Đọc hiểu văn bản: Lượm.

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

Tố Hữu (1920 - 2002)

- Tên thật: Nguyễn Kim Thành.

- Quê quán: Thừa Thiên Huế.

- Vị trí: Là nhà cách mạng, nhà thơ lớn của thơ ca hiện đại Việt Nam.

- Giải thưởng: 1996 được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

2. Tác phẩm

@306304@

- Xuất xứ: In trong tập "Việt Bắc".

- Hoàn cảnh sáng tác: Năm 1949, trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.

- Phương thức biểu đạt: Biểu cảm kết hợp tự sự, miêu tả.

- Thể thơ: 4 chữ.

- Bố cục: 3 phần.

+ Phần 1 (5 khổ thơ đầu): Hình ảnh Lượm trong cuộc gặp gỡ.

+ Phần 2 (Tiếp đến Lượm ơi, còn không?): Câu chuyện về chuyến liên lạc cuối cùng cùng sự hi sinh của Lượm.

+ Phần 3 (Còn lại): Hình ảnh Lượm còn sống mãi.

II. Đọc hiểu văn bản

1. Hình ảnh Lượm trong cuộc gặp gỡ tình cỡ giữa hai chú cháu

a) Hoàn cảnh gặp gỡ

- Xưng hô: chú cháu. → Tình cảm thân thiết, trìu mến của những người chiến sĩ.

- Nghệ thuật hoán dụ: "Ngày Huế đổ máu".

→ Hoàn cảnh cuộc gặp gỡ: Tác giả từ Hà Nội vào Huế công tác.

→ Gợi sự kiện lịch sử: bắt đầu cuộc kháng chiến chống Pháp (1947). 

b) Chân dung chú bé Lượm

@306376@
Trang phục- Cái xắc xinh xinh. (Từ láy)
- Ca lô đội lệch.
Gọn gàng, giống các chiến sĩ vệ quốc.
Hình dáng- Từ láy: loắt choắt, thoăn thoắt, nghênh nghênh.Nhỏ nhắn nhưng nhanh nhẹn, tinh nghịch, hiếu động.
Cử chỉ

- Huýt sáo, so sánh: như con chim chích.

- Cười híp mí.

Hoạt bát, yêu đời.
Lời nói- Cháu đi liên lạc/ Vui lắm chú à/ Ở đồn Mang Cá/ Thích hơn ở nhà.Hồn nhiên, chân thật.

2. Chuyến đi liên lạc cuối cùng và sự hi sinh của Lượm

a) Chuyến đi liên lạc cuối cùng

- Lần gặp cuối cùng:

+ Gặp gỡ "Tình cờ chú cháu/ Gặp nhau Hàng Bè".

+ Chia tay "Cháu đi đường cháu/ Chú lên đường ra".

+ Nghe tin Lượm qua đời "Ra thế/ Lượm ơi!..." → Câu thơ 4 chữ ngắt thành 2 dòng. → Sự xót xa, nghẹn nghèo tiếc thương.

- Chuyến liên lạc cuối:

+ "Một hôm nào đó/ Như bao hôm nào" →  Công việc thường nhật.

+ "Đạn bay vèo vèo", "Thượng khẩn" → Nhiệm vụ hiểm nguy nhưng quan trọng.

> < "Đường quê vắng vẻ/ Lúa trỗ đòng đòng" → Gợi không gian làng quê vắng vẻ, tươi đẹp làm nổi bật hoàn cảnh chiến đấu.

+ Động từ mạnh "vụt qua" + câu hỏi tu từ "sợ chi?" → Hành động nhanh, dứt khoát, thái độ bất chấp hiểm nguy, đặt nhiệm vụ và đất nước lên trên tính mạng.

b) Sự hi sinh của Lượm

- Khi tác giả nhận tin:

+ "bỗng" → Đột ngột, bất ngờ.

+ "lòe chớp đỏ", "Thôi rồi, Lượm ơi!", "một dòng máu tươi" → Nói giảm nói tránh chỉ Lượm gặp nạn.

+ "Lượm ơi, còn không?" → Nhịp thơ ngắt đôi, câu hỏi tu từ thể hiện sự ngỡ ngàng, xót xa trước sự ra đi của Lượm.

- Hình ảnh ra đi của Lượm:

+ "nằm trên lúa" → Gợi đi sự thanh thản, nhẹ nhàng.

+ "Tay nắm chặt bông" → Muốn níu lấy sự sống.

+ "Hồn bay giữa đồng" → Hóa thân vào quê hương đất nước. → Bất tử hóa sự hi sinh.

3. Hình ảnh Lượm sống mãi

@306464@

- Điệp lại 2 khổ thơ phần đầu. 

→ Tạo kết cấu đầu cuối tương ứng.

→ Hình ảnh Lượm còn sống mãi với nhân dân, đất nước.

- Hình ảnh "Nhảy trên đường vàng". 

→ Con đường cát vàng, nắng vàng, lúa vàng hay lá vàng.

→ Con đường cách mạng vàng son.

III. Tổng kết

1. Nội dung

Bằng cách kết hợp miêu tả với kể chuyện và biểu hiện cảm xúc, bài thơ đã khắc họa hình ảnh chú bé liên lạc Lượm hồn nhiên, vui tươi, hăng hái, dũng cảm. Lượm đã hi sinh nhưng hình ảnh của em còn mãi với quê hương, đất nước và trong lòng mọi người.

