Bài 7. Sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài của dây dẫn

Câu C1 (SGK trang 19)

Hướng dẫn giải

Dây dẫn dài l có điện trở R thi dây dẫn cùng loại đó dài 2l có điện trở là 2R. Tương tự như thế thì một dây dẫn cùng loại đó dài 3l sẽ có điện trở là 3R.

(Trả lời bởi Phan Thùy Linh)
Thảo luận (3)

Câu C2 (SGK trang 21)

Hướng dẫn giải

Mắc một bóng đèn vào hiệu điện thế không đổi bằng dây dẫn ngắn thì đèn sáng bình thường, nhưng nếu thay bằng dây dẫn khá dài có cùng tiết diện và được làm từ cùng một loại vật liệu thì đèn sáng yếu hơn. Vì dây dẫn khá dài ấy có điện trở lớn hơn dây kia.

(Trả lời bởi Phan Thùy Linh)
Thảo luận (3)

Câu C3 (SGK trang 21)

Hướng dẫn giải

Cuộn dây dẫn có điện trở là R = = 20 Ω.

Dây dẫn loại này nếu dài 4 m thì có điện trở là 2 Ω, thì điện trở là 20 Ω nó sẽ có chiều dài là l = = 40 m.

(Trả lời bởi qwerty)
Thảo luận (3)

Câu C4 (SGK trang 21)

Hướng dẫn giải

ta có:

I1 = 0,25 I2

\(\Leftrightarrow\) \(\dfrac{U}{R1}=0,25\dfrac{U}{R2}\)

\(\Leftrightarrow\) \(\dfrac{1}{R1}=0,25\dfrac{1}{R2}\)

\(\Leftrightarrow\) \(R2=0,25R1\)

mà : \(\dfrac{R1}{R2}=\dfrac{L1}{L2}\)

\(\Leftrightarrow\) \(\dfrac{R1}{0,25R1}=\dfrac{L1}{L2}\)

\(\Leftrightarrow\) \(\dfrac{1}{0,25}=\dfrac{L1}{L2}\) \(\Rightarrow\) L2 = 0,25L1

chúc bạn học tốt !

(Trả lời bởi Trần Quân)
Thảo luận (3)

Câu C1 (SGK trang 22)

Hướng dẫn giải
Thảo luận (3)

Câu C2 (SGK trang 23)

Hướng dẫn giải

Dự đoán là tiết diện tăng gấp 2 thì điện trở của dây giảm hai lần:

R2 = Tiết diện tăng gấp 3 lần thì điện trở của dây giảm ba lần: R3 =

Suy ra trường hợp hai dây dẫn có cùng chiều dài và được làm từ một loại vật liệu thì giữa tiết diện S1, S2 và điện trở tương ứng R1, R2 của chúng là tỉ lệ nghịch với nhau, tiết diện của dây lớn gấp bao nhiêu lần thì điện trở của dây nhỏ hơn bấy nhiêu lần.



(Trả lời bởi Phan Thùy Linh)
Thảo luận (3)

Câu C3 (SGK trang 24)

Hướng dẫn giải

Vì hai dây có cùng chiều dài, dây thứ nhất có tiết diện nhỏ gấp ba lần so với dây thứ hai nên nó có điện trở lớn gấp 3 lần so với dây thứ 2.

(Trả lời bởi Hiiiii~)
Thảo luận (2)

Câu C4 (SGK trang 24)

Hướng dẫn giải

Điện trở tỉ lệ nghịch cới tiết diện của dây nên ta có Suy ra

R2 = R1. = 5,5. = 1,1 Ω.

(Trả lời bởi qwerty)
Thảo luận (3)

Câu C5* (SGK trang 24)

Hướng dẫn giải

Giả sử ta có một dây constantan dài l2 = 100 m, có tiết diện S2 = 0,5 mm2. So sánh dây này với dây thứ nhất ra sẽ tìm được điện trở của dây này nhỏ bằng 1/5 lần, tức là bằng 100 Ω. Giả sử cắt đôi dây này thì điện trở của nó sẽ là 50 Ω. Và đây chính là điện trở của dây dẫn cần tìm.

(Trả lời bởi qwerty)
Thảo luận (3)

Câu C6* (SGK trang 24)

Hướng dẫn giải

Điện trở của một dây sắt dài l1 = 50 m (bằng l1/4) cũng có điện trở R1 = 120 Ω thì nó phải có tiết diện là S = = = 0,05 mm2.

Vậy một dây sắt dài 50 m, có điện trở R2 = 45 Ω thì phải có tiết diện là

S2 = S.S2 = S. = 0,05. = mm2.

(Trả lời bởi qwerty)
Thảo luận (3)