Bài 38. Đa dạng sinh học

Hoạt động 2 (SGK Khoa học tự nhiên 6 - Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 138)

Hướng dẫn giải

Luật Đa dạng Sinh học (2008)

Luật bắt đầu có hiệu lực từ 01/7/2009. Luật đa dạng sinh học của Quốc hội khóa XII, kỳ thứ tư số 20/2008/QH12 qua ngày 13 tháng 11 năm 2008. Luật dành riêng một Chương IV với 18 điều quy định về bảo tồn và phát triển bền vững các loài sinh vật. Theo đó, các loài động vật hoang dã sẽ được xem xét đưa vào Danh mục loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ nhằm bảo vệ những vật nuôi đặc hữu hoặc có giá trị đang bị đe dọa tuyệt chủng, quy định loài hoang dã bị cấm khai thác và loài hoang dã được khai thác có điều kiện trong tự nhiên. Luật cũng quy định về khu bảo tồn, phân cấp khu bảo tồn và những hành vi bị cấm trong khu bảo tồn.

Luật Bảo vệ và Phát triển Rừng (2004)

Luật bắt đầu có hiệu lực từ 01/04/2005. Theo đó, những hành vi săn, bắn, bắt, bẫy, nuôi nhốt, giết mổ động vật rừng trái phép bị nghiêm cấm. Đồng thời Luật cũng quy định việc khai thác, động vật rừng phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và tuân theo các quy định của pháp luật về bảo tồn động vật hoang dã. Việc Kinh doanh, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, quá cảnh thực vật rừng, động vật rừng phải tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (2)

Em có thể 1 (SGK Khoa học tự nhiên 6 - Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 138)

Hướng dẫn giải

Những hành động thiết thực góp phần bảo vệ đa dạng sinh học:

- Tham gia trồng cây gây rừng.

- Tuyên truyền, nâng cao ý thức của mọi người về việc bảo vệ rừng.

- Tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường: vệ sinh khu vực sống, không vứt rác bừa bãi,…

- Tích cực tố giác với cơ quan chức năng các hành vi khai thác và săn bắn động thực vật hoang dã trái phép.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 4 (SGK Khoa học tự nhiên 6 - Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 137)

Hướng dẫn giải

Những hoạt động làm suy giảm đa dạng sinh học:

- Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật quá mức.

- Săn bắt động vật hoang dã → Gây suy giảm các loài động vật hoang dã, ảnh hưởng đến các lưới thức ăn.

- Các hoạt động khai thác rừng quá mức → Mất rừng khiến các loài động vật không có thức ăn, nơi sinh sống nên số lượng các loài động vật cũng sẽ suy giảm.

- Các thiên tai như cháy rừng, núi lửa,…

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Hoạt động 1 (SGK Khoa học tự nhiên 6 - Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 138)

Hướng dẫn giải

- Tên các biện pháp và tác dụng:

+ Trồng rừng: phủ xanh đồi trọc, cung cấp chỗ ở cho các loài động vật

+ Xây dựng hệ thống các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên: bảo vệ, cung cấp môi trường sống tự nhiên cho các loài sinh vật

+ Nghiêm cấm khai thác, mua bán, tiêu thụ sản phẩm từ các loài động, thực vật quý hiếm: giảm săn bắt, khai thác các động, thực vật quý hiếm

- Tên một số biện pháp khác:

+ Không lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật

+ Tuyên truyền các hậu quả của suy giảm đa dạng sinh học

+ Vận động mọi người cùng tham gia bảo vệ đa dạng sinh học (Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 5 (SGK Khoa học tự nhiên 6 - Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 137)

Hướng dẫn giải

Một số hoạt động khác của con người gây ra suy giảm đa dạng sinh học:

- Đốt rừng làm rẫy.

- Xây dựng đập thủy điện ảnh hưởng đến môi trường sống tự nhiên của các loài.

- Chuyển đổi các phương thức sử dụng đất: mở rộng các khu công nghiệp, các khu đô thị,…

- Xả rác thải, khí thải gây ô nhiễm môi trường sống.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 3 (SGK Khoa học tự nhiên 6 - Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 136)

Hướng dẫn giải

- Thực phẩm:

+ Thức ăn (thịt, cá, trứng, sữa…)

+ Lương thực (lúa, ngô, khoai, sắn,…)

+ Các chế phẩm từ sữa (pho mát, sữa chua,….)

