BÀI 31: Động vật

Câu hỏi luyện tập 1 (SGK Khoa học tự nhiên 6 - Bộ sách Chân trời sáng tạo - Trang 140)

Hướng dẫn giải

- Động vật không xương sống: tôm, cua, mực, ốc, ngao…

- Động vật có xương sống: hổ, chim cánh cụt, cá chuồn, mèo, chuột lang,…

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi luyện tập 2 (SGK Khoa học tự nhiên 6 - Bộ sách Chân trời sáng tạo - Trang 141)

Hướng dẫn giải

Các nhóm động vật không xương sống có cấu tạo, hình dạng, kích thước, sự phân bố hết sức đa dạng:

- Cấu tạo: có loài cấu tạo đơn giản như ruột khoang, có loài lại cấu tạo phức tạp như chân khớp

- Hình dạng: có loài hình trụ như ruột khoang, dạng dẹp như sán, hình trụ thuôn hai đầu như giun

- Kích thước: có loài nhỏ bé như thủy tức, có loài lại to lớn như bạch tuộc

- Sự phân bố: có loài ở dưới nước như hải quỳ, mực, có loài ở cạn như ốc sên, giun đất

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi luyện tập 3 (SGK Khoa học tự nhiên 6 - Bộ sách Chân trời sáng tạo - Trang 143)

Hướng dẫn giải

- Đa dạng về môi trường sống: loài sống trên không, loài sống trên cây, loài sống trong lòng đất, loài sống trên mặt đất,..

+ Ví dụ: Cá sống dưới nước, chim sống ở tổ trên cây, nhím sống trong lòng đất, gà sống dưới mặt đất,..

- Đa dạng về tập tính: Loài thì có tập tình bắt mồi, loài có tập tính bảo vệ con,..

+ Ví dụ: Hổ cho con học cách săn mồi khi 2 tháng tuổi, chuột túi đep con non trong túi trước bụng để tiện chăm sóc,..

- Đa dạng về số lượng cá thể trong loài: loài ít, loài nhiều.

+ Ví dụ: Tê giác ít, còn gà thì nhiều.

- Đa dạng về thức ăn: có loài ăn tạp, loài anh thực vật, loài ăn động vật.

+ Ví dụ: Thỏ ăn cỏ, hổ ăn thịt tươi,...

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi luyện tập 4 (SGK Khoa học tự nhiên 6 - Bộ sách Chân trời sáng tạo - Trang 145)

Hướng dẫn giải

- Thả vịt, thả cá diệt ốc bươu vàng

- Phơi nắng gia cụ

- Vệ sinh môi trường sống

- Sử dụng thiên địch tiêu diệt các sinh vật gây hại

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Bài tập 1 (SGK Khoa học tự nhiên 6 - Bộ sách Chân trời sáng tạo - Trang 147)

Hướng dẫn giải

Hình ảnh

Tên gọi

Con bướm

Con voi

Con ngựa

Con chim

Con khỉ

Con ốc sên

Con đỉa

Con gà

Con chim cánh cụt

- Sơ đồ:

 

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Bài tập 2 (SGK Khoa học tự nhiên 6 - Bộ sách Chân trời sáng tạo - Trang 147)

Bài tập 3 (SGK Khoa học tự nhiên 6 - Bộ sách Chân trời sáng tạo - Trang 147)

Hướng dẫn giải

- Tẩy giun định kỳ 6 tháng một lần.

- Giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. 

- Cắt móng tay, đi dép thường xuyên, bảo hộ lao động khi tiếp xúc với đất

- Thực hiện ăn chín, uống sôi, chế biến hợp vệ sinh.

- Không để ruồi nhặng bậu vào thức ăn

- Người mắc bệnh giun cần phải được khám và điều trị triệt để theo đúng phác đồ của Bộ Y tế.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Bài tập 4 (SGK Khoa học tự nhiên 6 - Bộ sách Chân trời sáng tạo - Trang 147)

Hướng dẫn giải

a) Giai đoạn làm giảm năng suất cây trồng là giai đoạn sâu: Thức ăn chủ yếu của sâu là lá cây và sâu cũng là giai đoạn con vật ăn rất nhiều để tích lũy vật chất cho sự biến thái thành bướm sau này nên sức phá hoại mùa màng rất lớn. Còn khi sâu đã phát triển thành bướm thì thức ăn của bướm chủ yếu là phấn và mật hoa nên hầu nhưng không gây hại cho mùa màng, thậm chí còn nâng cao năng suất cây trồng vì hoạt động hút mật hoa của bướm giúp cây thụ phấn.

b) Các biện pháp phòng trừ sâu hại an toàn:

- Sử dụng các thuốc bảo vệ thực vật sinh học để phòng trừ sâu hại.

- Sử dụng các biện pháp thủ công (như bắt bằng tay, bẫy bằng đèn, bằng phễu,…).

- Trồng xen canh các loại thảo dược có mùi mạnh như: bạc hà, oải hương, ngải cứu,…

- Trồng luân canh, không nên trồng cùng một loại cây ở cùng một nơi sau 5 năm. Luân canh cây trồng để côn trùng có hại khó quay lại chu kì phát triển.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)