cho cây trồng.

-Phân an toàn với con người, thân thiện với môi trường và thích hợp với trồng trọt hữu cơ.

-Phân bón nano có kích thước siêu nhỏ nên dễ phân tán, bám dính, diện tích tiếp xúc tăng và có khả năng thấm sâu vào cây trồng.

-Tỉ lệ hấp thụ dinh dưỡng của cây đối với loại phân này rất cao, có thể đạt đến 90% (phân bón thông thường cây chỉ hấp thụ được tối đa 50%).

⇒ Người sử dụng sẽ tiết kiệm được phân bón.

-Phân bón tan chậm có kiểm soát giảm thiểu sự rửa trôi và bay hơi của phân bón.

⇒ Tiết kiệm được công bón, giảm được 40 – 60% lượng phân bón so với phân bón thông thường.

-Hạn chế chế gây ô nhiễm mạch nước ngầm, không khí và thoái hoá đất.

Nhược điểm

-Phân hữu cơ vi sinh có hiệu quả chậm hơn phân hóa học, bảo quản phức tạp và hạn sử dụng ngắn.

-Mỗi loại phân chỉ thích hợp cho một hoặc một nhóm cây trồng.

-Giá thành của phân hữu cơ vi sinh cao.

-Bón quá liều hoặc không đúng thời điểm sẽ gây lãng phí, tồn dư kim loại nặng trong nông sản, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu dùng.

-Giá thành của phân bón nano cao so với các loại phân bón khác.

-Giá thành sản xuất và giá bán của phân khá cao, chủng loại chưa đa dạng nên tuỳ từng loại cây trồng mà phải bón bổ sung thêm các loại

(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Thảo luận (1)

Luyện tập và vận dụng 5 (SGK Cánh Diều - Trang 48)

Hướng dẫn giải

Câu hỏi:

Sản phẩm nào sau đây không phải là phân bón nano?

A.Nano bạc

B.Nano sili

C.Nano kẽm

D.Nano đồng

E.Nano Ca Mg S

G.Nano sắt

(Trả lời bởi animepham)
Thảo luận (1)

Luyện tập và vận dụng 6 (SGK Cánh Diều - Trang 48)

Hướng dẫn giải

Tùy từng địa phương nơi HS ở, nên sử dụng rộng rãi phân nano và phân tan chậm có kiểm soát trong trồng trọt ở địa phương.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)