Bài 4: Cấu trúc lớp vỏ electron của nguyên tử

Mở đầu (SGK Chân trời sáng tạo trang 26)

Hướng dẫn giải

- Theo mô hình hiện đại, các electron chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân không theo một quỹ đạo xác định, tạo thành đám mây electron

- Các electron được sắp xếp thành từng lớp và phân lớp theo năng lượng từ thấp đến cao

- Trình tự sắp xếp các mức năng lượng:

   + Các electron trên cùng một phân lớp có năng lượng bằng nhau

   + Các electron trên cùng một lớp có năng lượng gần bằng nhau

(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Thảo luận (2)

Câu hỏi 1 (SGK Chân trời sáng tạo trang 26)

Hướng dẫn giải

Giống nhau: Chuyển động xung quanh hạt nhân

 

 Khác nhau

Hình 4.1: Quỹ đạo hình tròn hoặc bầu dục xác định xung quanh hạt nhân

Hình 4.2: Chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân, không theo quỹ đạo xác định

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Vận dụng (SGK Chân trời sáng tạo trang 27)

Hướng dẫn giải

- Các thiên thể quay quanh Mặt Trời theo quỹ đạo xác định.

- Theo Rutherford – Bohr: các electron chuyển động trên những quỹ đạo hình tròn hay bầu dục xác định xung quanh hạt nhân.

⇒ Mô hình nguyên tử của Rutherford – Bohr được gọi là mô hình hành tinh nguyên tử, tương tự như hệ Mặt Trời

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 2 (SGK Chân trời sáng tạo trang 27)

Hướng dẫn giải

- Đám mây electron là khu vực có sự có mặt của electron xung quanh hạt nhân

- Orbital nguyên tử là khu vực mà xác suất có mặt electron là 90% xung quanh hạt nhân

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 3 (SGK Chân trời sáng tạo trang 27)

Hướng dẫn giải

Orbital nguyên tử là khu vực không gian xung quanh hạt nhân mà tại đó xác suất có mặt (xác suất tìm thấy) electron khoảng 90%

⇒ Xuất phát từ mô hình nguyên tử hiện đại vì electron chuyển động không theo quỹ đạo, mật độ electron không giống nhau

(Trả lời bởi Phía sau một cô gái)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 4 (SGK Chân trời sáng tạo trang 27)

Hướng dẫn giải

 

px

py

pz

Giống nhau

Đều có hình dạng là số 8 nổi

Khác nhau

Nằm trên trục Ox

Nằm trên trục Oy

Nằm trên trục Oz

(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Thảo luận (2)

Câu hỏi 5 (SGK Chân trời sáng tạo trang 28)

Hướng dẫn giải

- Lớp 1 – Lớp K

- Lớp 2 – Lớp L

- Lớp 3 – Lớp M

- Lớp 4 – Lớp N

- Lớp 5 – Lớp O

- Lớp 6 – Lớp P

- Lớp 7 – Lớp Q

=> Cách gọi tên theo bảng chữ cái từ K đến Q lần lượt ứng với các lớp từ 1  đến 7

(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Thảo luận (2)

Câu hỏi 6 (SGK Chân trời sáng tạo trang 28)

Hướng dẫn giải

- Lớp K gần hạt nhân nhất => Lực hút của hạt nhân với electron ở lớp K là lớn nhất

- Lớp Q nằm xa hạt nhân nhất => Lực hút của hạt nhân với electron ở lớp Q là nhỏ nhất 

(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Thảo luận (2)

Câu hỏi 7 (SGK Chân trời sáng tạo trang 28)

Hướng dẫn giải

- Lớp 1 có 1 phân lớp

- Lớp 2 có 2 phân lớp

- Lớp 3 có 3 phân lớp

- Lớp 4 có 4 phân lớp

=> Từ lớp 1 đến lớp 4, số phân lớp trong mỗi lớp bằng số thứ tự của lớp đó

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 8 (SGK Chân trời sáng tạo trang 29)

Hướng dẫn giải

Ở trạng thái cơ bản, các electron trong nguyên tử chiếm lần lượt những orbital có mức năng lượng từ thấp đến cao: 1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d 4p 5s 4d 5p…

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)