Trò chơi: Thi kể tên đồ dùng gia đình
Trò chơi: Thi kể tên đồ dùng gia đình
Quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
a. Có những đồ dùng gia đình nào trong căn phòng?
b. Các đồ dùng đó được bảo quản như thế nào?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảia. Các đồ dùng trong gia đình: lọ hoa, tivi, gối, bàn, ghế, kệ để ti vi
b. Các đồ dùng không được bảo quả cẩn thận, rơi vãi, để lộn xộn.
(Trả lời bởi 𝙳𝚁𝚂_𝙷𝙴𝙻𝚃𝚁𝙸𝚇)
Tìm hiểu một số việc cần làm để bảo quản đồ dùng gia đình:
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiHình 1:
Bạn nữ đang lau dọn tủ lạnh. Việc làm này giúp tủ lạnh sạch sẽ, thời hạn sử dụng lâu hơn, giữ được thực phẩm tốt hơn, đảm bảo sức khỏe cá nhân.
Hình 2:
Bạn nam đang thu xếp ghế gọn gàng. Việc làm này giúp bàn ghế được gọn gàng, ngăn nắp, tạo không gian rộng rãi, tránh việc va chạm với ghế.
Hình 3:
Bạn nữ đã tắt quạt khi không sử dụng đến. Việc làm này giúp bảo quản đồ dùng gia đình, tiết kiệm điện.
Ngoài ra: Một số việc làm khác bảo quản đồ dùng gia đình như: lau chùi cẩn thận, nhẹ nhàng đối với những đồ thủy tinh, gốm sứ; một số đồ như bát đũa, nồi, chảo cần được rửa sạch, lau khô, cất gọn gàng sau mỗi lần sử dụng; sắp xếp đồ dùng trong gia đình gọn gàng, không vứt lung tung; sử dụng đúng cách theo hướng dẫn sử dụng.
(Trả lời bởi datcoder)
Trao đổi về sự cần thiết phải bảo quản đồ dùng cá nhân:
a. Việc bảo quản đồ dùng gia đình mang đến lợi ích gì?
b. Việc không bảo quản đồ gia đình dẫn đến điều gì?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảia. Việc bảo quản đồ dùng gia đình mang đến những lợi ích sử dụng đồ được lâu hơn, bền hơn và mới hơn ngoài ra còn tiết kiệm được tiền bạc
b. Việc không bảo quản đồ gia đình dẫn đến đồ dùng sử dụng không được bền lâu, không được sạch sẽ, không còn được mới mẻ và gây tốn tiền bạc
(Trả lời bởi 𝓗â𝓷𝓷𝓷)
Thảo luận về cách bảo quản đồ dùng gia đình:
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Đồ nhựa:
+) Đọc kĩ hướng dẫn trước khi dùng với mỗi loại đồ nhựa.
+) Không để gần lửa, bình gas, lò vi sóng, ...
+) Không nên dùng để đựng thức ăn đang nóng vì sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
+) Sau khi rửa sạch cần rửa sách, phơi nơi khô ráo, cất gọn gàng vào tủ.
- Đồ vải:
+) Giặt sạch sẽ, phơi khô, gấp gọn cất vào tủ.
+) Đọc kĩ hướng dẫn: đồ vải đó có được giặt bằng máy không, phơi nhiệt độ bao nhiêu, được sử dụng nhiệt để sấy không,...
+) Thường xuyên hút bụi bẩn.
+) Không chà, giặt quá mạnh lên mặt vải.
- Đồ điện:
+) Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng và bảo quản của mỗi đồ dùng.
+) Lau chùi sạch sẽ, thường xuyên.
+) Không nên đặt ở những nơi ẩm thấp.
+) Thường xuyên kiểm tra đồ điện có bị rò rỉ điện không để tránh nguy hiểm.
- Đồ kim loại:
+) Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng khi dùng và bảo quản.
+) Rửa sạch, để nơi khô ráo sau mỗi lần sử dụng.
+) Không để ở những nơi ẩm mốc để tránh bị gỉ.
+) Hạn chế để đồ dùng kim loại tiếp xúc với các kim loại ăn mòn.
- Đồ gốm sứ:
+) Lau chùi thường xuyên, nhẹ nhàng, tránh để đồ bị vỡ.
