Bài 6: Đối xứng trục

Bài 35 (Sgk tập 1 - trang 87)

Hướng dẫn giải

Vẽ hình đối xứng với hình đã cho qua trục d ta được hình bên.

(Trả lời bởi BW_P&A)
Thảo luận (1)

Bài 36 (Sgk tập 1 - trang 87)

Bài 37 (Sgk tập 1 - trang 87)

Hướng dẫn giải

Các hình đều có trục đối xứng.

- Hình h không có trục đối xứng.

- HÌnh có một trục đối xứng là: b, c, d, e, i

- Hình có hai trục đối xứng là: a

- Hình có năm trục đối xứng là: g

(Trả lời bởi BW_P&A)
Thảo luận (3)

Bài 38 (Sgk tập 1 - trang 88)

Hướng dẫn giải

Chú ý:

- ∆ABC cân tại A có trục đối xứng là đường phân giác của góc BAC.

- Hình thang cân nhận đường thẳng đi qua trung điểm hai đáy làm trục đối xứng.

Đối với tam giác cân hình 38a:

# Đối với hình thang cân hình 38b:Tam giác cân ABC, trục đối xứng là đường cao AH với H là trung điểm của đoạn BC. Hình thang cân ABCD (AB // CD), trục đối xứng là đường thẳng KH với K, H lần lượt là trung điểm của AB và CD. (Trả lời bởi BW_P&A)
Thảo luận (2)

Luyện tập - Bài 39 (Sgk tập 1 - trang 88)

Hướng dẫn giải

Bài giải:

a) Ta có AD = CD

nên AD + DB = CD + DB = CB (1)

và AE = CE

nên AE + EB = CE + EB (2)

mà CB < CE + EB (3)

Nên từ (1) (2) và (3), suy ra

AD + DB < AE + EB

b) Theo câu a con đường ngắn nhất mà bạn Tú phải đi là con đường ADB

(Trả lời bởi BW_P&A)
Thảo luận (2)

Luyện tập - Bài 40 (Sgk tập 1 - trang 88)

Hướng dẫn giải

Các biển báo ở hình a, b, d có trục đối xứng. Biển báo c không có trục đối xứng.

(Trả lời bởi BW_P&A)
Thảo luận (3)

Luyện tập - Bài 41 (Sgk tập 1 - trang 88)

Hướng dẫn giải

a) đúng

b) đúng

c) đúng

d) sai

Giải thích: Đoạn thẳng AB trên hình bên có hai trục đối xứng đó là đường thẳng AB và đường trung trực của đoạn AB.

(Trả lời bởi BW_P&A)
Thảo luận (3)

Luyện tập - Bài 42 (Sgk tập 1 - trang 89)

Hướng dẫn giải

a) Cắt được chứ D với nét gấp là trục đối xứng ngang của chữ D,

Các chứ cái có trục đối xứng:

- Chỉ có một trục đối xứng dọc: A, M, T, U, V, Y

- Chỉ có một trục đối xứng ngang: B, C, D, Đ, E, K

- Có hai trục đối xứng dọc và ngang: H, I, O, X

b) Có thế gấp tờ giấy làm tư để cắt chữ H vì chữ H có hai trục đối xứng vuông góc.

(Trả lời bởi BW_P&A)
Thảo luận (2)

Bài 60 (Sách bài tập - trang 86)

Hướng dẫn giải

a) D đx với m qua AB

=> AB là trung trực của MD

=> AD=AM

E đx với M qua AC

=> AM=AE

=> AD=AE

b) AD=AM => tam giác ADM cân

=>góc DAB =góc MAB

tam giác AME cân

=> góc MAC= góc CAE

do đó: DAB+MAB+MAC+CAE=2(MAB+MAC)=2.70=140 độ

hay góc DAE=140 độ

(Trả lời bởi Cheewin)
Thảo luận (2)

Bài 61 (Sách bài tập - trang 87)

Hướng dẫn giải

a) M đx với h qua BC

=> BC là trung trực HM

=>BH= BM

,tt CH=CM

=> \(\Delta BHC=\Delta BMC\left(C.C.C\right)\)

(Trả lời bởi Cheewin)
Thảo luận (2)