Bài 11: Một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp

Mở đầu (SGK Địa lí 12 - Bộ sách Cánh diều - Trang 58)

Hướng dẫn giải

* Những hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp chính của nước ta:

- Trang trại

- Vùng chuyên canh

- Vùng nông nghiệp

* Tình hình phát triển:

- Trang trại: Năm 2021, cả nước có khoảng 23,8 nghìn trang trại.

+ Trong số các trang trại nông nghiệp, trang trại chăn nuôi chiếm tỉ trọng lớn nhất (chiếm 57.8%), tiếp đến là trang trại trồng trọt (27,4%).

+ Các trang trại tập trung nhiều ở Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ.

- Các vùng chuyên canh ở nước ta hiện nay khá đa dạng, bao gồm: Vùng trồng trọt; vùng chăn nuôi; vùng thuỷ sản. Dựa vào điều kiện sinh thái nông nghiệp, trên cả nước đã hình thành các vùng chuyên canh.

- Vùng nông nghiệp: Trên lãnh thổ nước ta hiện nay có 7 vùng nông nghiệp là: Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Các vùng nông nghiệp có điều kiện sinh thái, điều kiện kinh tế – xã hội và hướng chuyên môn hoá khác nhau.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 1 (SGK Địa lí 12 - Bộ sách Cánh diều - Trang 59)

Hướng dẫn giải

- Trang trại được hiểu là những hộ sản xuất hàng hoá quy mô lớn, đáp ứng những tiêu chí nhất định về quy mô sản xuất và sản lượng hàng hoá trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản và sản xuất muối.

- Ở nước ta, trang trại được phân thành hai nhóm:

+ Trang trại nông nghiệp chuyên ngành (trang trại trồng trọt, trang trại chăn nuôi, trang trại lâm nghiệp, trang trại nuôi trồng thuỷ sản, trang trại sản xuất muối)

+ Trang trại nông nghiệp tổng hợp.

- Năm 2021, cả nước có khoảng 23,8 nghìn trang trại.

+ Trong số các trang trại nông nghiệp, trang trại chăn nuôi chiếm tỉ trọng lớn nhất (chiếm 57.8%), tiếp đến là trang trại trồng trọt (27,4%).

+ Các trang trại tập trung nhiều ở Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ.

- Trang trại nông nghiệp ở nước ta hiện nay đang có sự chuyển hướng tổ chức sản xuất kinh doanh phù hợp hơn với nhu cầu của thị trường.

- Các trang trại đã áp dụng khoa học – công nghệ và các tiến bộ kĩ thuật, công nghệ cao vào sản xuất, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoa và thu nhập của nông dân, tạo ra giá trị sản lượng lớn cho thị trường trong nước và xuất khẩu.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 2 (SGK Địa lí 12 - Bộ sách Cánh diều - Trang 59)

Hướng dẫn giải

- Vùng chuyên canh là vùng sản xuất nông nghiệp tập trung về địa lí để phát triển một hoặc một số loại cây trồng, vật nuôi, thuỷ sản cho năng suất cao, phù hợp với các điều kiện sinh thái nông nghiệp của từng địa phương. Các vùng chuyên canh thường áp dụng đồng bộ cơ giới hoá, các biện pháp kĩ thuật tiên tiến, các tiêu chuẩn để sản phẩm đạt chất lượng, gắn với tiêu thụ sản phẩm.

- Phát triển các vùng chuyên canh sản xuất quy mô lớn ở nước ta cho phép khai thác tối đa điều kiện sinh thái nông nghiệp ở mỗi vùng, tạo các vùng nguyên liệu lớn, đảm bảo về sản lượng và chất lượng đáp ứng tốt yêu cầu ngày càng cao của thị trường trong nước và quốc tế. Đồng thời, phát triển vùng chuyên canh còn góp phần phân bố lại lao động, tạo điều kiện chuyên môn hoá lao động, giúp nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động ở các vùng nông thôn.

