BÀI 28: Nấm

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. Đặc điểm của nấm

1. Thực hành quan sát một số loại nấm

a. Chuẩn bị

Dụng cụ

Kính lúp

Panh

Kim mũi mác

Kim mũi mác

Dao mổ

Găng tay

Khẩu trang

Kính mắt (nếu có)

Đĩa đồng hồ

Mẫu vật

Một số loại nấm phổ biến (tùy điều kiện thực tế).

Bộ tranh ảnh

Tranh/ ảnh chụp một số loại nấm (nấm mộc nhõ, nấm rơm, nấm hương, nấm mốc, ...).

b. Cách tiến hành

  • Bước 1: Quan sát một số loại nấm lớn bằng mắt thường và giới thiệu đặc điểm của chúng.
  • Bước 2: Quan sát nấm mốc bằng kính lúp.
    • Dùng kim mũi mác lấy một phần nấm mốc ra đĩa đồng hồ.
    • Dàn mỏng nấm mốc, dùng kính lúp cầm tay quan sát sợi nấm mốc.

Nấm mốc quan sát dưới kinh lúp

Khi thực hành lấy mẫu nấm mốc, để đảm bảo an toàn, chúng ta phải sử dụng găng tay và khẩu trang cá nhân vì bào tử nấm mốc rất nhẹ, dễ dàng phát tán trong không khí.

@1058167@@1058910@

Em là nhà khoa học

Em hãy làm bộ sưu tập nấm theo hướng dẫn sau:

  • Bước 1: Quan sát và nhận dạng một số nấm, địa y qua tranh, ảnh, sách giáo khoa. 
  • Bước 2: Sưu tầm tranh, ảnh các loại nấm trong tự nhiên, các loại địa y mọc trên cây.
  • Bước 3: Dán ảnh lên bìa cứng.
  • Bước 4: Nêu vai trò của nấm.
  • Bước 5: Cho mẫu vào hộp trong và trang trí theo chủ đề.

Lưu ý: Ảnh nấm nên mô tả đầy đủ các bộ phận (chân nấm, cuống nấm và mũ nấm) và dán nhãn tránh nhầm lẫn các ảnh. Có thể vẽ các loại nấm để làm bộ sưu tập.

2. Tìm hiểu sự đa dạng của nấm

Nấm thường sống ở những nơi ẩm ướt như đất ẩm, rơm rạ, thức ăn, hoa quả, ...

@1061243@

Dựa vào đặc điểm cấu tạo tế bào, nấm được chia thành hai nhóm: nấm đơn bàonấm đa bào.

Nấm men

Nấm rơm

Cấu tạo nấm đơn bào và nấm đa bào

@1062174@​

Dựa vào đặc điểm cơ quan sinh sản nấm được chia thành hai nhóm là nấm đảm và nấm túi.

  • Nấm đảm: sinh sản bằng bào tử đảm.
  • Nấm túi: sinh sản bằng bào tử túi.

Nấm đảm

Nấm độc đỏ

Nấm độc tán trắng

Nấm mèo

Nấm linh chi

Nấm sò

Nấm hương

Một số đại diện nấm đảm

Nấm túi

Nấm bụng dê

Nấm cốc

Nấm men

Nấm đông trùng hạ thảo

Nấm mốc

 

Một số đại diện nấm túi

@1060857@@1061023@​
Ngoài ra, dựa vào một số đặc điểm bên ngoài, người ta thường có thể phân biệt nấm ăn được và nấm độc.
@1062567@
❗ Nấm độc ở Việt Nam
Theo thống kê, tại Việt Nam có khoảng 100 loài nấm độc khác nhau có thể gây tổn thương nặng nề, thậm chí là tử vong cho con người. Độc tố nằm trong toàn bộ cây nấm. Độc tố có thể thay đổi theo mùa, trong quá trình sinh trưởng của nấm.
Khuyến cáo: Chỉ sử dụng nấm khi biết chắc chắn nấm ăn được. Tuyệt đối không được ăn nấm lạ, nấm hoang dại, đặc biệt là những loại nấm có đầy đủ vòng cuống, bao gốc thường là nấm độc.
Một số nấm độc thường gặp ở Việt Nam: Nấm độc tán xanh, nấm độc đỏ, nấm độc tán trắng hình nón, nấm phiến đốm bướm.

II. Vai trò của nấm

1. Vai trò của nấm trong tự nhiên và trong thực tiễn

Phân hủy xác sinh vật

Làm thuốc

Thuốc trừ sâu sinh học

Làm rượu

Làm bánh mì

Thức ăn

2. Tìm hiểu một số bệnh do nấm gây ra

Một số bệnh do nấm gây ra

Nấm độc gây hại cho con người

Nấm mốc ảnh hưởng sức khỏe con người

Nấm gây bệnh nấm móng tay ở người

​Nấm gây bệnh hắc lào ở người

Nấm gây bệnh nấm da mèo

Nấm gây bệnh đạo ôn ở lúa

Các con đường lây truyền bệnh do nấm gây ra

❗ Nấm mốc phát triển tốt nhất ở nhiệt độ 22 oC - 27 oC. Nguồn bệnh do nấm mốc gây ra có tỉ lệ khá lớn. Bào tử nấm mốc phát tán trong không khí gặp điều kiện thuận lợi sẽ phát triển làm hỏng thức ăn, hỏng các đồ dùng trong nhà và gây bệnh. Mặc dù vậy, nấm mốc lại đóng vai trò quan trọng trong sản xuất thuốc kháng sinh penicillin.

Năm 1928, Alexander Fleming đã tình cờ phát hiện ra penicillin nhưng phải 10 năm sau thì penicillin mới được nhà hóa sinh người Anh gốc Đức Ernest Chain, nhà nghiên cứu bệnh học Úc Howard Florey và một số nhà khoa học khác nghiên cứu kĩ.

Tác dụng của penicillin là ngăn cản các vi khuẩn gây bệnh bằng cách làm suy yếu thành tế bào vi khuẩn sẽ bị tiêu diệt và chết đi.

Alexander Fleming

III. Kĩ thuật trồng nấm

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu

Nguyên liệu trồng nấm rơm rất đa dạng như: rơm rạ, bã mía, bẹ chuối khô, mùn cưa đã hoai mục..., nhưng phù hợp nhất là rơm rạ khô ngâm với nước vôi. Sau khi rơm rạ đã ngấm đều nước thì vớt lên để ráo rồi đánh thành đống, sau 3 ngày là dùng được.

Bước 2: Chọn vị trí trồng nấm rơm

Chọn vị trí tránh ánh nắng trực tiếp để không làm ảnh hưởng tới nấm, chọn nơi thoáng mát, sạch sẽ.

Bước 3: Chọn giống nấm, đóng khuôn và gieo giống nấm

Chọn giống nấm có sợi tơ trắng trong. Sau đó dỡ bỏ lớp rơm mặt ngoài đống ủ, chỉ lấy rơm đã ủ bên trong khuôn trống nấm.

Bước 4: Chăm sóc nấm

Mỗi ngày tưới một lần, sao cho khi nắm rơm thì nước phải bám qua kẽ tay nhưng không được nhỏ giọt.

Bước 5: Thu hoạch

Thông thường sau 7 - 10 ngày sau khi rắc giống nấm thì có thể thu hoạch nấm.

Các bước trồng nấm rơm

Nấm rơm là thực phẩm rất ngon và bổ dưỡng. Nấm rơm có thể được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như nấm xào, canh nấm, cháo nấm, súp nấm,...