Bài 3: Định luật bảo toàn khối lượng. Phương trình hóa học

Mở đầu (SGK Cánh diều - Trang 21)

Hướng dẫn giải

Đặt hai cây nến trên đĩa cân, cân ở vị trí thăng bằng. Nếu đốt một cây nến, sau một thời gian, cân không còn thăng bằng. Do cây nến bị đốt đã ngắn lại và không còn nặng như ban đầu.

(Trả lời bởi Đào Tùng Dương)
Thảo luận (1)

Thí nghiệm 1 (SGK Cánh diều - Trang 21)

Hướng dẫn giải

- Học sinh tiến hành thí nghiệm, ghi giá trị mA và mB. Hiện tượng thí nghiệm: Xuất hiện kết tủa trắng.

- Ta có mA = mB.

Nhận xét: tổng khối lượng của các chất trước phản ứng bằng tổng khối lượng của các chất sau phản ứng.

(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Thảo luận (1)

Thí nghiệm 2 (SGK Cánh diều - Trang 22)

Hướng dẫn giải

- Hiện tượng thí nghiệm: có khí thoát ra. Học sinh làm thí nghiệm và ghi lại giá trị mA, mB.

- So sánh: mA > mB. Giải thích:

Phản ứng hoá học xảy ra ở thí nghiệm 2 có thể được biểu diễn bằng sơ đồ ở dạng chữ như sau:

Acetic acid + Sodium hydrogencarbonate → Sodium acetate + Carbon dioxide + Nước

Vậy mA > mB do sau phản ứng có khí carbon dioxide thoát ra khỏi bình.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Luyện tập 1 (SGK Cánh diều - Trang 22)

Hướng dẫn giải

\(n_{Fe}=\dfrac{7}{56}=\dfrac{1}{8}\left(mol\right)\)

\(n_S=\dfrac{4}{32}=\dfrac{1}{8}\left(mol\right)\)

PTHH :

\(Fe+S\rightarrow\left(t^o\right)FeS\)

1/8   1/8           1/8    (mol)

\(m_{FeS}=\dfrac{1}{8}.88=11\left(g\right)\)

 

(Trả lời bởi Đào Tùng Dương)
Thảo luận (1)

Vận dụng 1 (SGK Cánh diều - Trang 23)

Hướng dẫn giải

Cân không còn giữ ở trạng thái cân bằng. Do nến cháy sinh ra khí carbon dioxide và hơi nước làm cây nến ngắn dần so với ban đầu.

(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Thảo luận (1)

Vận dụng 2 (SGK Cánh diều - Trang 23)

Hướng dẫn giải

Tham khảo :

a) Sự thay đổi khối lượng này không có mâu thuẫn với định luật bảo toàn khối lượng.

Do sản phẩm thu được khi đốt cháy mẩu gỗ ngoài tro còn có carbon dioxide, hơi nước.

b) Đề xuất các bước tiến hành thí nghiệm để kiểm chứng:

Chuẩn bị:

- Dụng cụ: Cân điện tử, bật lửa.

- Hoá chất: Bình chứa khí oxygen, 1 que đóm có độ dài ngắn hơn chiều cao của bình chứa khí oxygen.

Tiến hành:

- Bước 1: Đặt bình tam giác có chứa khí oxygen và que đóm trên đĩa cân điện tử. Ghi chỉ số khối lượng hiện lên mặt cân (kí hiệu là mA).

- Bước 2: Đốt một đầu que đóm và cho nhanh vào bình chứa khí oxygen, sau đó đậy nút lại. Sau khi que đóm cháy hết hoặc dừng cháy, ghi chỉ số khối lượng hiện trên mặt cân (kí hiệu là mB).

- Bước 3: So sánh mA và mB, rút ra kết luận.

(Trả lời bởi Đào Tùng Dương)
Thảo luận (1)

Tìm hiểu thêm (SGK Cánh diều - Trang 23)

Hướng dẫn giải

Tham khảo :

M.V. Lô – mô – nô − xốp sinh năm 1711 trong một gia đình sống bằng nghề chài lưới. Mãi tới năm 19 tuổi nhân một chuyến theo đoàn tàu buôn đến Mát – xcơ – va, Lô – mô – nô − xốp mới xin được vào học một trường giòng gọi là Viện Hàn lâm Xla − vơ Hy Lạp. Năm 1735 ông tốt nghiệp và được Viện gửi đến  Pê – téc – bua tiếp tục học tập. Ngay năm sau 1736 ông lại được cử sang Đức nghiên cứu nghề luyện kim và khai mỏ. Năm 1741 ông trở về nước Nga với tư cách là một nhà tự nhiên học, nghiên cứu những vấn đề quan trọng nhất của vật lý và hoá học. Một số thành tựu tiêu biểu của Lô – mô – nô – xốp như xây dựng thành công thuyết hạt về cấu tạo các chất, phương pháp điều chế chất màu vô cơ và thuỷ tinh màu từ các nguyên liệu trong nước. Ngoài ra, ông còn sáng tạo ra “ngôn ngữ hoá học”  Nga qua nghiên cứu phân tích các thành phần của các muối và các chất khoáng….

La – voa – đi – ê là nhà bác học Pháp, ông sinh ra ở Paris vào năm 1743 trong một gia đình trung lưu. Từ năm 1754 đến 1761, La – voa – đi – ê đã nghiên cứu về nhân văn và khoa học tại Đại học Ma – za – rin. Kết quả là sau này, ông được nhận vào Hội luật sư. Tuy nhiên, ông lại nghiêng về nghiên cứu khoa học, với những thành tựu đạt được ông đã được nhận vào Học viện Khoa học Paris vào năm 1768, ở tuổi 25 năm. Trong suốt quá trình nghiên cứu của mình La – voa – đi – ê đã có những phát kiến để đời như phát hiện vai trò của oxygen trong quá trình cháy và hô hấp, đồng thời xác định rằng nước là một hợp chất của hydrogen và oxygen. Ngoài ra ông còn là người đặt nền móng giúp chuyển đổi hóa học từ một ngành khoa học định tính thành một ngành khoa học định lượng…

Đặc biệt, hai nhà bác học Lô – mô – nô – xốp và La – voa – đi – ê đã tiến hành độc lập với nhau những thí nghiệm được cân đo chính xác, từ đó phát hiện ra định luật bảo toàn khối lượng.

(Trả lời bởi Đào Tùng Dương)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 1 (SGK Cánh diều - Trang 24)

Hướng dẫn giải

Tổng số nguyên tử của mỗi nguyên tố trong các chất tham gia phản ứng luôn bằng tổng số nguyên tử của nguyên tố đó trong các chất sản phẩm.

(Trả lời bởi nguyễn thị linh chi)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 2 (SGK Cánh diều - Trang 24)

Luyện tập 2 (SGK Cánh diều - Trang 25)

Hướng dẫn giải

\(2Mg+O_2\rightarrow\left(t^o\right)2MgO\)

(Trả lời bởi Đào Tùng Dương)
Thảo luận (1)