- Các vùng chuyên canh ở nước ta hiện nay khá đa dạng, bao gồm:

+ Vùng trồng trọt

+ Vùng chăn nuôi

+ Vùng thuỷ sản.

- Dựa vào điều kiện sinh thái nông nghiệp, trên cả nước đã hình thành các vùng chuyên canh.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 3 (SGK Địa lí 12 - Bộ sách Cánh diều - Trang 61)

Hướng dẫn giải

Vùng

Điều kiện sinh thái và kinh tế - xã hội

Hướng chuyên môn hóa

Trung

du và

miền

núi

Bắc Bộ

 

- Núi, cao nguyên, đồi thấp.  

- Đất fe-ra-lit đỏ vàng, đất phù sa cổ bạc màu.  

- Khí hậu cận nhiệt đới, ôn đới trên núi, có mùa đông lạnh.  

- Mật độ dân số tương đối thấp. Người dân có kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp.  

- Ở vùng trung du có các cơ sở công nghiệp chế biến, điều kiện giao thông tương đối thuận lợi; ở vùng núi còn nhiều khó khăn.

- Trồng trọt: chè, cây ăn quả, lúa đặc sản cây dược liệu, rau và hoa.  

- Chăn nuôi: gia súc ăn cỏ (trâu, bò, dê, ngựa).  

- Lâm nghiệp: trồng rừng sản xuất.  

- Thuỷ sản: nuôi các loài thuỷ sản nước lạnh (cá hồi, cá tầm,....).

Đồng bằng sông Hồng

- Đồng bằng châu thổ có nhiều ô trũng được bồi đắp phù sa bởi hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình.  

- Có mùa đông lạnh.  

- Mật độ dân số cao nhất cả nước. Người dân có kinh nghiệm thâm canh lúa nước.  

- Mạng lưới đô thị dày đặc, các thành phố lớn tập trung nhiều cơ sở chế biến với công nghệ cao.

- Trồng trọt: lúa chất lượng, rau, hoa, cây cảnh, cây ăn quả.  

- Chăn nuôi: lợn, gia cầm, bỏ.  

- Lâm nghiệp: rừng phòng hộ, rừng đặc dụng.  

- Thuỷ sản: cá biển, tôm, nhuyễn thể, rong biên.

Bắc Trung Bộ

- Đồng bằng hẹp ven biển có đất phù sa và đất pha cát, vùng đồi trước núi có đất fe-ra-lít là chủ yếu.  

- Thường xảy ra thiên tai (bão, lụt, hạn hản).  

- Có nhiều đô thị vừa và nhỏ, chủ yếu ở dải ven biển. Có một số cơ sở công nghiệp chế biến

- Trồng trọt lạc, mía, cây ăn quả.  

- Chăn nuôi bò sữa, lợn và gia cầm.  

- Lâm nghiệp: rừng phòng hộ, rừng sản xuất.  

- Thuỷ sản: tôm, nhuyễn thể, cá biển, rong biển

Duyên hải Nam Trung Bộ

- Đồng bằng hẹp ven biển với đất phù sa khá màu mỡ.  

- Có nhiều vũng, vịnh thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản.  

- Dễ bị hạn hán về mùa khô.  

- Có nhiều đô thị dọc theo dải ven biển.  

- Điều kiện giao thông vận tải thuận lợi.

- Trồng trọt: lúa, mía, dừa, cây ăn quả.  

- Chăn nuôi: bò, lợn, dê, cừu.  

- Lâm nghiệp: rừng phòng hộ.  

- Thủy sản: tôm, nhuyễn thể, cá biển, rong biển.

 

Tây Nguyên

- Các cao nguyên ba-dan rộng lớn, ở các độ cao khác nhau.  

- Khí hậu phân ra hai mùa mưa, khô rõ rệt. Thiếu nước về mùa khô.  

- Công nghiệp chế biến bước đầu có sự đầu tư phát triển.  

- Điều kiện giao thông khá thuận lợi.

- Trồng trọt: cà phê, hồ tiêu, cao su, chè, sản xuất hoa, rau, cây ăn quả.  

