Bài 2. Các cuộc phát kiến địa lí

Mở đầu (SGK Cánh Diều - Trang 9)

Hướng dẫn giải

Tham khảo:

* Một số cuộc phát kiến địa lý:

- B. Đi-a-xơ (1487), đã dẫn đầu đoàn thám hiểm đi vòng qua cực Nam của châu Phi. Điểm đó được ông đặt tên là mũi lão Tố, sau gọi là mũi Hảo Vọng.

- C. Cô-lôm-bô (1492), dẫn đầu đoàn thuỷ thủ Tây Ban Nha đi về hướng Tây. Ông đã dẫn đến một số đảo thuộc vùng biển Ca-ri-bê ngày nay, nhưng ông tưởng đây là miền “Đông Ấn Độ”, Cô-lôm-bô được coi là người phát hiện ra châu Mĩ.

- Va-xcô đơ Ga-ma (1497), rời cảng Li-xbon đến Ca-li-cút thuộc bờ Tây Nam Ấn Độ. Trở về Li-xbon, Va-xcô đơ Ga-ma được phong làm Phó vương Ấn Độ.

- Ph. Ma-gien-lan (1519-1522) là người đã thực hiện chuyến đi đầu tiên vòng quanh thế giới bằng đường biển

* Hệ quả:

- Các cuộc phát kiến địa lí đã mở ra một trang mới trong tiến trình phát triển của lịch sử loài người (tìm vùng đất mới, dân tộc mới, thị trường mới, hiểu biết về Trái Đất, đem lại sự giao lưu giữa các nước…)

- Nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ.

(Trả lời bởi Nhật Văn)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục 1 (SGK Cánh Diều - Trang 10)

Hướng dẫn giải

* Những cuộc phát kiến của Bồ Đào Nha :

- Từ năm 1415, hoàng tử Hen-ri đã khởi xướng và tổ chức những chuyến thám hiểm dọc theo bờ biển châu Phi. 

- Năm 1487, B. Đi-a-xơ đi tới được mỏm cực Nam châu Phi thì bị bão tố đẩy ra xa bờ, khi quay lai, đoàn bất ngờ đi vòng qua điểm cực Nam của lục địa châu Phi và đặt tên nó là mũi Bão Tố, về sau được đổi thành mũi Hảo Vọng. 

- Năm 1497, Va-xcô đơ Ga-ma với đội tàu 4 chiếc và 160 thủy thủ đã đi vòng qua châu Phi và đến Ca-li-cút trên bờ biển tây nam Ấn Độ (tháng 5/1498). Về sau, ông được phong phó vương Ấn Độ. 

* Những cuộc phát kiến của Tây Ban Nha :

- Năm 1492, C. Cô-lôm-bô ra khơi cùng với 3 chiếc tàu và 90 thủy thủ. Ông đến đảo Cu-ba và một số đảo khác ở vùng biển Ăng-ti. Cô-lôm-bô đã phát hiện châu Mĩ, nhưng ông lầm tưởng đó là Ấn Độ.

- Năm 1519, Ph. Ma-gien-lăng tiến hành chuyến đi vòng quanh thế giới bằng đường biển.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục 2 (SGK Cánh Diều - Trang 10)

Hướng dẫn giải

Những hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí:

Hệ quả tích cực

Hệ quả tiêu cực

- Chứng minh Trái Đất có dạng hình cầu

- Tìm ra những tuyến đường mới và vùng đất mới

- Góp phần thúc đẩy sự phát triển của thương nghiệp châu Âu…

- Thị trường thế giới được mở rộng, hàng hải quốc tế phát triển.

- Nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa

- Buôn bán nô lệ da đen

- Hệ quả quan trọng nhất đó chính là thúc đẩy sự phát triển của thương nghiệp Châu Âu. Từ đó đẩy nhanh quá trình khủng hoảng, tan rã của chế độ phong kiến và tạo tiền đề cho sự ra đời của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu.

(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Thảo luận (2)

Luyện tập (SGK Cánh Diều - Trang 10)

Vận dụng (SGK Cánh Diều - Trang 10)

Hướng dẫn giải

Tham khảo:
 

Phát kiến địa lí đã mở ra một trang mới trong tiến trình phát triển của lịch loài người. Nó đã khẳng định Trái Đất hình cầu, mở ra những con đường mới những vùng đất mới, những dân tộc mới, những kiến thức mới, tăng cường giao lưu văn hoá giữa các châu lục. Thị trường thế giới được mở rộng, hàng hải quốc tế phát triển. Đồng thời, nó cũng thúc đẩy quá trình khủng hoảng, tan rã của quan hệ phong kiến và sự ra đời của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu.

Tuy nhiên cùng với những yếu tố tích cực, các cuộc phát kiến địa lí đã nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ.

 

(Trả lời bởi Bảo Chu Văn An)
Thảo luận (1)