1. Kể lại câu chuyện trong bài thơ dựa theo trật tự thời gian (khoảng 10 dòng).
1. Kể lại câu chuyện trong bài thơ dựa theo trật tự thời gian (khoảng 10 dòng).
3. Theo em, tại sao các dòng thơ 25, 26, 47 được tách ra thành những khổ thơ riêng?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiTheo em, các dòng thơ 25, 26, 47 được tách ra thành những khổ thơ riêng bởi vì chúng diễn tả sự thương xót, ngậm ngùi trước sự hi sinh đột ngột của Lượm - Một ý nghĩa khác, mục đích khác so với các khổ thơ khác.
(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Ngoại hình và tính cách của chú bé liên lạc được thể hiện qua các bức tranh minh họa này thế nào?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải* Ngoại hình
- Lượm là một cậu bé nhỏ nhắn, nhanh nhẹn.
- Lượm đội mũ lệch trông ngộ nghĩnh và đáng yêu đúng lứa tuổi của em.
- Chú liên lạc này luôn đeo một cái xắc xinh xinh trên vai trông rất ra dáng “cán bộ”. Đó cũng là một cậu bé rất yêu đời.
→ Lượm rất lạc quan trong khi làm nhiệm vụ.
* Tính cách, phẩm chất:
- Vui vẻ, yêu đời, lúc nào cũng hát ca
- Dũng cảm, không sợ nguy hiểm vượt qua bom đạn để hoàn thành nhiệm vụ.
- Một câu bé yêu quê hương, yêu đồng bào và yêu cả công việc giao liên.
(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Câu hỏi dùng 47 có ý nghĩa gì?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiCâu hỏi
Câu hỏi ở dòng 47 Lượm ơi, còn không? có ý nghĩa giống như một lời gọi, thương nhớ, bày tỏ nỗi xót xa trước sự hi sinh của chú bé.
(Trả lời bởi Thanh An)
Khổ thơ ( dòng 25-26) có gì đặc biệt so với các khổ khác?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiTham khảo!
Khổ thơ (dòng 25 – 26) chỉ có hai dòng thơ so với các khổ khác có bốn dòng thơ. Mỗi dòng thơ của khổ thơ này chỉ có 2 chữ mà các khổ khác là bốn chữ.
(Trả lời bởi Thanh An)
Chỉ ra tác dụng của các biện pháp tu từ trong các dòng thơ 10-12
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiBiệp pháp tu từ : so sánh (mồm huýt sáo vang - như con chim chích)
`=>` Tác dụng : tăng sức gợi hình ,gợi cảm cho câu thơ trở nên sinh động, ý nghĩa hơn thể hiện được một cậu bé Lượm đầy sự hoạt bát,sôi nổi và lạc quan.
(Trả lời bởi Lê Phương Mai)
Chú ý cách ngắt nhịp và biện pháp tu từ trong khổ thơ thứ nhất.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiTham khảo!
- Hoán dụ: đổ máu → Lấy dấu hiệu của sự vật chỉ sự vật – chiến tranh.
- Cách ngắt nhịp đặc biệt: Tình cờ chú / cháu
(Trả lời bởi Thanh An)
1. Chuẩn bị
- Xem lại mục Chuẩn bị trong bài Đêm nay Bác không ngủ đề vận dụng vào đọc hiểu văn bản này.
- Đọc trước bài thơ Lượm, tìm hiểu thêm về tác giả Tố Hữu và hoàn cảnh ra đời của bài thơ này,
- Tìm hiểu một số nhân vật thiếu niên dũng cảm đã được nói tới trong các câu chuyện lịch sử và văn học.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Câu chuyện được kể về cậu bé giao thư liên lạc - Lượm hồn nhiên vui tươi, dũng cảm hi sinh vì tổ quốc.
- Những yếu tố tự sự miêu tả thể hiện qua chi tiết như:
+ Ngoại hình cậu bé được miêu tả: loắt choắt, xinh xinh, chân thoăn thoắt, đầu nghênh nghênh, ca lô đội lệch, huýt sáo vang trên đường vàng, cười híp mắt, má đỏ bồ quân
+ Tự sự kể chuyện về cuộc gặp gỡ tình cờ: ngày Huế đổ máu, chú Hà Nội về, tình cờ chú cháu, gặp nhau hàng bè
+ Tưởng tượng kể lại ngày Lượm mất
- Nghệ thuật:
+ Thể thơ bốn chữ
+ Sử dụng từ láy có giá trị gợi hình và giàu âm điệu
+ Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật
+ Kết hợp nhiều phương thức biểu đạt: miêu tả, tự sự, biểu cảm
- Ý nghĩa: Lượm - một chú bé hồn nhiên, dũng cảm, hi sinh vì nhiệm vụ cao cả. Đó là hình tượng cao đẹp trong bộ thơ Tố Hữu, là sự cảm phục, mến thương của tác giả dành cho Lượm và các em bé yêu nước.
(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Tìm và chỉ ra tác dụng của các từ láy trong các dòng thơ 5-8
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiCác từ láy : loắt choắt, xinh xinh,thoăn thoắt, nghênh nghênh
`=>` Tác dụng : tăng giá trị biểu cảm , gợi hình, gợi cảm giúp câu văn trở nên sinh động hơn thể hiện được một chú bé luôn hoạt bát, tự tin, đầy sự ngây thơ và sức sống của tuổi trẻ.
(Trả lời bởi Lê Phương Mai)
Cách ngắt nhịp trong khổ thơ ( dòng 39-42) có gì đặc biệt?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiTham khảo!
Cách ngắt nhịp đặc biệt: Thôi rồi / Lượm ơi (Trả lời bởi Thanh An)