Bài 4: Khối lượng riêng. Áp suất chất lỏng

Mở đầu (SGK Cánh Diều trang 61)

Hướng dẫn giải

Em nghĩ là không có loại cân nào có thể cân được một vật có khối lượng lớn như vậy (theo em tìm hiểu được).
Mặt khác, người ta tính toán những số liệu trên bằng các cách sau:
- Tính thể tích (V) khuôn để đúc tượng từ đó suy ra thể tích của bức tượng.
- Theo em tìm hiểu thì tượng được làm từ gỗ, đồng, đá quý..... Có thể sử dụng công thức tính khối lượng: \(m=p . V\) để tính khối lượng đồng, gỗ....để làm tượng. Trong đó p là khối lượng riêng của vật liệu làm tượng.

(Trả lời bởi Bảo Chu Văn An)
Thảo luận (1)

Vận dụng 1 (SGK Cánh Diều trang 61)

Hướng dẫn giải

Khối lượng riêng của khối đá hoa cương là: \(D=2750\left(\dfrac{kg}{m^3}\right)\)

Thể tích của hình hộp chữ nhật là: \(V=a.b.c=2.3.1,5=9\left(m^3\right)\)

Khối lượng của khối đá hoa cương đó là: \(m=DV=2750.9=24750\left(kg\right)\)

(Trả lời bởi Ami Mizuno)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 1 (SGK Cánh Diều trang 62)

Hướng dẫn giải

Áp lực do người đang đứng yên trên sàn tác dụng lên sàn chính là lực ép vuông góc lên sàn. Mà lực ép có độ lớn bằng trọng lượng nên áp lực trong trường hợp này có độ lớn bằng trọng lượng của người đó.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (2)

Câu hỏi 2 (SGK Cánh Diều trang 62)

Hướng dẫn giải

\(S_3< S_1\\ S_2=2.S_1\\ F_3=F_1\\ F_2=2.F_1\\ \Rightarrow p_{\left(1\right)}=\dfrac{F_1}{S_1}\left(a\right)\\ p_2=\dfrac{2F_1}{S_1}\\ p_3=\dfrac{F_1}{S_3}\\\Rightarrow p_2=2p_1\\ Và:p_3>p_1\left(Vì:S_3>S_1\right)\)

Áp suất tỉ lệ thuận với áp lực, tỉ lệ nghịch với diện tích tiếp xúc của vật.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (2)

Câu hỏi 3 (SGK Cánh Diều trang 62)

Hướng dẫn giải

Ta có:
Áp lực có đơn vị là Niuton (N).
Diện tích bị ép (hay diện tích tiếp xúc) có đơn vị là m2.
Từ đó, ta có công thức để tính áp suất: \(p=\dfrac{F}{S}=\dfrac{1N}{1m^2}=1Pa\left(đpcm\right)\) 
=> 1 Pa = 1 N/m2

(Trả lời bởi Bảo Chu Văn An)
Thảo luận (1)

Luyện tập (SGK Cánh Diều trang 62)

Hướng dẫn giải

Em chưa hiểu câu hỏi cho lắm
Nhưng có thể ước tính áp suất tác dụng bằng công thức: \(p=\dfrac{F}{S}=\dfrac{m . g}{S}\)

(Trả lời bởi Bảo Chu Văn An)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 4 (SGK Cánh Diều trang 63)

Hướng dẫn giải

Trọng lượng của chất lỏng trong bình: P = m.g = ρV.g

Với V = S.h là thể tích của chất lỏng trong bình.

Do đó, áp suất gây bởi trọng lượng của chất lỏng tỉ lệ với độ sâu: \(p = \frac{P}{S} = \frac{{\rho Vg}}{{\frac{V}{h}}} = \rho gh\)

ρ và g là hai hằng số không đổi nên độ chênh lệch áp suất Δρ tỉ lệ thuận với độ chệnh lệch độ sâu Δh.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Vận dụng 2 (SGK Cánh Diều trang 64)

Hướng dẫn giải

Mô hình như hình vẽ, nguyên liệu bao gồm:

+ 1 ống chứa khí

+ Thước đo

+ Thước đo

Cách đo:

Đổ nước vừa đủ từ từ vào ống chứa khí và quan sát, sau đó đặt thước kẻ vào đo chiều cao của lượng nước trong ống chứa khí

Ta thấy mực nước trong nhánh nối với ống chứa khí thấp hơn mực nước trong nhánh thông với không khí bên ngoài nên áp suất của khí trong ống cao hơn áp suất khí quyển.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)