Bài 1. Khái niệm phương trình và hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn

Hoạt động 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 6)

Hướng dẫn giải

Hệ thức biểu thị: \(x + y = 17.\)

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Hoạt động 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 6)

Hướng dẫn giải

Hệ thức liên hệ giữa x và y qua các câu thơ thứ ba, thứ tư và thứ năm là \(3x + 10y = 100.\)

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Luyện tập 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 6)

Hướng dẫn giải

Ta có \(2x - y = 5\) là một phương trình bậc nhất hai ẩn.

Cặp số \(\left( {3;1} \right)\) là một nghiệm của phương trình \(2x - y = 5\) vì \(2.3 - 1 = 5.\) (luôn đúng).

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Luyện tập 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 8)

Hướng dẫn giải

a)     \(2x - 3y = 5;\)

Ta có \(y = \frac{{2x + 5}}{3} = \frac{{2x}}{3} + \frac{5}{3}\) nên mỗi cặp số \(\left( {x;\frac{{2x}}{3} + \frac{5}{3}} \right)\) với \(x \in \mathbb{R}\) tùy ý là một nghiệm của phương trình \(2x - 3y = 5.\)

Biểu diễn hình học tất cả các nghiệm của phương trình \(2x - 3y = 5.\)

Cho \(x = 0 \Rightarrow y = \frac{{ - 5}}{3} \Rightarrow A\left( {0;\frac{{ - 5}}{3}} \right)\)

\(y = 0 \Rightarrow x = \frac{5}{2} \Rightarrow B\left( {\frac{5}{2};0} \right)\)

Đường thẳng \(2x - 3y = 5\) đi qua hai điểm A và B

Các nghiệm là tọa độ của một điểm thuộc đường thẳng \(2x - 3y = 5.\)

b)    \(0x + y = 3;\)

Ta có \(0x + y = 3\) rút gọn thành \(y = 3\) nên phương trình có nghiệm là \(\left( {x;3} \right)\) với \(x \in \mathbb{R}\) tùy ý.

Biểu diễn hình học tất cả các nghiệm của phương trình \(0x + y = 3\)

Cho \(x = 0 \Rightarrow y = 3 \Rightarrow A\left( {0;3} \right)\)

\(x = 1 \Rightarrow y = 3 \Rightarrow B\left( {1;3} \right)\)

Đường thẳng \(0x + y = 3\) đi qua hai điểm A và B

Các nghiệm là tọa độ của một điểm thuộc đường thẳng \(0x + y = 3.\)

c)     \(x + 0y =  - 2.\)

Ta có \(x + 0y =  - 2\) rút gọn thành \(x =  - 2\) nên phương trình có nghiệm là \(\left( { - 2;y} \right)\) với \(y \in \mathbb{R}\) tùy ý.

Biểu diễn hình học tất cả các nghiệm của phương trình \(x + 0y =  - 2\)

Cho \(y = 0 \Rightarrow x =  - 2 \Rightarrow A\left( { - 2;0} \right)\)

\(y = 1 \Rightarrow x =  - 2 \Rightarrow B\left( { - 2;1} \right)\)

Đường thẳng \(x + 0y =  - 2\) đi qua hai điểm A và B

Các nghiệm là tọa độ của một điểm thuộc đường thẳng \(x + 0y =  - 2.\)

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Luyện tập 3 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 9)

Hướng dẫn giải

Thay \(\left( {0; - 2} \right)\) vào hệ đã cho ta có:

\(\left\{ \begin{array}{l}0 - 2.\left( { - 2} \right) = 4\\4.0 + 3\left( { - 2} \right) = 5\end{array} \right.\) (vô lí)

Nên \(\left( {0; - 2} \right)\) không là nghiệm của hệ phương trình đã cho.

Thay \(\left( {2; - 1} \right)\) vào hệ đã cho ta có:

\(\left\{ \begin{array}{l}2 - 2.\left( { - 1} \right) = 4\\4.2 + 3\left( { - 1} \right) = 5\end{array} \right.\) (luôn đúng)

Nên \(\left( {2; - 1} \right)\) là nghiệm của hệ phương trình đã cho.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Vận dụng (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 9)

Hướng dẫn giải

Thay \(\left( {10;7} \right)\) vào hệ đã cho ta có:

\(\left\{ \begin{array}{l}10 + 7 = 17\\10.10 + 3.7 = 100\end{array} \right.\) (vô lí)

Nên \(\left( {10;7} \right)\) không là nghiệm của hệ phương trình đã cho.

Thay \(\left( {7;10} \right)\) vào hệ đã cho ta có:

\(\left\{ \begin{array}{l}7 + 10 = 17\\10.7 + 3.10 = 100\end{array} \right.\) (luôn đúng)

Nên \(\left( {7;10} \right)\) là nghiệm của hệ phương trình đã cho.