2. Nghệ thuật

Thể thơ bốn chữ, nhiều từ láy có giá trị gợi hình và giàu âm điệu đã góp phần tạo nên thành công trong nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật.

IV. Hướng dẫn trả lời câu hỏi cuối bài

1. Kể lại câu chuyện trong bài thơ dựa theo trật tự thời gian (khoảng 10 dòng).

Cuộc gặp gỡ xảy ra vào một ngày của năm 1946, thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta một lần nữa. Từ Hà Nội, tôi trở về quê hương, đúng lúc gặp giặc Pháp tấn công vào Huế. Tình cờ tôi quen được Lượm, một cậu bé giao liên làm nhiệm vụ vận chuyển điện tín mật ở đồn Mang Cá. Cậu bé loắt choắt, da sạm nắng, trên đầu là chiếc mũ ca nô đội lệch, trông mới tinh nghịch làm sao, bên mình luôn có chiếc xắc cốt nhún nhảy trên lưng theo nhịp bước. Vậy mà rồi chưa được bao lâu, vào một ngày hè, tôi bàng hoàng khi nhận được tin Lượm đã hi sinh trong một trận tấn công đồn giặc. Tôi nghe kể lại rằng giữa lúc cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt, Lượm nhận nhiệm vụ chuyển thư Thượng khẩn ra mặt trận và hi sinh trên mặt trận đầy bom đạn. Chiến tranh thật đau đớn làm sao!

2. Đọc các khổ thơ: 2, 3, 4, 5, lập bằng sau vào vỡ và điền các chỉ tiết miêu tả Lượm phù hợp vào các cột.

Trang phục- Cái xắc xinh xinh. (Từ láy)
- Ca lô đội lệch.
Gọn gàng, giống các chiến sĩ vệ quốc.
Hình dáng- Từ láy: loắt choắt, thoăn thoắt, nghênh nghênh.Nhỏ nhắn nhưng nhanh nhẹn, tinh nghịch, hiếu động.
Cử chỉ

- Huýt sáo, so sánh: như con chim chích.

- Cười híp mí.

Hoạt bát, yêu đời.
Lời nói- Cháu đi liên lạc/ Vui lắm chú à/ Ở đồn Mang Cá/ Thích hơn ở nhà.Hồn nhiên, chân thật.
 

3. Theo em, tại sao các dòng thơ 25, 26, 47 được tách ra thành những khổ thơ riêng? Trong các chi tiết tác giả đã dùng để miêu tả nhân vật Lượm, em thấy thú vị với chi tiết nào nhất? Vì sao?

Được tách riêng chỉ gồm 2 dòng 4 chữ diễn tả niềm thương xót, ngậm ngùi trước sự hi sinh đột ngột của Lượm. Em thú vị về những lời nói của Lượm về công việc của mình. Cậu bé không hề tỏ ra lo lắng hay sợ hãy mà cảm thấy rất vui khi mình được làm công việc mặc dù rất nguy hiểm.

4. Trong tác phẩm, tác giả gọi Lượm bằng nhiều từ ngữ xưng hô khác nhau. Hãy tìm và cho biết mỗi từ ngữ đó thể hiện thái độ và tình cảm gì?

Trong bài thơ, người kể chuyện đã gọi Lượm bằng nhiều từ xưng hô khác nhau: Cháu, chú bé, Lượm, Chú đồng chí nhỏ, cháu, chú bé. Cụ thể:

+ Tác giả thay đổi cách gọi vì quan hệ của tác giả và Lượm vừa là chú cháu, lại vừa là đồng chí,vừa là của một nhà thơ với một chiến sĩ đã hy sinh.

+ Trong đoạn thơ sau cùng, tác giả gọi Lượm là "Chú bé" vì lúc này Lượm không còn là người cháu riêng của tác giả. Lượm đã là của mọi người, mọi nhà, Lượm đã thành một chiến sĩ nhỏ hy sinh vì quê hương, đất nước.

5. Bài thơ kết thúc bằng việc lặp lại những dòng thơ miêu tả hình Lượm vẫn như ngày đầu có ý nghĩa gì?

Bài thơ kết thúc bằng việc lặp lại những dòng thơ miêu tả hình Lượm vẫn như ngày đầu có ý nghĩa Lượm sẽ sống mãi trong lòng tác giả trong lòng nhân dân, đất nước.

6. Trong cuộc sống và trong tác phẩm văn học có rất nhiều tấm gương thiếu niên dũng cảm như nhân vật Lượm; hãy viết 3 - 4 dòng giới thiệu về một thiếu niên dũng cảm mà em biết.

Mỗi khi nhắc tới Côn Đảo người ta không thể không nhắc tới tên tuổi Võ Thị Sáu - người chết còn trẻ mãi. Nhiều thế hệ cả nước đều gọi chị bằng hai tiếng rất gần gũi, thân thương là “Chị Sáu”. Chị tham gia cách mạng từ năm 14 tuổi và bị bắt ra Côn Đảo. Hình ảnh chị ra pháp trường với nụ cười và tiếng hát trên môi là hình ảnh sống mãi trong lòng chúng ta.