Bài 6. Bất phương trình bậc nhất một ẩn

Luyện tập 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 39)

Hướng dẫn giải

a) \( - 3x + 7 \le 0\) là bất phương trình bậc nhất một ẩn x.

b) \(4x - \frac{3}{2} > 0\) là bất phương trình bậc nhất một ẩn x.

c) \({x^3} > 0\) không là bất phương trình bậc nhất một ẩn x vì \({x^3}\) là một đa thức bậc hai.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Luyện tập 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 39)

Hướng dẫn giải

Thay \(x =  - 2\) vào bất phương trình \(2x - 10 < 0\) ta được \(2.\left( { - 2} \right) - 10 < 0\) là một khẳng định đúng.

Ta nói \(x =  - 2\) là nghiệm của bất phương trình \(2x - 10 < 0.\)

Thay \(x = 0\) vào bất phương trình \(2x - 10 < 0\) ta được \(2.0 - 10 < 0\) là một khẳng định đúng.

Ta nói \(x = 0\) là nghiệm của bất phương trình \(2x - 10 < 0.\)

Thay \(x = 5\) vào bất phương trình \(2x - 10 < 0\) ta được \(2.5 - 10 < 0\) là một khẳng định sai.

Ta nói \(x = 5\) không là nghiệm của bất phương trình \(2x - 10 < 0.\)

Vậy -2; 0 là nghiệm của bất phương trình \(2x - 10 < 0.\)

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Hoạt động (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 39)

Hướng dẫn giải

a) Cộng cả hai vế của bất phương trình (1) với -3, ta được \(5x + 3 - 3 < 0 - 3\) hay \(5x <  - 3\left( 2 \right)\)

b) Nhân cả hai vế của bất phương trình (2) với \(\frac{1}{5}\), ta được \(5x.\frac{1}{5} <  - 3.\frac{1}{5}\) hay \(x < \frac{{ - 3}}{5}.\)

Vậy nghiệm của bất phương trình là \(x < \frac{{ - 3}}{5}.\)

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Luyện tập 3 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 40)

Hướng dẫn giải

a) \(6x + 5 < 0;\)

Ta có \(6x + 5 < 0;\)

\(6x <  - 5\) (cộng cả hai vế của bất đẳng thức  với -5)

\(x < \frac{{ - 5}}{6}\) (nhân cả hai vế của bất đẳng thức với \(\frac{1}{6}\))

Vậy nghiệm của bất phương trình là \(x < \frac{{ - 5}}{6}\)

b) \( - 2x - 7 > 0.\)

Ta có \( - 2x - 7 > 0.\)

\( - 2x < 7\) (cộng cả hai vế của bất đẳng thức với 7)

\(x > \frac{{ - 7}}{2}\) (nhân cả hai vế của bất đẳng thức với \(\frac{{ - 1}}{2}\))

Vậy nghiệm của bất phương trình là \(x > \frac{{ - 7}}{2}\)

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Luyện tập 4 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 41)

Hướng dẫn giải

a) \(5x + 7 > 8x - 5;\)

Ta có \(5x + 7 > 8x - 5\)

\(\begin{array}{l}5x - 8x >  - 5 - 7\\ - 3x >  - 12\\x < 4\end{array}\)

Vậy nghiệm của bất phương trình là \(x < 4.\)

b) \( - 4x + 3 \le 3x - 1.\)

Ta có \( - 4x + 3 \le 3x - 1\)

\(\begin{array}{l} - 4x - 3x \le  - 1 - 3\\ - 7x \le  - 4\\x \ge \frac{4}{7}\end{array}\)

Vậy nghiệm của bất phương trình là \(x \ge \frac{4}{7}.\)

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Vận dụng (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 41)

Hướng dẫn giải

Gọi số câu trả lời đúng của người ứng tuyển là x \(\left( {x \in \mathbb{N},x \le 25} \right)\)

Nên số câu trả lời sai của người ứng tuyển là \(25 - x\)

Số điểm người ứng tuyển nhận được sau khi trả lời đúng x câu là \(2.x\)

Số điểm người ứng tuyển mất đi khi trả lời sai là \(\left( {25 - x} \right).1\)

Ban đầu mỗi người ứng tuyển được tặng 5 đ, vậy người ứng tuyển nhận được số điểm là \(2x - \left( {25 - x} \right).1 + 5 = 3x - 20\)

Để người đó trúng tuyển thì số điểm của người ứng tuyển phải từ 25 điểm trở lên nên ta có bất phương trình \(3x - 20 \ge 25\)

Hay \(3x \ge 45\) nên \(x \ge 15\left( {t/m} \right).\)

Vậy người ứng tuyển phải trả lời đúng ít nhất 15 câu hỏi thì mới được vào vòng ứng tuyển tiếp theo.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 2.16 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 41)

Hướng dẫn giải

a) \(x - 5 \ge 0;\)

Ta có \(x - 5 \ge 0\) suy ra \(x \ge 5\)

Vậy nghiệm của bất phương trình là \(x \ge 5.\)

b) \(x + 5 \le 0;\)

Ta có \(x + 5 \le 0\) suy ra \(x \le  - 5\)

Vậy nghiệm của bất phương trình là \(x \le  - 5.\)

c) \( - 2x - 6 > 0;\)

Ta có \( - 2x - 6 > 0\) suy ra \( - 2x > 6\) nên \(x <  - 3\)

Vậy nghiệm của bất phương trình là \(x <  - 3.\)

d) \(4x - 12 < 0.\)

Ta có \(4x - 12 < 0.\) suy ra \(4x < 12\) nên \(x < 3\)

Vậy nghiệm của bất phương trình là \(x < 3.\)

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 2.17 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 41)

Hướng dẫn giải

a) \(3x + 2 > 2x + 3;\)

Ta có \(3x + 2 > 2x + 3\) nên \(3x - 2x > 3 - 2\) suy ra \(x > 1\)

Vậy bất phương trình có nghiệm \(x > 1.\)

b) \(5x + 4 <  - 3x - 2.\)

Ta có \(5x + 4 <  - 3x - 2\) nên \(5x + 3x <  - 2 - 4\) hay \(8x <  - 6\) suy ra \(x < \frac{{ - 3}}{4}.\)

Vậy bất phương trình có nghiệm \(x < \frac{{ - 3}}{4}.\)

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 2.18 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 41)

Hướng dẫn giải

Gọi số tiền gửi lãi tiết kiệm là x (triệu đồng) \(\left( {x > 0} \right)\)

Số tiền lãi mỗi tháng khi gửi x triệu đồng là \(0,4\% x = 0,004x\) (triệu đồng)

Số tiền lãi hàng tháng ít nhất là 3 triệu đồng nên ta có \(0,004x \ge 3\) hay \(x \ge 750\left( {t/m} \right)\)

Vậy cần gửi ít nhất 750 triệu đồng thì số tiền lãi hàng tháng ít nhất là 3 triệu đồng.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 2.19 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 41)

Hướng dẫn giải

Gọi số km mà hành khách có thể di chuyển được khi đi taxi là x \(\left( {x > 0} \right)\)

Giá tiền di chuyển x km là \(12.x\) (nghìn đồng)

Giá tiền phải trả khi đi xe taxi là \(15 + 12.x\) (nghìn đồng)

Với số tiền đi taxi tối đa là 200 nghìn đồng nên ta có \(15 + 12.x \le 200\) hay \(12x \le 185\) suy ra \(x \le \frac{{185}}{{12}} \approx 15,417\) hay \(x \le 15,417\).

Vậy số km tối đa hành khách có thể đi taxi được là 15 km.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)