BÀI 28: Nấm

Câu hỏi thảo luận 10 (SGK Khoa học tự nhiên 6 - Bộ sách Chân trời sáng tạo - Trang 128)

Hướng dẫn giải

Tiếp xúc với vật nuôi nhiễm bệnh

Các con đường lây truyền bệnh do nấm gây ra:

Tiếp xúc với cơ thể của người bị nhiễm bệnh

Dùng chung đồ với người bị bệnh

Tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm

Đi chân trần trên nền đất chứa nấm gây bệnh

(Trả lời bởi 9323)
Thảo luận (1)

Câu hỏi thảo luận 11 (SGK Khoa học tự nhiên 6 - Bộ sách Chân trời sáng tạo - Trang 130)

Hướng dẫn giải

Vì môi trường sống của nấm là rơm, rạ. Nấm sống hoại sinh, sử dụng cellulose trực tiếp từ nguyên liệu trồng. Do đó, nếu trồng nấm trên đất thì nấm sẽ không có chất dinh dưỡng để sinh trưởng và phát triển.

(Trả lời bởi 9323)
Thảo luận (2)

Câu hỏi thảo luận 12 (SGK Khoa học tự nhiên 6 - Bộ sách Chân trời sáng tạo - Trang 130)

Hướng dẫn giải

- Ý kiến trên sai.

- Giải thích: Bởi vì nơi trồng nấm phải là nơi thoáng mát và sạch sẽ. Những nơi gần chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm (heo, gà vịt,...) thường ẩm thấp và xú uế do đó không đảm bảo được điều kiện tốt nhất để nấm sinh trưởng và phát triển.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (2)

Câu hỏi luyện tập 1 (SGK Khoa học tự nhiên 6 - Bộ sách Chân trời sáng tạo - Trang 125)

Hướng dẫn giải

Xác định môi trường sống của một số nấm:

Tên nấm

 

Môi trường

Nấm rơm

Rơm rạ

Nấm mộc nhĩ

Thân gỗ mục

Nấm mốc

Thức ăn, hoa quả

Nấm cốc

Thân gỗ mục

Nấm độc tán trắng

Đất ẩm

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi luyện tập 2 (SGK Khoa học tự nhiên 6 - Bộ sách Chân trời sáng tạo - Trang 126)

Hướng dẫn giải

Một số loại nấm ăn được mà em biết là: nấm hương, nấm mỡ, nấm thông, nấm sò, nấm đùi gà, nấm kim châm, nấm bào ngư, nấm mèo,...

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi luyện tập 3 (SGK Khoa học tự nhiên 6 - Bộ sách Chân trời sáng tạo - Trang 127)

Hướng dẫn giải

Một số nấm có giá trị trong thực tiễn:

- Nấm đông trùng hạ thảo, nấm linh chi có giá trị làm dược phẩm bồi bổ sức khỏe.

- Nấm rơm, nấm đùi gà, nấm kin châm, nấm bào ngư có giá trị làm thực phẩm.

- Nấm men nở dùng trong chế biến bánh mì, nấm mốc dùng làm tương.

- Nấm mốc kí sinh trên côn trùng dùng làm thuốc diệt côn trùng.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi luyện tập 4 (SGK Khoa học tự nhiên 6 - Bộ sách Chân trời sáng tạo - Trang 128)

Hướng dẫn giải

Một số biện pháp phòng chống các bệnh thường gặp do nấm gây ra:

– Cần hạn chế tiếp xúc với các nguồn lây bệnh (vật nuôi, người bị nhiễm bệnh,…)

– Vệ sinh cá nhân thường xuyên.

– Vệ sinh môi trường sống xung quanh sạch sẽ thoáng mát.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi vận dụng (SGK Khoa học tự nhiên 6 - Bộ sách Chân trời sáng tạo - Trang 130)

Hướng dẫn giải

Nấm men có ứng dụng: 

- Nấm men được sử dụng để sản xuất ethanol cho đồ uống có cồn như bia, rượu.

- Tạo chất men trong làm bánh và cũng như thực phẩm bổ sung dinh dưỡng cho người ăn chay.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Bài tập 1 (SGK Khoa học tự nhiên 6 - Bộ sách Chân trời sáng tạo - Trang 130)

Hướng dẫn giải

- Dựa vào đặc điểm cấu tạo cơ thể để phân biệt nấm đơn bào và nấm đa bào:

+ Nấm đơn bào được cấu tạo từ một tế bào.

+ Nấm đa bào được cấu tạo từ nhiều tế bào.

Ví dụ: nấm men là nấm đơn bào và nấm mỡ là nấm đa bào.

- Dựa vào đặc điểm cơ quan sinh sản để phân biệt nấm đảm và nấm túi:

+ Nấm đảm có cơ quan sinh sản là đảm bào tử, bào tử mọc trên đảm.

+ Nấm túi có cơ quan sinh sản là túi bào tử, bào tử nằm trong túi.

Ví dụ: Nấm sò là nấm đảm và nấm bụng dê là nấm túi.

- Dựa vào đặc điểm bên ngoài để phân biệt nấm độc và nấm không độc:

+ Nấm độc có màu sắc sặc sỡ, phân rõ vòng cuống nấm và bao gốc.

+ Nấm không độc có màu sắc kém sặc sỡ, không có vòng cuống nấm và bao nấm.

Ví dụ: nấm độc đỏ là nấm độc và nấm hương là nấm không độc.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Bài tập 2 (SGK Khoa học tự nhiên 6 - Bộ sách Chân trời sáng tạo - Trang 130)

Hướng dẫn giải

- Nấm mốc thường xuất hiện vào những ngày nồm ẩm, độ ẩm không khí cao.

- Nấm mốc thường xuất hiện ở những khu vực ẩm, thiếu ánh sáng như góc tường, góc nhà, mặt sau tủ, giường gỗ,…

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)