Những nguyên tử carbon trong phân tử alkane không phân nhánh có nằm trên cùng một đường thẳng không? Giải thích.
Những nguyên tử carbon trong phân tử alkane không phân nhánh có nằm trên cùng một đường thẳng không? Giải thích.
Giải thích hiện tượng xảy ra trong hai ống nghiệm ở Thí nghiệm 1.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Hiện tượng:
+ Khi nhỏ hexane vào hai ống nghiệm chứa bromine, xuất hiện hai lớp chất lỏng trong 2 ống nghiệm, với lớp dưới màu vàng chứa bromine, lớp trên không màu chứa hexane.
+ Sau khi lắc đều, ống nghiệm được đưa ra nơi có ánh sáng mặt trời (hoặc được ngâm trong nước nóng 50oC) bị mất màu hoặc màu nhạt hơn so với ống nghiệm còn lại không được đưa ra nơi có ánh sáng mặt trời (hoặc được ngâm trong nước nóng 50oC).
- Giải thích:
+ Khi có mặt ánh sáng khuếch tán hoặc khi đun nóng, hexane tham gia phản ứng thế với bromine, làm dung dịch bromine nhạt màu dần hoặc mất màu.
+ Khi không có mặt ánh sáng khuếch tán hoặc không đun nóng, hexane không tham gia phản ứng thế với bromine, màu của dung dịch sau khi lắc ống nghiệm không thay đổi.
(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Khi cho methane tác dụng với chlorine (có chiếu sáng hoặc đun nóng), các nguyên tử hydrogen trong methane lần lượt bị thay thế bởi các nguyên tử chlorine, tạo ra 4 dẫn xuất chloro khác nhau. Viết phương trình hoá học của phản ứng xảy ra.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiCH4+ Cl2 → CH3Cl + HCl
(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
CH3Cl + Cl2 → CH2Cl2 + HCl
CH2Cl2 + Cl2 → CHCl3 + HCl
CHCl3 + Cl2 → CCl4 + HCl
Cho 2 – methylbutane tác dụng với chlorine trong điều kiện chiếu sáng thu được tối đa bao nhiêu đồng phân cấu tạo dẫn xuất monochloro?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiCho 2 – methylbutane tác dụng với chlorine trong điều kiện chiếu sáng thu được tối đa 4 dẫn xuất monochloro là:
(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
CH2Cl – CH(CH3) – CH2 – CH3;
CH3 – CCl(CH3) – CH2 – CH3;
CH3 – CH(CH3) – CHCl – CH3;
CH3 – CH(CH3) – CH2 – CH2Cl.
Viết 3 phương trình hoá học khác nhau khi cracking decane (C10H22).
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải\(C_{10}H_{22}\rightarrow\left(t^o,P\right)C_5H_{10}+C_5H_{12}\\ C_{10}H_{22}\rightarrow\left(t^o,P\right)C_4H_8+C_6H_{14}\\ C_{10}H_2\rightarrow\left(t^o,P\right)C_4H_{10}+C_6H_{12}\)
(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Theo Ví dụ 5, nếu lấy cùng khối lượng methane và propane, chất nào toả ra nhiều nhiệt hơn?
Ví dụ 5.
\(CH_4\left(g\right)+2O_2\underrightarrow{t^o}CO_2\left(g\right)+2H_2O\left(g\right)\) \(\Delta_rH^o_{298}=-890kJ\)
\(C_3H_8\left(g\right)+5O_2\underrightarrow{t^o}3CO_2\left(g\right)+4H_2O\left(g\right)\) \(\Delta_rH^o_{298}=-2219kJ\)
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiC3H8 toả nhiều nhiệt hơn, có thể vì phải làm đứt gãy nhiều liên kết hơn, mạch phân tử dài hơn, PTK lớn hơn.
(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Quan sát, nhận xét màu ngọn lửa và viết phương trình hoá học của phản ứng đốt cháy hexane.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiNhận xét: Sẽ cho ra ngọn lửa màu vàng
PTHH: \(2C_6H_{14}+19O_2\rightarrow^{t^0}12CO_2+14H_2O\)
(Trả lời bởi Nguyễn Lê Phước Thịnh)
Sau Bước 2 của Thí nghiệm 3, so sánh hiện tượng xảy ra giữa 2 ống nghiệm.
Thí nghiệm 3. Tìm hiểu khả năng phản ứng của hexane với dung dịch KMnO4
Dụng cụ: ống nghiệm, ống hút nhỏ giọt, kẹp gỗ, giá để ống nghiệm, cốc thủy tinh.
Hóa chất: hexane, dung dịch KMnO4 0,01 M.
Tiến hành:
Bước 1: Dùng ống hút nhỏ giọt cho vào 2 ông nghiệm, mỗi ống khoảng 2 mL dung dịch KMnO4 0,01 M.
Bước 2:Nhỏ khoảng 2 mL hexane vào cả 2 ống nghiệm, lắc đều. Ngâm ống nghiệm (1) vào nước nóng khoảng 60oC trong 2 phút. Ống nghiệm (2) dùng để đối chứng. Quan sát hiện tượng xảy ra ở mỗi ống nghiệm.
Thảo luận (2)Hướng dẫn giải
Nguyên nhân nào đã làm ra tăng khói thải và các hạt bụi mịn vào không khí?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiMột số nguyên nhân chính làm gia tăng khói thải và các hạt bụi mịn vào không khí:
- Giao thông vận tải: Phương tiện giao thông như ô tô, xe máy, tàu hỏa, tàu thủy, máy bay,... đều thải ra một lượng lớn khói, khí xả và hạt bụi, đặc biệt là các phương tiện dùng động cơ đốt trong.
- Hoạt động đốt nhiên liệu: Việc đốt các loại nhiên liệu hóa thạch như than đá, dầu, khí đốt,... để phát điện và sưởi ấm đã thải ra một lượng rất lớn khói bụi ra môi trường.
- Quá trình cháy rừng và nông nghiệp: Các hoạt động đốt rừng, đốt nương và các phế thải nông nghiệp cũng tạo ra khói bụi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng không khí.
- Hoạt động xây dựng: Các hoạt động xây dựng, san lấp mặt bằng, khai thác khoáng sản,... cũng sinh ra một lượng bụi lớn.
(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Bụi mịn PM2.5 là các hạt bụi có đường kính nhỏ hơn hoặc bằng 2,5 μm. Chúng lơ lửng trong không khí và được hình thành từ các nguyên tố như C, S, N cùng các hợp chất kim loại khác. Cho biết tác hại của bụi mịn PM2.5 đến sức khoẻ.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiTác hại của bụi mịn PM2.5 đến sức khoẻ:
+ PM2.5 là nguyên nhân gây nhiễm độc máu, máu khó đông khiến hệ tuần hoàn bị ảnh hưởng.
+ Làm suy nhược hệ thần kinh điều khiển hoạt động của cơ tim gây ra các bệnh tim mạch.
+ Những hạt bụi mịn xâm nhập vào cơ thể, làm giảm chức năng của phổi, viêm phế quản mãn tính, gây nên bệnh hen suyễn và ung thư phổi.
(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)