Bài 8: Đồ thị quãng đường - Thời gian

Câu hỏi mở đầu (SGK Cánh diều - Trang 50)

Hướng dẫn giải

Tham Khảo:

Ngoài cách mô tả bằng lời có thể dùng đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa quãng đường và thời gian.

Bảng sau ghi thời gian và quãng đường chuyển động tương ứng, kể từ khi xuất (ảnh 1)

(Trả lời bởi LUFFY WANO)
Thảo luận (2)

Luyện tập 1 (SGK Cánh diều - Trang 51)

Hướng dẫn giải

Tham Khảo:

+ Giả sử vật đang ở vị trí 1 m.

+ Trong 1 giây đầu tiên vật đứng yên tại một vị trí nên vẽ 1 đoạn thẳng song song với trục thời gian xuất phát từ vị trí 1 m đến vị trí A.

+ Trong 2 giây tiếp theo vật đi được 4 m trên một đường thẳng, khi đó trên trục thời gian xác định vị trí ứng với 3 s và trên trục quãng đường xác định vị trí ứng với 5 m. Từ 2 vị trí này xác định được vị trí C. Nối A với C được đồ thị đoạn đường tiếp theo.

+ Đồ thị cần vẽ chính là đường màu đen.

Trong 1 giây đầu tiên một vật đứng yên tại một vị trí. Trong 2 giây tiếp theo

(Trả lời bởi LUFFY WANO)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 1 (SGK Cánh diều - Trang 51)

Hướng dẫn giải

Đứng yên (Vì quãng đường có độ dài đi được không đổi)

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Vận dụng 1 (SGK Cánh diều - Trang 51)

Hướng dẫn giải

- Sau khoảng thời gian 5s đầu tiên vật đi được 30cm, ứng với đoạn đồ thị OA.

Tốc độ của vật trên đoạn OA là:

\(v = \frac{s}{t} = \frac{{30}}{5} = 6(cm/s)\)

- Xét đoạn đồ thị BC:

+ Thời gian chuyển động là: t = 15 – 8 = 7s

+ Quãng đường vật đi được là: s = 60 – 30 = 30 (cm)

+ Tộc độ của vật trên đoạn BC là:

\(v = \frac{s}{t} = \frac{{30}}{7} = 4,3(cm/s)\)

- Đoạn đồ thị AB nằm ngang, chứng tỏ trên đoạn AB vật không chuyển động.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 2 (SGK Cánh diều - Trang 52)

Hướng dẫn giải

Tốc độ càng lớn thì khi va chạm lực tác dụng càng mạnh gây ra hậu quả cực kì nghiêm trọng có thể làm chết người và thiệt hại về kinh tế. Vì tốc độ xe càng lớn thì càng cần nhiều thời gian để dừng xe lại tức quãng đường từ lúc phanh tới lúc xe dừng lại càng dài mới đảm bảo được không va chạm với chướng ngại vật.

Ngoài ra, trên thực tế, khi các phương tiện chạy với tốc độ lớn, dễ dẫn đến tình trạng mất lái, thiếu kiểm soát, khi gặp những sự cố bất ngờ, tài xế không kịp xử lý.

(Trả lời bởi Nguyễn Ngọc Thiện Nhân)
Thảo luận (2)

Luyện tập 2 (SGK Cánh diều - Trang 52)

Hướng dẫn giải

Tham Khảo:

Những tác hại có thể xảy ra khi các phương tiện giao thông không tuân thủ những quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn:

- Xảy ra va chạm, tai nạn giao thông, gây thiệt hại về người và của.

- Để lại những mất mát to lớn sau tai nạn: mất người thân, người còn sống mang trên mình bệnh tật suốt đời,…

- Tạo ra gánh nặng kinh tế cho gia đình người gây tai nạn khi phải đền bù thiệt hại, tổn thất về tài sản và tinh thần cho gia đình người bị hại.

(Trả lời bởi LUFFY WANO)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 3 (SGK Cánh diều - Trang 53)

Hướng dẫn giải

Hình 8.5 

1)-ô tô được phép đi trên làn đường này với tốc độ tối đa là 60km/h

2)-ô tô và xe máy được đi trên làn đường này với tốc độ tối đa là 50km/h

3)-ô tô , xe máy và xe ba gác được đi trên làn đường này với tốc độ tối đa 50km/h

(Trả lời bởi animepham)
Thảo luận (1)

Vận dụng 2 (SGK Cánh diều - Trang 53)