Bài 1. Lịch sử hiện thực và nhận thức lịch sử

Khởi động (SGK - Trang 6)

Hướng dẫn giải

Việc khai thác thông tin về tên, địa điểm, thời gian xây dựng, sự kiện xảy ra của cầu Long Biên cung cấp tư liệu để các nhà nghiên cứu lịch sử tìm hiểu về những sự kiện gắn với sự ra đời của cầu Long Biên trong lịch sử của Thủ đô và đất nước.

(Trả lời bởi Minh Lệ)
Thảo luận (1)

Câu hỏi (SGK - Trang 9)

Hướng dẫn giải

Ý nghĩa câu nói của Ét-uốc Ha-lét Ca: giữa hiện thưc lịch sử và nhận thức lịch sử luôn có khoảng cách, do đó nhà sử học luôn phải “tương tác” với sự thật lịch sử để không ngừng khám phá về sự thật lịch sử. Khám phá hay tìm hiểu cái gì, tìm hiểu thế nào về sự thật lịch sử trong quá khứ xuất phát từ nhu cầu nhận thức của con người trong xã hội hiện đai. Nghiên cứu, tìm hiểu lịch sử chính là cách con người trong xã hội hiện tại trò truyện, “đối thoại ” với quá khứ.

(Trả lời bởi Minh Lệ)
Thảo luận (1)

Câu hỏi (SGK - Trang 9)

Hướng dẫn giải

Hình ảnh thể hiện hiện thực lịch sử là hình 2,3.

Hình ảnh thể hiện nhận thức lịch sử là hình 4.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Câu hỏi (SGK - Trang 9)

Hướng dẫn giải

- Điểm giống nhau giữa 2 tư liệu:

+ Cùng phản ánh về một sự kiện: cuộc hành trình đi vòng quanh thế giới bằng đường biển.

+ Cùng đề cập đến những nhân vật lịch sử: Ma-gien-lăng, La-pu-la-pu.

- Điểm khác nhau:

+ Tư liệu b: Ma-gien-lăng chỉ huy đoàn thủy thủ thực hiện phát kiến địa lí; Sự kiện đó là cuộc phát kiến địa lí vĩ đại – lần đầu tiên con người đi vòng quanh thế giới bằng đường biển; Nội dung tấm bia trong Hình 6 đơn giản là cuộc đụng độ giữa đoàn thám hiểm với người dân địa phương dưới sự lãnh đạo của La-pu-la-pu.

+ Tư liệu a: Ma-gien-lăng chỉ huy quân đội xâm lược; Sự kiện đó là cuộc xâm lược đầu tiên của thực dân châu Âu đến Phi-lip-pin; Nội dung tấm bia trong Hình 5 là một cuộc kháng chiến chống xâm lược của người dân địa phương dưới sự lãnh đạo của thủ lĩnh La-pu-la-pu.

+ Lí do có sự khác nhau đó: mục đích phản ánh ; thái độ, thế giới quan,…của những người tìm hiểu, nghiên cứu về sự kiện lịch sử là khác nhau.

(Trả lời bởi Minh Lệ)
Thảo luận (1)

Câu hỏi (SGK - Trang 10)

Hướng dẫn giải

Sử học được hiểu theo nghĩa là nhận thức lịch sử. Đó là ngành là khoa học nghiên cứu về quá khứ của loài người, trên tất cả các lĩnh vực, của đời sống xã hội loài người.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Câu hỏi (SGK - Trang 10)

Hướng dẫn giải

- Sử học chức năng nghiên cứu như sau: 

+ Sử học giúp khôi phục sự kiện lịch sử diễn ra trong quá khứ

+ Ngoài ra Sử học còn rút ra bản chất của các quá trình lịch sử để phát hiện quy luật vận động và phát triển lịch sử

+ Chức năng giáo dục tư tưởng, đạo đức cũng là một chức năng quan trọng của Sử học

+ Đặc biệt Sử học giúp chúng ta rút ra bài học kinh nghiệm cho cuộc sống hiện tại

Ví dụ: 

Dựa vào sử học để khôi phục, dựng lại những di tích đã mất như cột đá chùa Dạm, Hoàng thành Thăng Long,v.v…

(Trả lời bởi Minh Lệ)
Thảo luận (1)

Câu hỏi (SGK - Trang 11)

Hướng dẫn giải

Câu chuyện Thôi Trữ giết vua được lưu truyền để tôn vinh đức tính trung thực, ngay thẳng, tôn trọng sự thật lịch sử.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Câu hỏi (SGK - Trang 11)

Hướng dẫn giải

Qua tư liệu 4.1, 4.2 em biết được điều trong khi nghiên cứu lịch sử:

+ Khi nghiên cứu lịch sử phải khách quan trung thực, tôn trọng lịch sử, chép đúng sự thực lịch sử.

+ Khi nghiên cứu lịch sử, nhà sử học không bị chi phối bởi góc nhìn cá nhân nên những ý “chủ quan” trong bài nghiên cứu là khó tránh khỏi. Mỗi nhà sử học đều có nhận thức khác nhau nên cùng một sự kiện có thể có nhiều cách nhìn nhận về một sự kiện khác nhau.

(Trả lời bởi Minh Lệ)
Thảo luận (1)

Câu hỏi (SGK - Trang 11)

Hướng dẫn giải

Một số nguyên tắc cơ bản của Sử học:

- Khách quan: tái hiện hiện thực lịch sử, đưa lại nhận thức đầy đủ nhất về quá khứ của con người dựa trên những thông tin đáng tin cây và là nguyên tắc quan trọng nhất của Sử học.

- Trung thưc: tôn trọng sự thật lịch sử, tái hiện nó một cách chân thực dựa trên nguồn sử liệu đáng tin cậy, không xuyên tác sự thật lịch sử.

- Nhân văn, tiến bộ:

+ Giúp con người hiểu rõ về quá khứ, rút ra những bài học hữu ích trong cuộc sống.

+ Không kích động hận thù, kì thị, xung đột, sử học phải góp phần bảo vệ hòa bình, xây dựng xã hội văn minh, tiến bộ. 

(Trả lời bởi Minh Lệ)
Thảo luận (1)

Câu hỏi (SGK - Trang 12)

Hướng dẫn giải

Các phương pháp cơ bản của Sử học là:

- Phương pháp lịch sử

- Phương pháp logic

- Phương pháp lịch đại và đồng đại

- Phương pháp liên ngành

(Trả lời bởi Minh Lệ)
Thảo luận (1)