+) Không dùng các vật cứng, sắc nhọn tác động lên đồ.
+) Để đồ gốm sứ ở những nơi an toàn, tránh đổ vỡ. Đặc biệt, để xa tầm với của trẻ.
- Đồ gỗ:
+) Không để đồ gỗ tiếp xúc lâu với nước và nhiệt độ cao.
+) Không sử dụng các chất tẩy rửa.
+) Thường xuyên lau chùi, đặc biệt là ở những khe nhỏ.
+) Không dùng các vật cứng, sắc nhọn tác động lên đồ gỗ.
(Trả lời bởi datcoder)
Em đồng tình hoặc không đồng tình với việc làm nào dưới đây? Vì sao?
A. Mở cửa tủ lạnh đứng cho mát.
B. Tắt ti vi khi không sử dụng.
C. Thả giấy, rác vào bồn vệ sinh.
D. Vẽ lên giường, tủ.
E. Rửa và cất gọn cốc sau khi sử dụng.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiA. Em không đồng tình với việc mở cửa tủ lạnh đứng cho mát vì sẽ gây tốn tiền điện và làm hư hỏng đồ dùng trong tủ lạnh
B. Em đồng tình với việc tắt ti vi khi không sử dụng vì điều đó sẽ giúp chúng ta tiết kiệm điện, bảo quản được tốt hơn
C. Em không đồng tình với việc thả giấy, rác vào bồn vệ sinh vì điều đó sẽ gây bồn cầu bị nghẹt và bồn cầu sẽ bị hư hỏng
D. Em không đồng tình với việc vẽ lên giường, tủ vì điều đó sẽ làm hư hỏng đồ đạc và làm xấu đồ đạc
E. Em đồng tình với việc rửa và cất gọn cốc sau khi sử dụng vì điều đó giúp chúng ta bảo quản đồ dùng được tốt hơn
(Trả lời bởi 𝓗â𝓷𝓷𝓷)
Em sẽ làm gì nếu là bạn trong mỗi tình huống dưới đây?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiTình huống 1:
Bạn nữ nên lau bàn ăn theo lời bố. Trước khi lau, bạn nữ cần nhặt hết những vụn thức ăn còn vương trên bàn ăn. Dùng khăn ẩm để lau bàn. Lau dần từ trên xuống dưới và hết mặt bàn ăn. Khi lau, không nên nhấc giẻ lau lên quá nhiều lần để tránh tạo vệt. Nếu lau một lần chưa sạch thì nên lau thêm lần nữa để đảm bảo bàn ăn được sạch sẽ hoàn toàn.
Tình huống 2:
Anh trai nên nói với em là đem bóng ra ngoài sân chơi, không nên chơi trong nhà vì sẽ dễ làm đổ vỡ, hư hỏng các đồ dùng trong nhà. Thậm chí có thể dẫn đến những tai nạn cho hai anh em và những thành viên khác trong gia đình.
(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Chia sẻ những việc em đã và sẽ làm để bảo quản đồ dùng gia đình.
Thảo luận (2)Hướng dẫn giải
Thực hành rửa và cất gọn bát đĩa
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiCác bước thực hành rửa bát:
- Nên loại bỏ sạch thức ăn (nếu có) trước khi rửa.
- Tráng qua nước trước khi rửa.
- Lấy nước rửa bát hòa vào nước, lấy giẻ rửa bát thấm vào dung dịch vừa pha để rửa.
- Cầm chắc chắn, tránh rơi vỡ, rửa từ trong ra ngoài, rửa mọi bền mặt của bát đĩa.
- Tráng sạch lại với nước.
- Nhẹ nhàng úp bát đĩa lên giá để bát đĩa khô.
(Trả lời bởi datcoder)
Cùng người thân lau dọn, sắp xếp lại các đồ dùng trong nhà
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiHọc sinh sẽ cùng những người thân trong gia đình lau dọn, sắp xếp lại ngăn nắp các đồ dùng trong nhà (có thể vào những ngày cuối tuần). Mỗi thành viên trong gia đình sẽ phân công công việc, phù hợp với độ tuổi: những việc nặng người lớn sẽ làm; việc nhỏ, nhẹ nhàng các con làm. Việc làm này giúp tình cảm gia đình thêm khăng khít, nhà cửa gọn gàng.
(Trả lời bởi datcoder)