Bài 3. Một số công nghệ phổ biến

Khởi động (SGK Cánh Diều - Trang 13)

Hướng dẫn giải

- Trong lĩnh vực luyện kim, cơ khí có các công nghệ như:

+ Công nghệ gia công áp lực

+ Công nghệ hàn

+ Công nghệ gia công cắt gọt

+ Công nghệ luyện kim

+ Công nghệ đúc

- Trong lĩnh vực điện, điện tử có các công nghệ như:

+ Công nghệ điện - quang

+ Công nghệ sản xuất điện năng

+ Công nghệ truyền thông không dây

+ Công nghệ điều khiển và tự động hóa

+ Công nghệ điện – cơ

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Quan sát, trả lời câu hỏi mục 1.1 (SGK Cánh Diều - Trang 13)

Hướng dẫn giải

Gang được tạo ra từ quặng sắt bằng lò cao luyện gang với hàm lượng carbon (C) > 2,14%.

Thép được sản xuất từ gang bằng lò oxi hoặc lò hồ quang với hàm lượng carbon (C) 2,14%.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Luyện tập mục I.1 (SGK Cánh Diều - Trang 13)

Hướng dẫn giải

Các loại thép xây dựng như thép hình (U, I, V …) , thép hộp (hộp vuông, hộp chữ nhật …), tôn, đường, nồi, chảo, dao, kéo, cày, cuốc là một số sản phẩm được làm bằng gang, thép trong đời sống.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Quan sát, trả lời câu hỏi mục I.2 (SGK Cánh Diều - Trang 14)

Hướng dẫn giải

Tham khảo!

- Bản chất công nghệ đúc: kim loại nấu chảy dưới dạng lỏng được rót vào khuôn. Sau đó, kim loại trong khuôn nguội dần, kết tinh và tạo thành vật đúc có hình dajngg và kích thước của lòng khuôn.

- Ứng dụng: có thể tạo được những sản phẩm như: chuông, tượng, xoong, chảo, nồi, nắp cống rãnh,..; hoặc tạo phôi các chi tiết máy như: đế máy, thân vỏ máy, vỏ động cơ;..

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

Luyện tập mục I.2 (SGK Cánh Diều - Trang 14)

Hướng dẫn giải

Một số sản phẩm công nghệ trong gia đình em là sản phẩm của đúc như: chảo, nồi, xoong, …

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Quan sát, trả lời câu hỏi 1 mục I.3 (SGK Cánh Diều - Trang 15)

Hướng dẫn giải

Công nghệ gia công cắt gọt là dùng các dụng cụ cắt để cắt đi các vật liệu thừa trên phôi.

Công nghệ tiện có thể gia công được nhiều loại bề mặt tròn xoay khác nhau như: tiện ren, tiện mặt trụ, tiện côn, tiện lỗ, … 

Công nghệ phay có thể gia công các chi tiết có bề mặt phẳng, bậc, rãnh, các mặt định hình. 

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Quan sát, trả lời câu hỏi 2 mục I.3 (SGK Cánh Diều - Trang 15)

Hướng dẫn giải

Khoan thường dùng để gia công các lỗ có đường kính Ø = 0,1 ÷ 80 mm, phổ biến nhất là gia công lỗ có đường kính Ø ≤ 35 mm.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Quan sát, trả lời câu hỏi 1 mục I.4 (SGK Cánh Diều - Trang 16)

Hướng dẫn giải

- Bản chất của rèn, dập là: sử dụng ngoại lực tác dụng lên vật liệu kim loại có tính dẻo làm cho nó biến dạng tạo thành sản phẩm có hình dạng, kích thước theo yêu cầu (chế tạo phôi cho các chi tiết cơ khí).

- Ứng dụng:

+ Rèn sử dụng búa tác động lên phôi kim loại đã được nung nóng để tăng tính dẻo, tạo ra các chi tiết cơ khí có độ bền cao như: dao, kéo, búa, kim, vòng bi, tay biên, trục khuỷu.

+ Dập nóng chế tạo các chi tiết có dạng hình khối. 

+ Dập nguội để chế tạo các chi tiết có dạng tấm mỏng như: tủ điện, vỏ máy, một số chi tiết xe ô tô,..

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Quan sát, trả lời câu hỏi 2 mục I.4 (SGK Cánh Diều - Trang 16)

Hướng dẫn giải

So sánh sự giống và khác nhau giữa công nghệ rèn và dập.

- Giống nhau:

+ Công nghệ sử dụng ngoại lực tác dụng lên vật liệu kim loại có tính dẻo làm cho nó biến dạng tạo thành sản phẩm có hình dạng, kích thước theo yêu cầu (chế tạo phôi cho các chi tiết cơ khí).

+ Tạo được các sản phẩm có độ bền cao những lại có hạn chế là khó chế tạo các sản phẩm có hình dạng phức tạp.

- Khác nhau:

Phương pháp

Rèn

Dập

Bản chất

Sử dụng búa tác động lên phôi kim loại đã được nung nóng để tăng tính dẻo, tạo ra các chi tiết cơ khí có độ bền cao

sử dụng máy tác dụng lên vật liệu kim loại làm cho nó biến dạng tạo thành sản phẩm có hình dạng, kích thước theo yêu cầu.

Phân loại, đặc điểm, công dụng

Chia làm hai dạng: Rèn tự do và rèn khuôn.

Phôi rèn được nung nóng trong lò, tăng tính dẻo

Có thể tạo được các phôi định hình có kích thước lớn như các trục khuỷu ở các tàu biển, mà không có phương pháp nào gia công cắt gọt nào có thể làm được.

Có 2 dạng: dập nóng và dập nguội.

Phải sử dụng khuôn dập.

Dập nóng để chế tạo các chi tiết có dạng hình khối.

Dập nguội để chế tạo các chi tiết có dạng tấm mỏng.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Quan sát, trả lời câu hỏi 3 mục I.4 (SGK Cánh Diều - Trang 16)

Hướng dẫn giải

Ngành công nghiệp sản xuất cơ khí thường sử dụng công nghệ rèn, dập bởi vì chúng mang lại năng suất cao, giảm được sự tiêu hao vật liệu.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)