Một người bị mất máu liên tục sẽ yếu dần và nguy hiểm đến tính mạng. Máu có vai trò gì đối với cơ thể? Máu lưu thông trong cơ thể như thế nào và tim có vai trò gì trong quá trình đó?
Một người bị mất máu liên tục sẽ yếu dần và nguy hiểm đến tính mạng. Máu có vai trò gì đối với cơ thể? Máu lưu thông trong cơ thể như thế nào và tim có vai trò gì trong quá trình đó?
Xác định tên và chức năng các thành phần của máu được đánh số trong Hình 33.1
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiTham khảo!
Tên và chức năng các thành phần của máu được đánh số trong Hình 33.1:
1. Tiểu cầu: Tham gia bảo vệ cơ thể nhờ cơ chế làm đông máu.
2. Hồng cầu: Vận chuyển oxygen và carbon dioxide trong máu.
3. Bạch cầu: Tham gia bảo vệ cơ thể.
4. Huyết tương: Duy trì máu ở trạng thái lỏng giúp máu dễ dàng lưu thông trong mạch; vận chuyển chất dinh dưỡng, các chất cần thiết khác và chất thải.
(Trả lời bởi Thanh An)
Điều gì sẽ xảy ra với cơ thể chúng ta nếu thiếu một trong các thành phần của máu?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiTham khảo!
- Nếu thiếu một trong các thành phần của máu thì cơ thể sẽ gặp các bệnh lý liên quan đến máu, ảnh hưởng đến chức năng của nhiều cơ quan, thậm chí tử vong.
- Ví dụ:
+ Nếu thiếu tiểu cầu sẽ gây tình trạng xuất huyết, khả năng đông máu và khả năng chống nhiễm trùng sẽ giảm.
+ Nếu thiếu hồng cầu có thể gây bệnh thiếu máu, hoặc có triệu chứng như khó thở, chóng mặt, da xanh, tim đập nhanh,…
+ Nếu thiếu bạch cầu thường khiến sức đề kháng của cơ thể yếu hơn, dễ nhiễm trùng
(Trả lời bởi Thanh An)
Giải thích vì sao con người sống trong môi trường chứa nhiều vi khuẩn có hại nhưng vẫn có thể sống khỏe mạnh.
Thảo luận (2)Hướng dẫn giảiTham khảo!
Con người sống trong môi trường chứa nhiều vi khuẩn có hại nhưng vẫn có thể sống khỏe mạnh vì cơ thể có khả năng nhận diện, ngăn cản sự xâm nhập của mầm bệnh, đồng thời chống lại mầm bệnh khi nó đã xâm nhập vào cơ thể, đó gọi là khả năng miễn dịch của cơ thể.
(Trả lời bởi Thanh An)
Tiêm vaccine có vai trò gì trong việc phòng bệnh?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiTham khảo!
Việc tiêm vaccine giúp con người chủ động tạo ra miễn dịch cho cơ thể: Mầm bệnh đã chết hoặc suy yếu,… trong vaccine có tác dụng kích thích tế bào bạch cầu tạo ra kháng thể, kháng thể tạo ra tiếp tục tồn tại trong máu giúp cơ thể miễn dịch với bệnh đã được tiêm vaccine.
(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận nhóm để thực hiện các yêu cầu và trả lời câu hỏi sau:
1. Vẽ Hình 33.4 vào vở rồi hoàn thành sơ đồ truyền máu bằng cách đánh dấu chiều mũi tên để thể hiện mối quan hệ cho, nhận giữa các nhóm máu.
2. Giả sử một người có nhóm máu A cần được truyền máu, người này có thể nhận những nhóm máu nào? Nếu truyền nhóm máu không phù hợp sẽ dẫn đến hậu quả gì?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải1. Sơ đồ truyền máu thể hiện mối quan hệ cho, nhận giữa các nhóm máu:
2.
- Nếu một người có nhóm máu A cần được truyền máu, người này có thể nhận nhóm máu A và nhóm máu O.
