Bài 2: Thành phần của nguyên tử

Câu hỏi 8 (SGK Chân trời sáng tạo trang 18)

Hướng dẫn giải

Ta có:

\(\dfrac{m_P}{m_e}=\dfrac{1}{\dfrac{1}{1840}}=1840\left(lần\right)\)

Kết quả này cho thấy khối lượng của các hạt electron không đáng kể so với khối lượng của proton và neutron, do đó khối lượng của nguyên tử gần bằng khối lượng của hạt nhân.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (2)

Luyện tập (SGK Chân trời sáng tạo trang 18)

Hướng dẫn giải

Khối lượng p = 1,673.10-24 gam = 1 amu

Khối lượng n = 1,675.10-24 gam = 1 amu

Khối lượng e = 9,11.10-28 gam = 0,00055 amu

- Khối lượng nguyên tử oxygen theo đơn vị gam:

8 x 1,673.10-24 + 8 x 1,675.10-24 + 8 x 9,11.10-28 = 2,679.10-23 gam

- Khối lượng nguyên tử oxygen theo đơn vị amu:

8 x 1 + 8 x 1 + 8 x 0,00055 = 16,0044 amu

(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Thảo luận (2)

Vận dụng (SGK Chân trời sáng tạo trang 19)

Bài tập 1 (SGK Chân trời sáng tạo trang 19)

Hướng dẫn giải

- Khi bắn các hạt α vào lá vàng, hầu hết các hạt α đi thẳng, không va vào hạt nào (trừ các hạt va vào hạt nhân)

=> Nguyên tử có cấu tạo rỗng

(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Thảo luận (2)

Bài tập 2 (SGK Chân trời sáng tạo trang 19)

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B

Vì electron mang điện tích âm nằm ở lớp vỏ nguyên tử.

Trong hạt nhân chỉ chứa proton và neutron.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (2)

Bài tập 3 (SGK Chân trời sáng tạo trang 19)

Hướng dẫn giải
Thảo luận (2)

Bài tập 4 (SGK Chân trời sáng tạo trang 19)

Hướng dẫn giải

a)

1 electron có khối lượng = 9,11.10-28 gam

\( = \frac{1}{{9,{{11.10}^{ - 28}}}} = 1,098{\rm{ }} \times {\rm{ }}{10^{27}}\;\) (hạt)

b)

1 electron có khối lượng = 9,11.10-28 gam

1 mol electron có 6,022x1023 hạt electron

=> Khối lượng 1 mol electron = 9,11.10-28 x 6,022x1023 = 5,49.10-4 gam

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)