BÀI 31: Động vật

Câu hỏi mở đầu bài học (SGK Khoa học tự nhiên 6 - Bộ sách Chân trời sáng tạo - Trang 140)

Hướng dẫn giải

Phân loại thế giới động vật dựa trên đặc điểm chung của từng nhóm

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi thảo luận 1 (SGK Khoa học tự nhiên 6 - Bộ sách Chân trời sáng tạo - Trang 140)

Hướng dẫn giải

Điểm khác biệt giữa động vật không xương sống và động vật có xương sống:

Động vật không xương sống

- Hệ thống xương trong nâng đỡ cơ thể không phát triển.

- Không có xương cột sống.

Động vật có xương sống

- Hệ thống xương trong nâng đỡ cơ thể phát triển.

- Có xương cột sống

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi thảo luận 2 (SGK Khoa học tự nhiên 6 - Bộ sách Chân trời sáng tạo - Trang 141)

Hướng dẫn giải

Các nhóm động vật không xương sống và đặc điểm:

– Nhóm ruột khoang: cơ thể hình trụ, có nhiều tua miệng, đối xứng tỏa tròn, sống ở môi trường nước.

– Nhóm giun: hình dạng cơ thể đa dạng (dẹp, hình ống, phân đốt), cơ thể có đối xứng hai bên, đã phân biệt đầu đuôi – lưng bụng, thường sống trong đất ẩm, môi trường nước hoặc trong cơ thể sinh vật.

– Nhóm thân mềm: có cơ thể mềm, không phân đốt thường có vỏ đá vôi bao bọc, xuất hiện điểm mắt. Chúng có số lượng loài lớn, khác nhau về hình dạng, kích thước và môi trường sống.

– Nhóm chân khớp: câu tạo cơ thể chia làm ba phần (đầu, ngực, bụng); cơ quan di chuyển (chân, cánh); cơ thể phân đốt, đối xứng hai bên, bộ xương ngoài bằng chitin để nâng đỡ và bảo vệ cơ thể, các đôi chân khớp động. Số lượng loài đa dạng và phân bố khắp các dạng môi trường.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi thảo luận 3 (SGK Khoa học tự nhiên 6 - Bộ sách Chân trời sáng tạo - Trang 141)

Hướng dẫn giải

Để phân biệt các nhóm động vật không xương sống có thể dựa vào các đặc điểm như:

- Hình dạng cơ thể: đối xứng tỏa tròn hay đối xứng hai bên,…

- Phân hóa cấu tạo các phần cơ thể: đã phân hóa các phần đầu, thân,… chưa?

- Bộ xương ngoài: có bộ xương ngoài hay không?

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi thảo luận 4 (SGK Khoa học tự nhiên 6 - Bộ sách Chân trời sáng tạo - Trang 141)

Hướng dẫn giải

Nhóm

Môi trường sống

Ruột khoang

- Môi trường nước

Giun

- Đất ẩm

- Môi trường nước

- Trong cơ thể sinh vật

Thân mềm

- Môi trường nước

- Trên cạn

Chân khớp

- Phân bố ở khắp các dạng môi trường sống: đất, nước, trên cạn, trong cơ thể sinh vật.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi thảo luận 5 (SGK Khoa học tự nhiên 6 - Bộ sách Chân trời sáng tạo - Trang 143)

Hướng dẫn giải

Các nhóm động vật có xương sống và đặc điểm:

– Nhóm cá: đời sống hoàn toàn ở nước, di chuyển bằng vây.

– Nhóm lưỡng cư: ở cạn, da trần và luôn ẩm ướt, chân có màng bơi, một số có đuôi hoặc thiếu chân hoặc không có đuôi.

– Nhóm bò sát: nhóm động vật thích nghi với đời sống ở cạn, một số mở rộng môi trường sống xuống dưới nước, da khô và có vảy sừng.

– Nhóm chim: động vật sống trên cạn, mình có lông vũ bao phủ, chi trước biến dổi thành cánh, có mỏ sừng, đặc điểm cơ thể thích nghi với nhiều môi trường khác nhau.

– Nhóm Thú (động vật có vú): có bộ lông mao bao phủ, răng phân hóa thành răng cửa, răng nanh, răng hàm. Phần lớn chúng đẻ con và nuôi con bằng sữa mẹ. Môi trường sống đa dạng.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi thảo luận 6 (SGK Khoa học tự nhiên 6 - Bộ sách Chân trời sáng tạo - Trang 143)

Hướng dẫn giải

Có thể dựa vào các đặc điểm để phân biệt động vật có xương sống như:

- Môi trường sống thích nghi

- Đặc điểm cấu tạo cơ thể

- Đặc điểm di chuyển

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi thảo luận 7 (SGK Khoa học tự nhiên 6 - Bộ sách Chân trời sáng tạo - Trang 143)

Hướng dẫn giải

Các nhóm động vật có xương sống có thể phân bố ở nhiều loại môi trường khác nhau:

- Trên cạn: rắn, rùa, chim bồ câu,…

- Dưới nước: cá chép, cá voi,…

- Vừa trên cạn vừa dưới nước: ếch đồng, nhái, chim cánh cụt,…

- Môi trường đất: chuột chũi,…

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi thảo luận 8 (SGK Khoa học tự nhiên 6 - Bộ sách Chân trời sáng tạo - Trang 145)

Hướng dẫn giải

Tác hại của động vật với đời sống con người là:

- Kí sinh gây hại cho động vật: giun kí sinh gây bệnh ở người, bọ chét là trung gian truyền bệnh dịch hạch, rận cá và giáp xác chân chèo kí sinh trên cá,…

- Gây hại cho thực vật, phá hoại mùa màng: ốc bươu vàng gây hại cho lúa, chuột phá hoại mùa màng,…

- Phá hoại tàu thuyền: con hà bám dưới mạn tàu thuyền gây hư hỏng tàu thuyền,….

- Phá hoại đồ gia dụng: Mối phá hoại công trình xây dựng,…

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi thảo luận 9 (SGK Khoa học tự nhiên 6 - Bộ sách Chân trời sáng tạo - Trang 145)

Hướng dẫn giải

- Con đường lây nhiễm dịch hạch ở người: Bọ chét kí sinh trên chuột bị bệnh dịch hạch → Bọ chét bị nhiễm vi khuẩn gây bệnh dịch hạch → Khi đổi vật chủ sang người, người bị bọ chét nhiễm bệnh cắn sẽ bị nhiễm vi khuẩn và khiến cho con người nhiễm bệnh.

- Ngoài con đường lây nhiễm trên, còn nhiều con đường lây nhiễm khác như:

+ Đường hô hấp: Vi khuẩn gây bệnh dịch hạch theo các giọt nước bọt nhỏ bắn ra từ đường hô hấp của bệnh nhân truyền sang đường hô hấp của người lành và gây dịch hạch thể phổi.

+ Đường da, niêm mạc: Do tiếp xúc trực tiếp với vật thể nhiễm vi khuẩn qua niêm mạc hầu họng, kết mạc mắt hoặc những vùng da bị tổn thương.

+ Đường tiêu hóa: Lây nhiễm thức ăn như ăn chuột bệnh, nguồn nước bị ô nhiễm,…

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)