Đọc: Cô Tô (trích, Nguyễn Tuân)

Đọc: Cô Tô (trích, Nguyễn Tuân) (SGK Ngữ Văn Kết nối tri thức tập 1 trang 120)

Hướng dẫn giải

Mình từng tham quan: Đà Nẵng, Huế, Hội An, Phan Thiết, Phan Rang Tháp Chàm, Đà Lạt, Cần Thơ, TPHCM, Hà Nội, Hà Giang, Tuyên Quang,...

Điều mình quan sát được là cuộc sống thường nhật của một bộ phận dân cư ở đó.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Đọc: Cô Tô (trích, Nguyễn Tuân) (SGK Ngữ Văn Kết nối tri thức tập 1 trang 120)

Hướng dẫn giải

loading... Theo em nghĩ quần đảo Cô Tô nằm ở chấm đỏ này.
Theo em được biết:
- Quần đảo Cô Tô chắc là nằm vị trí gần đất liền, cách Quảng Bình không xa, đất liền Trung Quốc cũng vậy và trên đó có thị trấn nhỏ Cô Tô.

(Trả lời bởi Bảo Chu Văn An)
Thảo luận (1)

Đọc: Cô Tô (trích, Nguyễn Tuân) (SGK Ngữ Văn Kết nối tri thức tập 1 trang 120)

Hướng dẫn giải

Tham khảo! 

Từ “trận địa” khiến em hình dung cơn bão biển nguy hiểm, được bố trí giống như một trận chiến thực thụ.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Đọc: Cô Tô (trích, Nguyễn Tuân) (SGK Ngữ Văn Kết nối tri thức tập 1 trang 121)

Hướng dẫn giải

Tham khảo!

Tác giả quan sát và cảm nhận trận bão bằng các giác quan:

- Thị giác (mắt): sóng đánh cát ra khơi, bể đánh bọt song vào, trời đất trắng mù mù toàn bãi, kính bị thứ gió cấp 11 ép vỡ tung...

- Thính giác (tai): sóng thúc lẫn nhau mà vào bờ âm âm rền rền; rít lên rú lên như cái kiểu người ta vẫn thường gọi là quỷ khốc thần linh...

- Xúc giác: buốt như một viên đạn mũi kim...

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Đọc: Cô Tô (trích, Nguyễn Tuân) (SGK Ngữ Văn Kết nối tri thức tập 1 trang 121)

Hướng dẫn giải

+ trong trẻo sáng sủa, 

+ bầu trời Cô Tô cũng trong sáng như vậy, 

+ cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc đậm đà hơn hết cả mọi khi, và cát lại vàng giòn hơn nữa,

+ lưới càng thêm nặng mẻ cá giã đôi,… 

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Đọc: Cô Tô (trích, Nguyễn Tuân) (SGK Ngữ Văn Kết nối tri thức tập 1 trang 122)

Hướng dẫn giải

Tham khảo!

+ Sau trận bão, chân trời, ngấn bể, sạch như tấm kính lau hết mây, hết bụi. 

+ Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm, và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh… 

+ Vài chiếc nhạn mùa thu chao đi chao lại trên mâm bể sáng dần lên cái chất bạc nén. 

+ Một con hải âu bay ngang là là nhịp cánh. 

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Đọc: Cô Tô (trích, Nguyễn Tuân) (SGK Ngữ Văn Kết nối tri thức tập 1 trang 122)

Hướng dẫn giải

Theo e đọc bài Cô Tô của Nguyễn Tuân, những nơi đông vui và gợi sức sống nhất trên đảo là:
- Cái giếng nước ngọt đảo Thanh Luân sớm nay có không biết bao nhiêu người đến gánh và múc. 

Múc nước giếng vào thùng gỗ, vào những cong những ang gốm màu da lưng.

- Bao nhiêu là thuyền của hợp tác xã đang mở nắp sạp đổ nước vào.

- ..... xã Bắc Loan Đầu cho mười tám thuyền lớn nhỏ cùng ra khơi đánh cá hồng.
- Từ đàn thuyền sắp ra khơi đến cái giếng ngọt, thùng và cong gánh nối tiếp đi đi về về.

 

(Trả lời bởi Bảo Chu Văn An)
Thảo luận (1)

Đọc: Cô Tô (trích, Nguyễn Tuân) (SGK Ngữ Văn Kết nối tri thức tập 1 trang 123)

Hướng dẫn giải

Tham khảo!

