Bài 2. Các cuộc phát kiến địa lí

Nguyễn Quốc Đạt

Ngày 20/5/1489, đoàn thám hiểm của Va-xcô đơ Ga-ma đặt chân đến Cali-cút (Ấn Độ). Đây là một trong những sự kiện quan trọng nhất của “kỉ nguyên khám phá” trong các thế kỉ XV – XVI. 

Vậy các nhà thám hiểm Tây Âu đã thực hiện các cuộc phát kiến địa lí như thế nào? Hệ quả của các cuộc phát kiến địa lý ra sao?

Nhật Văn
19 tháng 9 2023 lúc 20:02

Tham khảo:

* Một số cuộc phát kiến địa lý:

- B. Đi-a-xơ (1487), đã dẫn đầu đoàn thám hiểm đi vòng qua cực Nam của châu Phi. Điểm đó được ông đặt tên là mũi lão Tố, sau gọi là mũi Hảo Vọng.

- C. Cô-lôm-bô (1492), dẫn đầu đoàn thuỷ thủ Tây Ban Nha đi về hướng Tây. Ông đã dẫn đến một số đảo thuộc vùng biển Ca-ri-bê ngày nay, nhưng ông tưởng đây là miền “Đông Ấn Độ”, Cô-lôm-bô được coi là người phát hiện ra châu Mĩ.

- Va-xcô đơ Ga-ma (1497), rời cảng Li-xbon đến Ca-li-cút thuộc bờ Tây Nam Ấn Độ. Trở về Li-xbon, Va-xcô đơ Ga-ma được phong làm Phó vương Ấn Độ.

- Ph. Ma-gien-lan (1519-1522) là người đã thực hiện chuyến đi đầu tiên vòng quanh thế giới bằng đường biển

* Hệ quả:

- Các cuộc phát kiến địa lí đã mở ra một trang mới trong tiến trình phát triển của lịch sử loài người (tìm vùng đất mới, dân tộc mới, thị trường mới, hiểu biết về Trái Đất, đem lại sự giao lưu giữa các nước…)

- Nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Minh Lệ
Xem chi tiết
Minh Lệ
Xem chi tiết
Minh Lệ
Xem chi tiết
Minh Lệ
Xem chi tiết