Đọc hiểu văn bản: Về thăm mẹ

Đọc hiểu văn bản: Về thăm mẹ (SGK Ngữ Văn Cánh Diều tập 1 trang 39)

Hướng dẫn giải

* Tác giả Đình Nam Khương:

- Đinh Nam Khương sinh năm 1949, quê Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội. Ông là phó chủ tịch Hội Đông y Mỹ Đức, Hà Nội, hội viên Hội nhà văn Việt nam, hiện sinh sống và làm việc tại Hà Nội.

- Giải thưởng:

+ Giải A cuộc thi thơ 1981-1982 - Báo Văn nghệ

+ Tặng thưởng bài thơ hay nhất 1992 - Báo Văn nghệ Quân đội

+ Tặng thưởng chùm thơ hay nhất 2001 - Báo Văn nghệ

+ Giải B cuộc thi thơ Lục bát 2002-2003.

* Cảm xúc, suy nghĩ trong em là hồi hộp và nhớ nhung mọi người và mong chờ từng giây phút được gặp lại. Điều tuyệt vời nhất là cảm giác được ở bên cạnh những người mình thân yêu nhất.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Đọc hiểu văn bản: Về thăm mẹ (SGK Ngữ Văn Cánh Diều tập 1 trang 40)

Hướng dẫn giải

tâm trạng của người đó đang rất nghẹn ngào,dưng dưng.

 

(Trả lời bởi TRẦN THỊ KHÁNH THI)
Thảo luận (2)

Đọc hiểu văn bản: Về thăm mẹ (SGK Ngữ Văn Cánh Diều tập 1 trang 40)

Hướng dẫn giải

Tham khảo!

- Thể thơ lục bát.

- Vần:

+ Khổ có 2 dòng thơ: chữ thứ 6 của câu đầu sẽ vần với chữ thứ 6 câu sau (hơn - đơn)

+ Khổ có 4 dòng thơ: Tiếng thứ 6 của câu 6 vần với tiếng thứ 6 của câu 8, tiếng thứ 8 của câu 8 vần với tiếng thứ 6 của câu 6 tiếp theo. (Ví dụ trong khổ 1 có các vần là đông - không, nhà - ra...)

- Các dòng thơ được ngắt nhịp: 4/2 hoặc 4/4 (câu 6 - câu 8).

- Hình ảnh gần gũi, giản dị: bếp lửa, chum tương, nón mê, áo tơi, đàn gà, trái na.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Đọc hiểu văn bản: Về thăm mẹ (SGK Ngữ Văn Cánh Diều tập 1 trang 40)

Hướng dẫn giải

- Gợi lên những tình cảm, cảm xúc chân thật và ý nghĩa của người con

- Tạo nên một mạch liên kết về tất cả những cảm xúc trong toàn bài thơ

- Thể hiện nỗi nhớ khôn nguôi và sự biết ơn, yêu qúy của người con dành cho mẹ

 

(Trả lời bởi Tuyet)
Thảo luận (1)

Đọc hiểu văn bản: Về thăm mẹ (SGK Ngữ Văn Cánh Diều tập 1 trang 41)

Hướng dẫn giải

1. Bài thơ là lời của người con. Thể hiện cảm xúc về mẹ.

Cảm xúc nghẹn ngào, nhớ thương mẹ hiền sau bao ngày đi xa

2. Hình ảnh ngôi nhà của mẹ hiện ra đơn sơ, mộc mạc và rất đỗi thân thương với chum tương đã đậy, chiếc nón mê cũ, cái áo tơi qua bao buổi cày bừa đã ngắn ngủn, đàn gà con vào ra quanh cái nơm hỏng vành,…

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (3)