Vậy số quả quýt là 7 quả, số quả cam là 10 quả.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 1.1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 10)

Hướng dẫn giải

a)     Là phương trình bậc nhất vì phương trình có dạng \(ax + by = c\) và \(a = 5;b =  - 8\) thỏa mãn điều kiện \(a \ne 0\) hoặc \(b \ne 0.\)

b)    Là phương trình bậc nhất vì phương trình có dạng \(ax + by = c\) và \(a = 4;b = 0\) thỏa mãn điều kiện \(a \ne 0\) hoặc \(b \ne 0.\)

c)     Không là phương trình bậc nhất vì phương trình có hệ số \(a = 0;b = 0\) không thỏa mãn điều kiện \(a \ne 0\) hoặc \(b \ne 0.\)

d)    Là phương trình bậc nhất vì phương trình có dạng \(ax + by = c\) và \(a = 0;b =  - 3\) thỏa mãn điều kiện \(a \ne 0\) hoặc \(b \ne 0.\)

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 1.2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 10)

Hướng dẫn giải

a)      

Các cặp nghiệm của phương trình \(y = 2x - 1\) là: \(\left( { - 1; - 3} \right);\left( { - 0,5; - 2} \right);\left( {0; - 1} \right);\left( {0,5;0} \right);\left( {1;1} \right);\left( {2;3} \right).\)

b)    Ta có: \(2x - y = 1 \Rightarrow y = 2x - 1\) nên cặp số \(\left( {x;2x - 1} \right)\) với \(x \in \mathbb{R}\) tùy ý là nghiệm tổng quát của phương trình \(2x - y = 1.\)

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 1.3 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 10)

Hướng dẫn giải

a)     \(2x - y = 3\)

Ta có \(y = 2x - 3\) nên mỗi cặp số \(\left( {x;2x - 3} \right)\) với \(x \in \mathbb{R}\) tùy ý là một nghiệm của phương trình \(2x - y = 3.\)

Biểu diễn hình học tất cả các nghiệm của phương trình \(2x - y = 3\)

Cho \(x = 0 \Rightarrow y =  - 3 \Rightarrow A\left( {0; - 3} \right)\)

\(y = 0 \Rightarrow x = \frac{3}{2} \Rightarrow B\left( {\frac{3}{2};0} \right)\)

Đường thẳng \(2x - y = 3\) đi qua hai điểm A và B

b)    \(0x + 2y =  - 4\)

Ta có \(0x + 2y =  - 4 \Rightarrow y =  - 2\) nên mỗi cặp số \(\left( {x; - 2} \right)\) với \(x \in \mathbb{R}\) tùy ý là một nghiệm của phương trình \(0x + 2y =  - 4\)

Biểu diễn hình học tất cả các nghiệm của phương trình \(0x + 2y =  - 4\)

Cho \(x = 0 \Rightarrow y =  - 2 \Rightarrow A\left( {0; - 2} \right)\)

\(x = 1 \Rightarrow y =  - 2 \Rightarrow B\left( {1; - 2} \right)\)

Đường thẳng \(0x + 2y =  - 4\) đi qua hai điểm A và B

c)     \(3x + 0y = 5\)

Ta có \(3x + 0y = 5 \Rightarrow x = \frac{5}{3}\) nên mỗi cặp số \(\left( {\frac{5}{3};y} \right)\) với \(y \in \mathbb{R}\) tùy ý là một nghiệm của phương trình \(3x + 0y = 5\)

Biểu diễn hình học tất cả các nghiệm của phương trình \(3x + 0y = 5\)

Cho \(y = 1 \Rightarrow x = \frac{5}{3} \Rightarrow A\left( {\frac{5}{3};1} \right)\)

\(y = 0 \Rightarrow x = \frac{5}{3} \Rightarrow B\left( {\frac{5}{3};0} \right)\)

Đường thẳng \(3x + 0y = 5\) đi qua hai điểm A và B

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 1.4 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 10)

Hướng dẫn giải

a)     Hệ phương trình đã cho là hệ phương trình bậc nhất hai ẩn vì \(2x =  - 6\) và \(5x + 4y = 1\) là hai phương trình bậc nhất 2 ẩn thỏa mãn điều kiện \(a \ne 0\) hoặc \(b \ne 0.\)

b)    Thay \(\left( { - 3;4} \right)\) vào hệ phương trình ta có \(\left\{ \begin{array}{l}2.\left( { - 3} \right) =  - 6\\5.\left( { - 3} \right) + 4.4 = 1\end{array} \right.\) (luôn đúng)

Vậy \(\left( { - 3;4} \right)\) là nghiệm của hệ phương trình.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)