Bài 2: Điện trở

Mở đầu (SGK Cánh diều - Trang 91)

Hướng dẫn giải

Điện trở của toàn bộ mạch điện quyết định đến độ lớn của cường độ dòng điện, nếu điện trở càng lớn thì cường độ dòng điện qua đèn càng nhỏ và ngược lại.

(Trả lời bởi HT.Phong (9A5))
Thảo luận (1)

Câu hỏi 1 (SGK Cánh diều - Trang 91)

Hướng dẫn giải

Cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn là: \(I=\dfrac{U}{R}=\dfrac{3}{15}=0,2\left(A\right)\)

(Trả lời bởi Ami Mizuno)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 2 (SGK Cánh diều - Trang 92)

Hướng dẫn giải

1Ω là điện trở của một dụng cụ điện, khi hiệu điện thế ở hai đầu là 1V thì có cường độ dòng điện chạy qua là 1A

(Trả lời bởi HT.Phong (9A5))
Thảo luận (1)

Luyện tập 1 (SGK Cánh diều - Trang 92)

Hướng dẫn giải

tham khảo

Sơ đồ mạch điện trong đèn pin (Hình 2.2).

loading...

(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 3 (SGK Cánh diều - Trang 92)

Hướng dẫn giải

Biểu thức liên hệ là \(R=\dfrac{U}{I}\) \(\Rightarrow I=\dfrac{U}{R}\)

Với R là hằng số, cường độ dòng điện I có dạng \(I=aU\left(a=\dfrac{1}{R}\right)\) là hàm số bậc nhất của U. Do đó, đồ thị I – U là một đoạn thẳng.

 

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Luyện tập 2 (SGK Cánh diều - Trang 93)

Hướng dẫn giải

Ta có: \(R=\dfrac{U}{I}\) nên có thể vẽ giả sử: \(U_1=U_2\)

\(\Rightarrow R_1>R_2\)

\(\Rightarrow I_1< I_2\)

Suy ra độ dốc của đường đặc trưng ứng với R1 nhỏ hơn so với độ dốc của đường đặc trưng ứng với R2

(Trả lời bởi HT.Phong (9A5))
Thảo luận (1)

Luyện tập 3 (SGK Cánh diều - Trang 93)

Hướng dẫn giải

tham khảo

Đường đặc trưng I-U của điện trở rất nhỏ:

loading...

Đường đặc trưng I-U của điện trở rất lớn:

loading...

(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Thảo luận (1)

Luyện tập 4 (SGK Cánh diều - Trang 93)

Hướng dẫn giải

Sử dụng công thức \(R=\dfrac{U}{I}\) mà \(R=10\Omega\) 

Chọn \(U_1=10V\Rightarrow I=1A\)

Chọn \(U_2=20V\Rightarrow I=2A\) 

Đường đặc trưng I – U của vật dẫn kim loại có điện trở 10 Ω

(Trả lời bởi HT.Phong (9A5))
Thảo luận (1)

Câu hỏi 4 (SGK Cánh diều - Trang 94)

Hướng dẫn giải

Do sự va chạm giữa các hạt electron và các hạt ion 

(Trả lời bởi HT.Phong (9A5))
Thảo luận (1)

Luyện tập 5 (SGK Cánh diều - Trang 94)

Hướng dẫn giải

Tham khảo:

Khi nhiệt độ tăng lên, các electron tự do trong vật dẫn kim loại sẽ có năng lượng cao hơn và di chuyển nhanh hơn. Điều này gây ra một tương tác giữa các electron với các ion dương trong mạng lưới lattic, dẫn đến sự tăng cường của các tương tác này và làm giảm khả năng di chuyển của các electron. Do đó, điện trở của vật dẫn kim loại tăng lên khi nhiệt độ tăng.

Một cách cụ thể hơn, khi nhiệt độ tăng lên, các electron trong vật dẫn kim loại có khả năng gây ra các tương tác Coulomb giữa các ion dương và các electron trong mạng lưới lattic. Các tương tác Coulomb này làm giảm sự di chuyển của các electron và làm tăng điện trở của vật dẫn kim loại.

(Trả lời bởi HT.Phong (9A5))
Thảo luận (1)