- Nếu truyền nhóm máu không phù hợp sẽ xảy ra hiện tượng kết dính làm phá hủy hồng cầu của máu truyền ngay trong lòng mạch máu, đồng thời, có thể gây ra hiện tượng sốc và nguy hiểm đến tính mạng người nhận máu.
(Trả lời bởi datcoder)
Nêu cấu tạo của hệ tuần hoàn và trình bày sự phối hợp các cơ quan thể hiện chức năng của cả hệ tuần hoàn.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiTham khảo!
- Cấu tạo của hệ tuần hoàn gồm có tim và hệ mạch. Trong đó, hệ mạch gồm động mạch, mao mạch và tĩnh mạch; các mạch máu có dạng ống, hợp thành một hệ thống kín.
- Sự phối hợp các cơ quan thể hiện chức năng của cả hệ tuần hoàn:
+ Tim hoạt động như một chiếc bơm, vừa hút, vừa đẩy máu lưu thông trong hệ tuần hoàn.
+ Động mạch vận chuyển máu từ tim đến mao mạch để trao đổi nước, chất khí, các chất giữa máu và các tế bào; máu trao đổi tại mao mạch theo tĩnh mạch trở về tim.
(Trả lời bởi Thanh An)
Làm việc theo nhóm để thực hiện các yêu cầu sau:
1. Tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng, hậu quả của một số bệnh về máu, tim mạch.
2. Vận dụng hiểu biết về các bệnh đã tìm hiểu, đề xuất biện pháp phòng bệnh, bảo vệ hệ tuần hoàn và cơ thể. Giải thích cơ sở của các biện pháp đó.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải
Sau khi thực hành sơ cứu cầm máu và đo huyết áp, em hãy trả lời các câu hỏi sau:
1. Khi thực hiện biện pháp buộc dây garô cần lưu ý những điều gì?
2. Vì sao chỉ dùng biện pháp buộc dây garô để sơ cứu những vết thương chảy máu động mạch ở tay hoặc chân? Những vết thương chảy máu động mạch không phải ở tay, chân cần được xử lí như thế nào?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiTham khảo!
1. Khi thực hiện biện pháp buộc dây garô cần lưu ý: dùng dây cao su hoặc dây vải mềm buộc chặt ở vị trí gần sát vết thương (cao hơn vết thương về phía tim) với lực ép đủ làm cầm máu.
2. Chỉ dùng biện pháp buộc dây garô để sơ cứu những vết thương chảy máu động mạch ở tay hoặc chân vì tay và chân là những mô đặc nên biện pháp buộc dây garô mới có hiệu quả cầm máu. Đối với những vết thương chảy máu động mạch ở vị trí khác, chỉ dùng biện pháp ấn tay vào động mạch gần vết thương (phía gần tim) để cầm máu.
(Trả lời bởi Thanh An)
Trả lời các câu hỏi sau:
1. Hiến máu có hại cho sức khỏe không? Vì sao?
2. Những ai có thể hiến máu được và những ai không thể hiến máu?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiCâu 1.
Hiến máu hoàn toàn không có hại cho sức khỏe, vì mỗi lần hiến máu, ta chỉ cho đi một lượng máu rất nhỏ của cơ thể.
Ngoài ra, hiến máu còn đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe như:
- Được kiểm tra sơ bộ về sức khỏe và xét nghiệm trước khi hiến máu
- Giảm lượng sắt dư thừa trong cơ thể.
- Tạo “sức ép” cho cơ thể sản sinh tế bào máu mới.
- Giảm nguy cơ đột quỵ tim mạch …
Câu 2.
Điều kiện để được hiến máu là:
- Khỏe mạnh, không mắc các bệnh cấp tính và mãn tính.
- Không có nguy cơ lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường máu.
- Tuổi từ 18 - 60Cân nặng từ 45 kg (đối với nam) và 42 kg (đối với nữ).
- Mạch và huyết áp bình thường, nhịp tim bình thường.
Đối tượng không thể hiến máu bao gồm:
- Phụ nữ mang thai, đang trong thời kì kinh nguyệt, cho con bú không được hiến máu.
- Chưa đủ thời gian tối thiểu giữa hai lần hiến máu (12 tuần).
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)