Đọc hiểu văn bản: Đêm nay Bác không ngủ.

Đọc hiểu văn bản: Đêm nay Bác không ngủ. (SGK Ngữ Văn Cánh Diều tập 2 trang 31)

Hướng dẫn giải

– Các chi tiết thể hiện tình cảm của anh đội viên dành cho Bác Hồ (từ dòng 1 đến dòng 44):

+ Lo lắng khi thấy Bác chưa đi ngủ.

+ Anh càng nhìn lại càng thương Bác.

+ Hỏi thăm Bác xem vì sao Bác không ngủ, Bác có lạnh không.

+ Lo lắng sợ Bác sẽ ốm.

– Chi tiết đem lại cho em nhiều cảm xúc nhất: Anh càng nhìn lại càng thương Bác. Bởi em thấy rõ được tình cảm dạt dào chan chứa trong lòng anh đội viên dành cho Bác.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Đọc hiểu văn bản: Đêm nay Bác không ngủ. (SGK Ngữ Văn Cánh Diều tập 2 trang 32)

Hướng dẫn giải

- Câu thơ "Đêm nay Bác không ngủ” được điệp lại 3 lần trong bài thơ.

`->` Ý nghĩa : nhấn mạnh sự việc Bác không ngủ vì Người lo cho dân quân, lo cho sự vất vả mà mọi người phải đối mặt.

(Trả lời bởi Lê Phương Mai)
Thảo luận (1)

Đọc hiểu văn bản: Đêm nay Bác không ngủ. (SGK Ngữ Văn Cánh Diều tập 2 trang 31)

Hướng dẫn giải

Tâm trạng lo lắng, yêu thương của Bác Hồ dành cho anh chiến sĩ trẻ.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Đọc hiểu văn bản: Đêm nay Bác không ngủ. (SGK Ngữ Văn Cánh Diều tập 2 trang 31)

Hướng dẫn giải

– Các chi tiết thể hiện tình cảm của Bác đối với các chiến sĩ và dân công:

+ Đốt lửa cho anh nằm

+ Bác đi dém chăn cho từng người một, sợ cháu giật mình Bác nhón chân nhẹ nhàng.

+ Bác khuyên anh ngủ ngon để đi đánh giặc.

+ Bác thương đoàn công dân ngủ ngoài rừng, lấy lá cây làm chiếu, manh áo làm chăn.

– Chi tiết gây ấn tượng nhất cho em: Bác đi dém chăn cho từng người một, sợ cháu giật mình Bác nhón chân nhẹ nhàng. Bởi em thấy rõ được tình cảm yêu thương mà Bác dành cho mọi người.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Đọc hiểu văn bản: Đêm nay Bác không ngủ. (SGK Ngữ Văn Cánh Diều tập 2 trang 31)

Hướng dẫn giải

Cách gieo vần của hai khổ thơ cuối:

- hồng, mông 

- tình, Minh

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Đọc hiểu văn bản: Đêm nay Bác không ngủ. (SGK Ngữ Văn Cánh Diều tập 2 trang 30)

Hướng dẫn giải

Các từ " đinh ninh", " phăng phắc" giúp em hình dung ra hình ảnh Bác lúc này đang lo lắng việc Nước, việc Dân mà không gian xung quanh yên tĩnh, lắng đọng cùng với tâm trạng của Người.

(Trả lời bởi Lê Phương Mai)
Thảo luận (1)

Đọc hiểu văn bản: Đêm nay Bác không ngủ. (SGK Ngữ Văn Cánh Diều tập 2 trang 29)

Hướng dẫn giải

Biệp pháp tu từ : ẩn dụ

`->` Tác dụng : tăng giá trị tình cảm của người chiến sĩ dành cho Bác để từ đó ta thấy được  tình yêu thương sâu sắc của người chiến sĩ đối với Bác như là người thân của mình 

(Trả lời bởi Lê Phương Mai)
Thảo luận (1)

Đọc hiểu văn bản: Đêm nay Bác không ngủ. (SGK Ngữ Văn Cánh Diều tập 2 trang 29)

Hướng dẫn giải

Các từ láy : trầm ngâm,lâm thâm, xơ xác.

`->` Tác dụng : làm tăng giá trị biểu cảm, tăng sức gợi hình, gợi cảm cho câu thơ. 

(Trả lời bởi Lê Phương Mai)
Thảo luận (1)

Đọc hiểu văn bản: Đêm nay Bác không ngủ. (SGK Ngữ Văn Cánh Diều tập 2 trang 29)

Hướng dẫn giải

Tham khảo!

Các dấu gạch dầu dòng ở các dòng thơ số 23, 25:

Bác ơi! Bác chưa ngủ?

Bác có lạnh lắm không?

- Chú cứ việc ngủ ngon

Ngày mai đi đánh giặc.

=> Tác dụng:

- Tạo nên đoạn hội thoại giữa Bác Hồ và anh đội viên, qua đó nhấn mạnh tình cảm của Bác Hồ đối với các bộ đội ta và sự hi sinh bao la mà Bác dành cho mọi người.

- Bên cạnh đó cũng tạo nên yếu tố tự sự khiến cho bài thơ trở nên hấp dẫn, một bài thơ nhưng các sự việc lại diễn ra như một câu chuyện đang được kể lại.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Đọc hiểu văn bản: Đêm nay Bác không ngủ. (SGK Ngữ Văn Cánh Diều tập 2 trang 31)

Hướng dẫn giải

Bài thơ có nhân vật: anh đội viên và Bác Hồ

Hoàn cảnh xuất hiện ở chi tiết:

– Thấy trời khuya lắm rồi

– Lặng yên bên bếp lửa

– Ngoài trời mưa lâm thâm

– Mái lều tranh xơ xác

Đêm nay ở chiến khi ngoài trời mưa lâm thâm, có anh đội viên nửa đêm giật mình tỉnh giấc. Hình ảnh đập vào mắt anh là Bác Hồ đang ngồi lặng yên bên bếp lửa. Mái tóc Bác đã bạc đi rất nhiều. Đêm khuya thanh vắng, Bác lặng lẽ rón chân đi tới kéo chăn cho từng người. Thấy Bác tới gần, anh đội viên kẽ hỏi:” Bác ơi! Bác chưa ngủ ạ? Bác có lạnh lắm không ạ?’. Nghe thế, Bác đáp lại anh đội viên bằng giọng trầm ấm:” Chú cứ việc ngủ ngon để mai còn đi đánh giặc”. Nghe lời Bác, anh đội viên chìm vào giấc ngủ tiếp nhưng dường như lúc này giấc ngủ  cũng không còn được sâu như lúc đầu nữa. Những câu hỏi được đặt ra quanh quẩn trong đầu không hiểu vì sao Bác thao thức đến vậy. Lần thứ ba thức dậy, thắc mắc của a đã được giải đáp, Bác thức trong đêm là vì lo việc nước, thương đoàn dân công thương mọi người còn đang vất vả. Xúc động trước tình thương của Bác, anh thức luôn cùng Bác đêm đó.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)