- Chăn nuôi: lợn, gia cầm, bò.  

- Lâm nghiệp: rừng phòng hộ, rừng sản xuất, lâm sản ngoài gỗ.  

- Thủy sản: cá, tôm, nước ngọt và các loài cá nước lạnh.

Đông Nam Bộ

 - Các vùng đất ba-dan và đất xám phù sa cổ rộng lớn, khá bằng phẳng.  

- Vùng ven biển và một số vùng trũng có khả năng nuôi trồng thủy sản.  

- Khí hậu cận xích đạo, thiếu nước về mùa khô.  

- Có các thành phố lớn, tập trung nhiều cơ sở công nghiệp chế biến với dây chuyền công nghệ hiện đại.  

- Điều kiện giao thông phát triển.

 - Trồng trọt: cao su, điều, hồ tiêu, cà phê, mía, sắn và cây ăn quả.  

- Chăn nuôi: lợn, bò sữa  

- Lâm nghiệp: rừng phòng hộ, rừng đặc dụng.  

- Thủy sản: cá biển, tôm, nhuyễn thể, cá rô phi, cá da trơn, cá cảnh,...

Đồng bằng sông Cửu Long

 - Các dải phù sa ngọt, các vùng đất phèn, đất mặn.  

- Thềm lục địa nông, ngư trường rộng.  

- Các vùng rừng ngập mặn có tiềm năng để nuôi trồng thủy sản.  

- Có mạng lưới đô thị vừa và nhỏ, có nhiều cơ sở công nghiệp chế biến.  

- Mạng lưới giao thông ngày càng hoàn thiện.

 - Trồng trọt: lúa chất lượng cao, rau đậu, cây ăn quả.  

- Chăn nuôi: vịt biển, bò thịt, ong, chim yến.  

- Lâm nghiệp: rừng phòng hộ, rừng đặc dụng.

- Thủy sản: cá tra và tôm.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Luyện tập (SGK Địa lí 12 - Bộ sách Cánh diều - Trang 61)

Vận dụng (SGK Địa lí 12 - Bộ sách Cánh diều - Trang 61)

Hướng dẫn giải

Vùng chuyên canh cây cam Cao Phong, Hòa Bình

Huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình từ lâu đã nổi tiếng với vùng chuyên canh cây cam. Với điều kiện khí hậu ôn hòa, đất đai màu mỡ, Cao Phong là nơi lý tưởng cho cây cam phát triển. Vùng cam Cao Phong đã góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế địa phương, nâng cao đời sống người dân.

* Diện tích và sản lượng:

Vùng cam Cao Phong có diện tích lên đến 4.000 ha, tập trung chủ yếu ở các xã: Thung Nai, Cao Phong, Dũng Phong, Yên Lập.

- Sản lượng cam Cao Phong ước tính đạt 40.000 tấn mỗi năm.

* Giống cam:

- Giống cam chủ yếu được trồng ở Cao Phong là cam Canh. Cam Canh có vỏ mỏng, màu vàng cam, vị ngọt thanh, nhiều nước.

- Ngoài ra, một số giống cam khác cũng được trồng ở đây như cam Xã Đoài, cam Vinh.

* Chất lượng: Cam Cao Phong được đánh giá cao về chất lượng.

- Cam có vị ngọt thanh, thơm ngon, nhiều nước.

- Cam Cao Phong đã được cấp chứng nhận VietGAP, đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

* Thị trường: Cam Cao Phong được tiêu thụ rộng rãi trên thị trường trong nước. Cam cũng được xuất khẩu sang một số nước như Trung Quốc, Lào.

Giá trị kinh tế: Vùng cam Cao Phong mang lại giá trị kinh tế cao cho địa phương. Mỗi năm, người dân Cao Phong thu về hàng trăm tỷ đồng từ việc trồng cam.

=> Vùng cam Cao Phong là một trong những vùng chuyên canh cây ăn quả thành công nhất ở Việt Nam. Vùng cam Cao Phong đã góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế địa phương, nâng cao đời sống người dân.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)