Chủ đề 9: Xây dựng kế hoạch học tập theo hứng thú nghề nghiệp

Nhiệm vụ 5.2 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 78)

Hướng dẫn giải

Tham khảo

Tình huống 1: A cần phải lên kế hoạch chi tiết những việc cần làm trong ngày và phân bổ thời gian sao cho hợp lí.

Tình huống 2: Làm việc nhà là nhiệm vụ của tất cả thành viên, B cần phải dành thời gian mỗi ngày để dọn dẹp nhà cửa giúp đỡ các thành viên khác trong gia đình, bởi ai cũng bận không chỉ riêng B.

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)

Nhiệm vụ 5.3 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 78)

Hướng dẫn giải

Kết bạn giao lưu những người nổi tiếng trong lĩnh vực đó.

Ra sức học tập và rèn luyện để có kiến thức, có tiếng nói.

Thực hành, thực tế với nhiều hoạt động, mô hình liên quan đến nghề nghiệp.

Liên tục cập nhật thông tin, xu hướng nghề nghiệp đó hằng ngay qua các kênh phương tiện truyền thông và đại chúng.

Tin tưởng bản thân sẽ làm được, chắc chắn làm được và nhất định làm được.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Nhiệm vụ 6.1 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 79)

Hướng dẫn giải

Tham khảo

Hiểu biết về giá trị của các nghề
Sẵn sàng hỗ trợ, làm cùng với người lao động khi cần thiết
Ghi nhận, ca ngợi những đóng góp của lao động nghề nghiệp
Cởi mở, chan hòa với người lao động ở mọi ngành nghề
Trân trọng sản phẩm lao động

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)

Nhiệm vụ 6.2 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 79)

Hướng dẫn giải

Em rất trân trọng các sản phẩm thủ công như gốm, nón lá

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)

Nhiệm vụ 7 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 79)

Hướng dẫn giải

Nghề làm gốm sứ ở Việt Nam đã có một lịch sử phát triển từ rất sớm. Các nhà khảo cổ Việt Nam từng phát hiện những dấu vết đồ gốm thô có niên đại 6000 năm trước với dáng vẻ thô sơ, hoa văn tô điểm hết sức đơn giản. Theo thời gian, các người thợ làm gốm đã có sự chau chuốt, bắt đầu quan tâm đến cái đẹp trong từng sản phẩm.

Trong các làng nghề gốm sứ Việt Nam thì gốm Bát Tràng gắn liền quá trình lập làng Bồ Bát vào khoảng cuối thời Trần (thế kỉ 14) và nhiều người coi đây là thời điểm mở đầu của làng gốm. Người dân Bát Tràng không thờ tổ nghề như các làng nghề thủ công khác mà chỉ có vào những dịp lễ hội hàng năm các dòng họ được rước tổ của mình ra phối lễ.

Sản phẩm gốm Bát Tràng có sự đa dạng về chủng loại cũng như màu sắc, kích cỡ. Xét về mặt tổng thể có thể chia các dòng sản phẩm của Bát Tràng thành các loại chủ yếu như: Đồ dân dụng, đồ thờ, đồ trang trí nội thất và vườn.

(Trả lời bởi Bùi Nguyên Khải)
Thảo luận (1)

Nhiệm vụ 8 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 80)