Bài tập cuối chương VI

Bài 12 (SGK Chân trời sáng tạo trang 42)

Hướng dẫn giải

Gọi số gam nước cần thêm vào để được dung dịch muối có nồng độ \(20\% \) là \(x\) (gam). Điều kiện \(x > 0\).

Vì ban đầu dung dịch có khối lượng 500 g nên khi thêm \(x\) g nước vào dung dịch thì được dung dịch mới có nồng độ mới là \(x + 500\) g.

Vì nồng độ dung dịch mới là \(20\% \) nên ta có phương trình:

\(\frac{{150}}{{x + 500}}.100 = 20\)

\(\frac{{150}}{{x + 500}} = 20:100\)

\(\frac{{150}}{{x + 500}} = 0,2\)

\(150 = 0,2\left( {x + 500} \right)\)

\(150 = 0,2x + 100\)

\(0,2x = 150 - 100\)

\(0,2x = 50\)

\(x = 50:0,2\)

\(x = 250\) (thảo mãn điều kiện)

Vậy cần thêm 250 gam nước vào dung dịch ban đầu để được dung dịch mới có nồng độ là \(20\% \).

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 13 (SGK Chân trời sáng tạo trang 42)

Hướng dẫn giải

Gọi chiều dài quãng đường AB là \(x\left( {km} \right)\). Điều kiện \(x > 0\).

Vì ban đầu xe dự định đi với vận tốc 50 \(km/h\) trên suốt quãng đường nên thời gian dự định đi hết quãng đường AB là \(\frac{x}{{50}}\) (giờ).

\(\frac{2}{3}\) quãng đường đầu tiên là \(\frac{2}{3}x\) đi với vận tốc 50 \(km/h\) nên thời gian đi hết \(\frac{2}{3}\) quãng đường đầu tiên là \(\frac{2}{3}x:50 = \frac{2}{{150}}x\) (giờ).

\(\frac{1}{3}\) quãng đường đầu tiên là \(\frac{1}{3}x\) đi với vận tốc 40 \(km/h\) nên thời gian đi hết \(\frac{1}{3}\) quãng đường sau là \(\frac{1}{3}x:40 = \frac{1}{{120}}x\) (giờ).

Tổng thời gian đi thực tế là \(\frac{2}{{150}}x + \frac{1}{{120}}x\) (giờ)

Đổi 30 phút = \(\frac{1}{2}\) giờ

Vì ô tô đến B chậm hơn dự định \(\frac{1}{2}\) giờ nên ta có phương trình:

\(\frac{2}{{150}}x + \frac{1}{{120}}x - \frac{x}{{50}} = \frac{1}{2}\)

\(\frac{{2.4}}{{150.4}}x + \frac{{1.5}}{{120.5}}x - \frac{{x.12}}{{50.12}} = \frac{{1.300}}{{2.300}}\)

\(\frac{{8x}}{{150.4}} + \frac{{5x}}{{120.5}} - \frac{{12x}}{{50.12}} = \frac{{300}}{{600}}\)

\(8x + 5x - 12x = 300\)

\(x = 300\) (thỏa mãn điều kiện)

Vậy độ dài quãng đường AB là 300 \(km\).

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 14 (SGK Chân trời sáng tạo trang 42)

Hướng dẫn giải

Gọi chiều rộng của hình chữ nhật là \(x\left( m \right)\). Điều kiện \(x > 0\).

Vì chiều dài của hình chữ nhật gấp 3 lần chiều rộng của hình chữ nhật nên chiều dài của hình chữ nhật là \(3x\left( m \right)\).

Diện tích ban đầu của hình chữ nhật là \(3x.x = 3{x^2}\left( {{m^2}} \right)\).

Khi tăng chiều dài thêm 3 \(m\) thì chiều dài mới là \(3x + 3\left( m \right)\); khi giảm chiều rộng đi 2\(m\) thì chiều rộng mới là \(x - 2\left( m \right)\).

Diện tích hình chữ nhật mới là \(\left( {3x + 3} \right).\left( {x - 2} \right)\left( {{m^2}} \right)\).

Vì diện tích hình chữ nhật mới giảm 90 \({m^2}\) so với diện tích hình chữ nhật ban đầu nên ta có phương trình:

\(3{x^2} - \left( {3x + 3} \right)\left( {x - 2} \right) = 90\)

\(3{x^2} - \left( {3{x^2} - 6x +3x - 6} \right) = 90\)

\(3x=84\)

\(x=28\)

Vậy chiều rộng của hình chữ nhật là 28 m, chiều dài hình chữ nhật là: 3.28=84 m.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 15 (SGK Chân trời sáng tạo trang 42)

Hướng dẫn giải

Gọi số tiền lương một ngày làm việc bình thường là \(x\) (đồng). Điều kiện \(x > 0\).

Vì tiền lương một ngày làm tăng ca cao hơn tiền lương một ngày làm bình thường là 200 000 đồng nên tiền lương một ngày làm tăng ca là \(x + 200000\) (đồng).

Vì tháng này người đó làm được 24 ngày bình thường nên số tiền lương ứng với 24 ngày làm việc bình thường là \(x.24 = 24x\) (đồng).

Vì tháng này người đó làm được 4 ngày tăng ca nên số tiền người đó nhận được ứng với 4 ngày tăng ca là \(\left( {x + 200000} \right).4 = 4x + 800000\) (đồng)

Vì tổng số tiền thu được là 7 800 000 đồng nên ta có phương trình:

\(24x + 4x + 800000 = 7800000\)

\(28x = 7800000 - 800000\)

\(28x = 7000000\)

\(x = 7000000:28\)

\(x = 250000\) (thỏa mãn điều kiện)

Vậy tiền lương mỗi ngày làm việc bình thường của người đó là 250 000 đồng.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)