Qua bài kí Cô Tô, nhà văn đã đưa người đọc đến cảnh biển Cô Tô từ lúc bình minh đến hoàng hôn, vào ngày thứ năm thứ sáu tác ở đảo. Mở đầu là đoạn văn miêu tả vẻ đẹp của đảo Cô Tô sau cơn bão. Cô Tô hiện lên thật trong sáng, tinh khôi trong buổi sáng đẹp trời: Bầu trời trong sáng, cây thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc, đậm đà hơn hết cả mọi khi, và cát lại vàng giòn hơn nữa. Ngỡ như đất trời biển Cô Tô được rửa sạch, được tái tạo để hoá thành một cảnh sắc trong sáng tuyệt vời. Để “vẽ” được bức tranh toàn cảnh của đảo Cô Tô sau cơn bão, tác giả phải công phu lắm mới chọn được những hình ảnh tiêu biểu: Bầu trời, nước biển, cây trên đảo, bãi cát, và đi với những hình ảnh ấy là một loạt tính từ chỉ màu sắc và ánh sáng: bầu trời thì trong trẻo, sáng sủa, cây trên biển thì xanh mượt, nước biển lam biếc, cát lại vàng giòn. Tiếp đến là cảnh mặt trời mọc trên biển trong bức tranh thiên nhiên của đảo Cô Tô. Cảnh hùng vĩ, rực rỡ và tráng lệ biết bao! Cảnh được “vẽ” lên bằng ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân. Cô Tô có cái màu xanh lam biếc của biển buổi chiều, lại có cái màu đỏ rực rỡ của mặt trời buổi sớm nhô lên biển lúc hừng đông. Nguyễn Tuân đã thức dậy từ canh tư ra mãi thấu đầu mũi đảo để ngồi rình mặt trời lên.  Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào, thăm thẳm và đứng bệ đặt lên một mâm bạc, đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. 

Cuộc sống của người dân trên biển càng làm cho bức tranh đảo Cô Tô thêm sinh động. Cảnh sinh hoạt và lao động trên đảo trong một buổi sáng được tác giả tập trung miêu tả vào một địa điểm là cái giếng nước ngọt ở rìa đảo. Tại đây, những người dân chài gánh nước ngọt từ giếng xuống thuyền. Khung cảnh thật thanh bình, nhịp điệu của cuộc sống lao động khẩn trương, tấp nập, đông vui: Cái giếng nước ngọt của đảo Thanh Luân sớm nay có không biết bao nhiêu là người đến gánh và múc. Múc nước giếng vào thùng gỗ, vào những cong, những ang gốm màu da lươn [...] Từ đoàn thuyền sắp ra khơi đến cái giếng ngọt, thùng và cong và gánh nối tiếp đi đi về về, vẻ thanh bình của cuộc sống còn được thể hiện trong một hình ảnh mang nét riêng của Cô Tô. Được chứng kiến cảnh đó, Nguyễn Tuân đã có sự cảm nhận về sắc thái riêng một cách tinh tế, khi ông so sánh Cái giếng nước ngọt ở ria một hòn đảo giữa bể, cái sinh hoạt của nó vui như một cái bến và đậm đà mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền. Vui như một cái bến thì nơi nào cũng có, nhưng đậm đà mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền thì chính là cái sắc thái riêng của không khí trong lành và tình người đậm đà trên biển Cô Tô.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Đọc: Cô Tô (trích, Nguyễn Tuân) (SGK Ngữ Văn Kết nối tri thức tập 1 trang 123)

Hướng dẫn giải

Tham khảo!

 Những từ ngữ miêu tả sự dữ dội của trận bão: cát bắn vào mắt như một viên đạn mũi kim, gió bắn rát từng chập, chốc chốc gió ngừng trong tích tắc như để thay băng đạn, gió liên thanh quạt lia lịa, sóng thúc lẫn nhau vào bơ. 

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Đọc: Cô Tô (trích, Nguyễn Tuân) (SGK Ngữ Văn Kết nối tri thức tập 1 trang 123)

Hướng dẫn giải

Cảnh Cô Tô sau cơn bão:

- Bầu trời thì trong sáng.

- Cây lai thêm xanh mượt.

- Nước biển thì lan biết đậm đà.

- Cát vàng giòn hơn. 

`->` Sử dụng những tính từ chỉ màu sắc gợi vẻ đẹp tinh khôi của Cô Tô sau cơn bão.

(Trả lời bởi Ng KimAnhh)
Thảo luận (1)