+ Các loại rau củ quả

- Đồ dùng:

+ Quần áo (lông cừu, lông dê…)

+ Giày, túi xách (da cá sấu, da rắn, da bò,…)

+ Bàn, ghế (cây gỗ như liim, đàn hương, trắc,…)

+ Giấy 

(Trả lời bởi HT.Phong (9A5))
Thảo luận (1)

Câu hỏi 1 (SGK Khoa học tự nhiên 6 - Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 135)

Hướng dẫn giải

Ví dụ về đa dạng loài ở thực vật, động vật:

- Đa dạng loài ở thực vật: Ở trong rừng mưa nhiệt đới, có rất nhiều loài thực vật như rêu, dương xỉ, phong lan, các cây bụi thấp, các cây dây leo, các cây gỗ lớn,…

- Đa dạng loài ở động vật:

+ Động vật trên cạn: bọ ngựa, cú mèo, hổ, hươu, rắn, chồn, khỉ, sâu, địa y, giun,…

+ Động vật dưới nước: san hô, cá thu, cá voi, cá mập, sứa, bạch tuộc, tôm hùm,…

(Trả lời bởi HT.Phong (9A5))
Thảo luận (1)

Câu hỏi mở đầu bài học (SGK Khoa học tự nhiên 6 - Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 135)

Hướng dẫn giải

- Vai trò của đa dạng sinh học:

+ Đa dạng sinh học giúp duy trì và ổn định sự sống trên Trái Đất

+ Rừng tự nhiên có vai trò điều hòa khí hậu, bảo vệ đất và nước

+ Rừng là nơi ở của nhiều loài động vật hoang dã

+ Đa dạng sinh học đảm bảo cho sự phát triển bền vũng của con người

+ Đa dạng sinh học còn tạo nên các cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp phục vụ các nhu cầu khác nhau của con người

+ Giúp con người thích ích với biến đổi khí hậu 

- Phải bảo vệ đa dạng sinh học vì:

+ Đa dạng sinh học có nhiều vai trò quan trọng đối với đời sống của con người

+ Bảo vệ đa dạng sinh học chính là bảo vệ cuộc sống của con người (Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 2 (SGK Khoa học tự nhiên 6 - Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 135)

Hướng dẫn giải

a) Khi cú mèo bị giảm số lượng hoặc biến mất thì số lượng loài chuột sẽ tăng lên. Chúng sẽ tranh giành và ăn hết thức ăn của loài thỏ và dê, phá hoại thực vật. Khi đó làm số lượng thỏ và dê cũng giảm đi đồng thời các loài động vật ăn thịt  sử dụng thỏ, dê làm thức ăn như chó rừng, sư tử hay mèo rừng cũng giảm số lượng.

b) Khi thực vật bị giảm số lượng hoặc biến mất thì những loài ăn thực vật như chuột, thỏ, dê sẽ không có đủ thức ăn. Khi đó số lượng loài của chúng sẽ giảm kéo theo những loài động vật ăn thịt cũng giảm về số lượng.

(Trả lời bởi HT.Phong (9A5))
Thảo luận (2)

Câu hỏi 6 (SGK Khoa học tự nhiên 6 - Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 137)

Hướng dẫn giải

1. 

- Sự suy giảm đa dạng sinh học do phá rừng là:

+ Giảm đa dạng thực vật

+ Giảm đa dạng động vật

- Tác hại do suy giảm đa dạng sinh học từ việc phá rừng có thể gây ra:

+ Giảm đa dạng sinh học

+ Gây ra lũ quét, sạt lở đất

2.

- Các tác hại của suy giảm đa dạng sinh học là:

+ Gây đe dọa, tuyệt chủng một số loài sinh vật

+ Đẩy nhanh sự biến đổi khí hậu

- Nguyên nhân cần bảo vệ đa dạng sinh học:

+ Đa dạng sinh học có nhiều vai trò quan trọng đối với đời sống của con người

+ Bảo vệ đa dạng sinh học chính là bảo vệ cuộc sống của con người

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)