Bài 2: Một số bài toán về đại lượng tỉ lệ thuận

Bài 5 (SGK tập 1 - Trang 55)

Hướng dẫn giải

a) Ta có :

\(\dfrac{x}{y}=\dfrac{1}{9}=\dfrac{2}{18}=\dfrac{3}{27}=\dfrac{4}{36}=\dfrac{5}{45}\)

Vậy x và y là hai đại lượng tỉ lệ thuận.

b) Ta có \(\dfrac{6}{72}\ne\dfrac{9}{90}\)nên x và y không tỉ lệ thuận.



(Trả lời bởi Lưu Hạ Vy)
Thảo luận (1)

Bài 6 (SGK tập 1 - Trang 55)

Hướng dẫn giải

a) Vì khối lượng của cuộn dây thép tỉ lệ thuận với chiều dài nên y = kx.

Theo đề bàiy = 75 thì x = 3 thay vào công thức ta được 75 = k.3 hay k = 25.

Vậy k = 25x

b) Vì y = 25x nên khi y = 4,5kg = 4500g thì x = 4500: 25 = 180. Vậy cuộn dây dài 180m.


(Trả lời bởi Lưu Hạ Vy)
Thảo luận (1)

Luyện tập - Bài 7 (SGK tập 1 - Trang 56)

Hướng dẫn giải

Vì khối lượng dâu y(kg) tỉ lệ thuận với khối lwọng đwòng x(kg) nên ta có \(y=kx\)

Theo điều kiện đề bài y = 2 thì x = 3, thay vào công thức ta đwọc 2 = k.3 nên k = \(\dfrac{2}{3}\)

Công thức trở thành y = \(\dfrac{2}{3}x\) Khi y = 2,5 thì x = \(\dfrac{3}{2}y=\dfrac{3}{2}.2,5=3,75\) Vậy hạnh nói đúng.


(Trả lời bởi Lưu Hạ Vy)
Thảo luận (3)

Luyện tập - Bài 8 (SGK tập 1 - Trang 56)

Hướng dẫn giải

Gọi số cây trồng của các lớp 7A, 7B, 7C lần lượt là x, y, z. Theo đề bài ta có x + y + z = 24 và\(\dfrac{x}{32}=\dfrac{y}{28}=\dfrac{z}{36}\)

Theo tính chất của dãy tỉ số bằng nhau ta có:

\(\dfrac{x}{32}=\dfrac{y}{28}=\dfrac{z}{36}\)=\(\dfrac{x+y+z}{32+28+36}\)=\(\dfrac{24}{96}=\dfrac{1}{4}\)

Do đó: x = \(\dfrac{1}{4}\).32 = 8

y = \(\dfrac{1}{4}\).28 = 7

z = \(\dfrac{1}{4}\).36 = 9.

Vậy số cây trồng của các lớp 7A, 7B, 7C theo thứ tự là 8, 7,9.


(Trả lời bởi Thảo Phương)
Thảo luận (3)

Luyện tập - Bài 9 (SGK tập 1 - Trang 56)

Hướng dẫn giải

Gọi khối lượng (kg) của niken, kẽm, đồng lần lượt là x, y, z. Theo đề bài ta có: x + y + z = 150 và \(\dfrac{x}{3}=\dfrac{y}{4}=\dfrac{z}{13}\)

Theo tính chất của dãy tỉ số bằng nhau ta có:

\(\dfrac{x}{3}=\dfrac{y}{4}=\dfrac{z}{13}\)=\(\dfrac{x+y+z}{3+4+13}=\dfrac{150}{20}=7,5\)

Vì vậy x = 7,5.3 = 22,5.

y = 7,5.4 = 30

z = 7,5.13 = 97,5

Vậy khối lượng của niken, kẽm, đồng theo thứ tự là 22,5kg, 30kg, 97,5kg

(Trả lời bởi Thảo Phương)
Thảo luận (3)

Luyện tập - Bài 10 (SGK tập 1 - Trang 56)

Hướng dẫn giải

Gọi chiếu dài (cm) của các cạnh của tam giác tỉ lệ với 2, 3, 4 lần lượt là x, y, z.

Theo đề bài, ta có:

\(\dfrac{x}{2}=\dfrac{y}{3}=\dfrac{z}{4}\)và x + y + z = 45

Theo tính chất của dãy tỉ số bằng nhau ta có:

\(\frac{x}{2}= \frac{y}{3}= \frac{z}{4} = \frac{x + y + z}{2 + 3 + 4 } = \frac{45}{9} = 5 \)

Nên x = 5.2 = 10

y = 5.3 = 15

z = 5.4 = 20

Vậy các cạnh của tam giác là 10cm, 15cm, 20cm.


(Trả lời bởi Thảo Phương)
Thảo luận (3)

Luyện tập - Bài 11 (SGK tập 1 - Trang 56)

Hướng dẫn giải

Ta biết rằng 1 giờ = 60 phút = 3600 giây.

Do đó khi kim giờ đi được 1 giờ thì kim phút đi đwọc 1 vòng và kim giây quay đwọc 60 vòng trên mặt đồng hồ.

Vậy trên mặt chiếc đồng hồ khi kim giờ quay được 1 vòng thì kim phút quay được 1.12 = 12 (vòng) và kim giây quay được 60.12 = 720 (vòng)


(Trả lời bởi Thảo Phương)
Thảo luận (3)

Bài 8 (Sách bài tập - tập 1 - trang 66)

Hướng dẫn giải

a)\(\dfrac{-8}{-2}=\dfrac{-4}{-1}=\dfrac{4}{1}=\dfrac{8}{2}=\dfrac{12}{3}=4\)

Vậy hai đại lượng x và y ở bảng a) tỉ lệ thuận với nhau.

b) \(\dfrac{22}{1}\ne\dfrac{100}{5}\)

Vậy hai đại lượng x và y ở bảng b không tỉ lệ thuận với nhau.



(Trả lời bởi Trịnh Ánh Ngọc)
Thảo luận (1)

Bài 9 (Sách bài tập - tập 1 - trang 66)

Hướng dẫn giải

Gọi x (g) là khối lượng của 10km dây đồng.

Ta có: 10km = 10000m

Vì khối lượng của dây đồng tỉ lệ thuận với chiều dài của dây nên ta có: 435=x10000435=x10000

Suy ra: x=43.100005=86000(g)x=43.100005=86000(g)



(Trả lời bởi Trịnh Ánh Ngọc)
Thảo luận (2)

Bài 10 (Sách bài tập - tập 1 - trang 66)

Hướng dẫn giải

Gọi x (kg) là khối lượng đường cần dùng để ngâm 5 (kg) mơ.

Vì khối lượng mơ tỉ lệ thuận với khối lượng đường nên ta có:

\(\dfrac{2}{25}=\dfrac{5}{x}\Rightarrow x=\dfrac{2,5.5}{2}=6,25\left(kg\right)\)

Vậy để ngâm 5kg mơ ta cần 6,25 kg đường.


(Trả lời bởi Trịnh Ánh Ngọc)
Thảo luận (1)